Trong khi chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn bão lớn, ông Tập Cận Bình sẽ đối phó như thế nào với cục diện lịch sử, mở ra thời đại chính trị mới hay chuẩn bị cho sự diệt vong của chính thể đã tắm quá nhiều máu người dân? 

Tiếp theo: Phần 1

Biểu hiện chủ yếu của ‘đại tai nạn’

Liên quan đến “đại tai nạn” này, nhiều lời tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài đều miêu tả về nó. Những mô tả chi tiết nhất là trong Ngũ Công Kinh của Phật giáo, Thái thượng động uyên thần chú kinh của Đạo giáo và Thánh Kinh Khải Huyền của Cơ Đốc giáo. Ba lời dự ngôn thiêng liêng này đều miêu tả rất giống nhau: Trong “đại tai nạn” kéo dài trong nhiều năm, thế giới sẽ xuất hiện nhiều thảm họa quy mô lớn, mức độ hủy hoại cuộc sống của nhân loại vô cùng khủng khiếp, cuối cùng “không còn ai”.

Điều đáng chú ý là trong những lời dự ngôn này, đồng thời với việc mô tả sự thảm khốc của những đại nạn, đều có lời “phục bút”, hướng dẫn người ta cách thoát khỏi những tai họa này. Cũng có nghĩa là trong đại nạn mang tính hủy diệt này, sự lựa chọn của con người thế gian có thể thay đổi quỹ đạo của lịch sử.

Liên quan tới biểu hiện chủ yếu của các đại tai nạn, ngoài các thảm họa khủng khiếp từ thiên nhiên, có ba loại hiện tượng được mô tả phổ biến: Chiến tranh, hỏa hoạn và ôn dịch. Trước tiên ta hãy tìm hiểu những thảm họa được miêu tả trong các dự ngôn tiếp theo, cũng như cách thức thoát khỏi thảm họa và các biến số lịch sử có thể xảy ra.

Chiến tranh thế giới

Mọi người đều có thể cảm nhận được tình hình phức tạp hiện nay trên cục diện toàn thế giới. Trên thực tế, trong an bài ban đầu của lịch sử, khi chính quyền Trung Quốc sụp đổ, thế giới sẽ càng trở nên bi thảm hỗn loạn bởi những cuộc chiến phạm vi lớn trên toàn cầu.

Liên quan tới thời gian của “đại tai nạn”, tượng thứ 53 trong Thôi Bối Đồ có miêu tả một cách sinh động: “Hải cương vạn lý tận vân yên, Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền” tạm dịch: “Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói, Trên tận mây xanh dưới suối nguồn”. Có lý giải cho rằng đây là ám chỉ tới chiến trường Thái Bình Dương dày đặc khói thuốc súng, hải-lục-không quân liên hợp tác chiến. Nói cách khác đây được ví như chiến tranh thế giới lần thứ ba.

Lời Sấm tụng trong tượng thứ 53 của Thôi Bối Đồ cũng miêu tả lại cảnh này, Sấm viết: “Phi giả phi điểu, Tiềm giả phi ngư, Chiến bất tại binh, Tạo hóa du hí”, tạm dịch: “Người bay chim bay, Người ẩn cá bơi, Chiến chẳng tại binh, Tạo hóa nô đùa”. Giải nghĩa: “Người bay chim bay”, “người ẩn cá bơi” là chỉ phi cơ và tàu ngầm, “chiến chẳng tại binh, tạo hóa nô đùa” là ý chỉ chỉ chiến tranh hiện đại, khác với chiến tranh trong quá khứ.

Trong Ngũ Công Kinh cũng có miêu tả tương tự về cuộc chiến như sau: “Bất dụng quân binh, tự hữu thiên binh xuất hiện, đao kiếm tự phi tự trảm, thiên lý thủ đầu, huyết lưu đông hải”, tạm dịch: “Không cần dùng tới quân binh, tự có thiên binh xuất hiện, đao kiếm tự bay tự chém, trảm đầu từ ngàn dặm, máu chảy ra biển đông”. Giải nghĩa: “Quân binh’ ở đây là chỉ quân đội, còn “thiên binh” chính là chỉ không quân, “tự bay tự chém, trảm đầu từ ngàn dặm” chính là chỉ tên lửa đạn đạo.

Vụ nổ của tàu chiến Shaw ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2 (ảnh: Everett Historical/ Shutterstock).

Về thời gian này xảy ra chiến tranh thế giới, các phiên bản khác nhau của Ngũ Công Kinh có mô tả như sau: “Tuất hợi chi niên đao binh khởi, ác nhân tương sát oan báo oan”, tạm dịch: “Việc binh đao chiến tranh bắt đầu từ năm Tuất, Hợi, những kẻ độc ác vì oán hận mà chém giết lẫn nhau”. Lại có phiên bản ghi: “Đãi trư thử nhị niên, thương đao binh qua hống khiếu”, tạm dịch: “Tới năm Tuất, Hợi, Tý sẽ có chiến tranh xảy ra”. 

Trong Thái thượng động uyên thần chú kinh lại có dự ngôn tương đối cụ thể hơn về thời gian xảy ra chiến loạn: “Vào năm Mậu Tuất (2018), đàn ông sẽ bị bắt đi lính, cũng lại có người khóc trở về, vợ con tiễn biệt phân ly chồng, mỗi người đều bị truy đuổi…”

Kết hợp Ngũ Công Kinh, Thái thượng động uyên thần chú kinh và các dự ngôn có liên quan khác có thể nhận thấy rằng, trong an bài sắp xếp ban đầu của lịch sử, thời gian xảy ra chiến tranh rất có thể bắt đầu xảy ra vào khoảng thời gian ba năm 2018 (Tuất), 2019 (Hợi), 2020 (Tý). Tuy nhiên trận chiến này dường như ban đầu chỉ là sự xung đột mâu thuẫn quân sự cục bộ.

Một phiên bản khác trong Ngũ Công Kinh cũng có đề cập tới hai năm là 2032 (Nhâm Tý) và 2033 (Quý Sửu), vào tháng 8, 9 ôn bệnh hoành hành, lại gặp binh lửa chiến tranh, “10 người thì chết 9”. Điều này cũng có nghĩa, sau một vòng 12 năm, vào năm 2030 (Tuất), 2031(Hợi), 2032 (Tý), cuộc chiến này dường như sẽ đạt tới cao điểm.

Theo lời dự ngôn này, Trung Quốc sẽ là một trong những quốc gia bị cuốn vào và tham gia chính trong cuộc chiến này.

Thiên họa: Nổ hạt nhân

Trong các lời dự ngôn, một trong những hiện tượng chủ yếu trong thời gian xảy ra “Đại tai nạn” đó chính là “Thiên họa”.

Trong Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn có miêu tả một thảm họa cực đại đó là “thiên hỏa”: “Hỏa đức tinh quân lai hạ giới, kim điện lâu đài tận bính đinh”, giải nghĩa: Hỏa đức tinh quân ở đây chính là chỉ Thần lửa, “Hỏa đức tinh quân lai hạ giới” chính là ẩn dụ đề cập tới cảnh tượng lửa trời từ trên rơi xuống hạ giới. “Bính đinh” trong ngũ hành thuộc hỏa, “tận bính đinh” chính là ẩn dụ so sánh mọi thứ trên thế gian sẽ bị nuốt trong biển lửa.

Trong Ngũ Công Kinh cũng có miêu tả về hiện tượng này: “Thiên sứ ma vương bả hỏa thiêu, nhất thiết vạn dân tao tân khổ”, tạm dịch: “Thiên sứ ma vương sẽ mang lửa thiêu đốt, tất cả vạn dân sẽ chịu đau khổ” và “Thiên sai sứ giả lai phóng hỏa, thiêu hủy châu huyện cập hương thô”, tạm dịch: “Thiên tai sứ giả tới phóng hỏa, thiêu hủy châu huyện và làng mạc”. Trong Thái thượng động uyên thần chú kinh cũng có những miêu tả tương tự như: “Quốc thổ, thành ấp, thôn hương, tần tao thiên hỏa thiêu thất giả”, tạm dịch: “Quốc gia, thành thị, thôn làng liên tiếp bị thiên hỏa thiêu rụi”. Trong Thánh Kinh Khải Huyền cũng có miêu tả Thiên chúa tới trừng phạt tín đồ của quỷ Sa tăng như sau: “Sẽ có lửa từ trên trời xuống, thiêu cháy nuốt chửng chúng”. Đây đều là những biểu hiện của “thiên hỏa” trong Đại tai nạn.

Vậy “thiên hỏa” là gì?

Kim lăng tháp bi văn của Lưu Bá Ôn có một đoạn mô tả về biểu hiện của Đại tai nạn như sau: “Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương”, giải nghĩa: “khinh khí” dường như đề cập tới sự xung kích sóng, “nhất tuyến” chính là chỉ sự bức xạ. Sóng xung kích sẽ làm đất rung núi chuyển, các tia bức xạ là không gì có thể ngăn cản. Phân tích theo nghĩa bề mặt nhất, chính là miêu tả hậu quả của một vụ nổ hạt nhân.

‘Thiên hỏa’ được đề cập ở đây chính là nói về vụ nổ hạt nhân – nghĩa là, Chiến tranh thế giới lần thứ III cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Trong dự ngôn thời cổ đại Cách Am Di Lục có miêu tả về bối cảnh tạo ra thiên hỏa trong Đại tai nạn như sau: “Thiên hỏa phi lạc thiêu nhân gian, thập lí nhất nhân nan mịch, thập thất chi nội vô nhất nhân, nhất cảnh chi nội diệc vô nhất nhân”, tạm dịch: “Lửa trời tới thiêu đốt nhân gian, trong vòng 10 dặm không nhìn thấy 1 người, 10 nhà sát nhau không bóng người, cảnh tượng hoang vắng”. Theo mô tả trong Cách Am Di Lục, sự kiện thiên hỏa này dường như có thể xảy ra trước và sau năm 2028.

Kết cục của Chiến tranh thế giới

Theo các dự ngôn có liên quan, một trong những lý do để cuộc chiến tranh thế giới này kết thúc vì Thần Phật an bài một vị kỳ nhân sinh ở Giang Tô hoặc Chiết Giang, sử dụng một phương pháp khoa học cổ đại của Trung Quốc phát minh ra một loại vũ khí có thể lấy thủy khắc hỏa, kiểm soát tất cả các loại vũ khí, bao gồm các loại vũ khí hiện đại như vũ khí hạt nhân đều vô dụng. Uy lực của nó vô cùng mạnh mẽ, nhưng không làm tổn thương tới tính mạng con người.

Tượng 41 Thôi Bồi Đồ có miêu tả về sự kiện này như sau, Tụng viết:

“Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê
Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ
Bất tín kỳ tài sản Ngô Việt
Trùng dương tòng thử tức binh sư”.

“Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê, Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ” (Khảm Ly tương khắc thấy mối trời): “Khảm Ly” là Thủy Hỏa, ý là “Thủy khắc Hỏa”. (Khảm Ly tương khắc thấy mối trời, Trời phái người này dẹp sát cơ). “Tương khắc kiến thiên nghê” ý chỉ thiên đạo của tự nhiên. Ý nói ông Trời phái người này dập tắt nguy cơ chiến hỏa.

Ảnh minh họa về một vụ nổ hạt nhân nguyên tử (ảnh: Shutterstock).

Đại ôn dịch

Từ tất cả các dự ngôn có liên quan, trong tất cả các hiện tượng của Đại tai nạn, sự hủy hoại nhân loại với mức độ thảm khốc nguy hiểm nhất chính là Đại dịch bệnh.

Trong Thái thượng động uyên thần chú kinh có miêu tả: “Giáp dần tuần niên (2034 – 2043), hữu lục thập chủng bệnh, tử thập phân di nhất dã”, tạm dịch: “Vào khoảng thời gian từ năm Giáp Dần (2034 – 2043) có 60 loại dịch bệnh xuất hiện, tỷ lệ tử vong cao, có thể hại người, 10 phần chết 9”. Trong Cách Am Di Lục có miêu tả: “Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời, Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật, Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất…”, tạm dịch: “Ba năm gặp hung hai năm bệnh tật, tới lúc vạn nước lưu hành dịch bệnh, là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp, chết đen máu khô căn bệnh vô danh, sớm sống chiều chết mười hộ còn một…”.

Về thời gian xảy ra đại dịch bệnh, trong Ngũ Công Kinh có miêu tả: “Thế thượng dần mão thần tị niên, thiên soa ma vương tại tiền, lập bất đãi tử thì tương nhất duyên, tảo thì đắc bệnh mộ thì vong”. Tạm dịch: “Vào những năm Dần, Mão, Thìn, Tỵ, thiên sai ma vương xuất hiện, lập tức không cần chờ đợi, sớm mắc bệnh chiều tử vong”. Ý để chỉ thời điểm cao trào của đại dịch bệnh sẽ xuất hiện vào trước sau các năm Dần, Mão, Thìn, Tỵ. Vào Hạ nguyên giáp tử xảy ra Đại Tai Nạn tức vào giữa năm 1984 – 2043, từ nay tới sau này còn có các năm sẽ xuất hiện đại dịch bệnh bao gồm 2022 Nhâm Dần, 2025 Ất Tỵ, 2034 Giáp Dần, 2037 Đinh Tỵ.

Thái thượng động uyên thần chú kinh cũng miêu tả: “Giáp thân (2024), giáp dần (2034) niên, hữu tam thập lục vạn dịch quỷ, lai sát ác nhân, ác nhân đa cố”, tạm dịch: “Vào các năm giáp Thìn, giáp Dần, thế giới đột nhiên xuất hiện 360.000 loại bệnh quỷ quái, đến diệt kẻ hung ác, kẻ ác nhân nhiều vô số kể”.

Tóm lại, theo miêu tả trong 2 dự ngôn trên và các dự ngôn có liên quan, một điều có thể suy luận đó là, đại dịch bệnh sẽ kéo dài liên tục trong hơn mười năm vào thời kỳ “đại tai nạn”, khoảng giữa năm 2022 và 2037. Trong đại dịch bệnh sẽ có hai thời kỳ cao điểm: Lần thứ nhất vào trước và sau năm 2024 giáp Thìn, lần thứ hai khoảng vào năm 2034. Theo Ngũ Công Kinh vào lần thứ 2, mười người sẽ chết chín, vô cùng nguy hiểm.

Kiên Định
Theo Epochtimes

Video: Nội tình cuộc khủng bố gần hai thập kỷ đang diễn ra tại Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||3518bdb9c__