Thư pháp là một môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Trung Hoa. Bắt đầu từ việc vẽ những bức tranh để ghi lại sự việc, trải qua hàng nghìn năm cải đổi phát triển đã trở thành Hán tự như ngày nay. Tổ tiên xa xưa đã phát minh ra bút lông để viết chữ, dần dần biến đổi thành thư pháp. Từ cổ đại đến nay, thư pháp chưa bao giờ tách rời khỏi chiếc bút lông. Trải qua lịch sử dài dằng dặc như thế, có biết bao nhiêu tay bút tài hoa đã từng xuất hiện. Nhưng ai mới là những tên tuổi nổi tiếng nhất trong nghệ thuật thư pháp Trung Hoa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu

Có tám bậc thầy thư pháp Trung Hoa được công nhận, bao gồm: Vương Hi Chi, Nhan Chân Khanh, Hoài Tố, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Triệu Mạnh Phủ, Vương Đạc, Ngô Xương Thạc. Bây giờ chúng ta sẽ đi qua từng bậc thầy thư pháp cổ đại này nhé.

Vương Hi Chi

Vương Hi Chi. (Ảnh: IFuun)

Vương Hi Chi (303-361), khởi nghiệp năm 321, tự là Dật Thiếu, dân tộc Hán, là nhà thư pháp gia nổi tiếng thời kì Đông Tấn, được xưng là Thánh thư. Ông là người Lang Gia Lâm Nghi (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc), sau đó dời đến Kê Sơn (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), về già ẩn cư tại huyện Diệm núi Kim Đình. Từng đảm nhiệm chức vụ Mật thư lang, Ninh Viễn tướng quân, thích sử Giang Châu, sau đó làm quan kiểm kê nội sử, Lãnh Hữu tướng quân. Vương Hi Chi đã lược bớt những nhược điểm của chữ Lệ, “thêm bớt xương thịt”, nhấn mạnh vào nhuận sắc và uyển thái nghiên hoa. Cách viết của ông đã tạo ra một thể độc lập, có ảnh hưởng rất sâu sắc lúc đó.

Đông Tấn Mục Đế năm thức chín (353 trước công nguyên), ngày 3 tháng 3 âm lịch, Vương Hi Chi,Tạ An và Tôn Hạ cùng 41 người tham gia lễ Kỳ Yên tại Lan Đình, Thiệu Hưng (đây là một hoạt động trừ bệnh tật tà ách), ông đã cao hứng làm một tập thơ. Đó là tập thơ rất nổi tiếng “Lan Đình Tự“. Bài tự này gồm 28 hàng, 324 chữ, ghi lại quang cảnh người dân lúc bấy giờ, ông cũng cho biết lúc đó lợi dụng được cảnh vật mà phát huy được hiệu quả viết như vậy, nếu như cho ông viết lại lần nữa cũng không thể đạt được hiệu quả như thế nữa. Trong bài bao gồm hơn hai mươi chữ “之”, cách viết không đồng nhất. Thời Tống gọi nó là “thiên hạ đệ nhất thư “.

“Lan Đình Tự” – Vương Hy Chi. (Ảnh: WordPress.com)

Vương Hi Chi thường xuyên dùng chữ Thảo, chữ Khải, chữ Triện. Ông có những nghiên cứu về thể thế tinh xảo của các loại chữ., Khi viết ông dùng phong thái đĩnh đạc, tâm chậm tay tới, quảng đại chúng trường, lược đi phong cách Hán Ngụy, cách viết thư pháp bình tĩnh tự nhiên, cử chỉ uyển chuyển, người thường hay dùng Tào Thực trong “Lạc Thần Phú“ để tán thưởng vẻ đẹp thư pháp của Vương Hi Chi: “Phiêu nhã kinh hồng, uyển nhã du lang, vinh diệu thu cúc, hoa mạn xuân tùng. Phỏng phật hề nhã khinh vân chi tế nguyệt, phiêu diêu hề nhã lưu phong chi hồi tuyết“, nghĩa là: “Nhẹ nhàng như chim hồng bay, uyển chuyển như rồng lượn, rực rỡ như cúc mùa thu, tươi rạng như tùng mùa xuân  Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp, phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên”.

Người ta nói rằng khi Vương Hi Chi là một đứa trẻ, ông đã thực hành thư pháp rất chăm chỉ. Sau một thời gian, nước tại cái ao mà ông thường hay rửa bút lông đã biến thành màu đen. Hậu thế bình luận rằng: “Phiêu nhã du vân, kiều nhã kinh long, long khiêu thiên môn, hộ ngọa hoàng các, thiên chí tự nhiên, phong thần cái đại“. Ý nghĩa rằng: “Phiêu đãng ngao du, tự do tự tại, kiều diễm nhã nhặn như chim cao hạc đứng;  bút pháp bay lượn như rồng bay cửa trời, hùng hồn như hổ canh hoàng điện; trí tuệ tự nhiên, thần thái phi thường”. Phong cách viết của Vương Hi Chi biểu hiện rõ nhất qua bút pháp tinh tế, kết cấu biến hóa. 

Phong cách của Vương Hi Chi đã ảnh hưởng đến hết thế hệ này sang thế hệ khác, từ các danh nhân triều đại nhà Đường như Ngu Giới Nam, Chư Toại Lang, Tiết Tắc và Nhan Chân Khanh tới Dương Ngưng Thức của ngũ đại, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất nhà Tống, Triệu Mạnh Phủ nhà Nguyên, Đổng Kỳ Xương nhà Minh. Tất cả những nhà thư pháp gia nói trên đối với Vương Hi Chi đều hết lòng khâm phục, vì thế mà ông mới có danh xưng là “Thánh thư“.

Nhan Chân Khanh

Nam Chân Khanh, (Ảnh: Wikipedia.org)

Nhan Chân Khanh (709-784), tự là Thanh Thần, nhũ danh là Tiễn Môn Tử, biệt hiệu Ưng Phương, là người Kinh Triệu Vạn Niên (nay là Tây An, Thiểm Tây), tổ tiên ở Lang Gia, Lâm Nghi (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông). Là cháu của học giả Nhan Sư Cổ và cháu 5 đời của Nhan Chi Thôi. Ông là nhà thư pháp gia nổi tiếng của triều đại nhà Đường.

Thư pháp của Nhan Chân Khanh khi mới bắt đầu là học từ Chử Toại Lương, sau đó học thêm được bút pháp của Trương Húc và cùng với Hoài Tố nghiên cứu thảo luận về thư pháp. Nhan Chân Khanh nghiên cứu rất sâu về lối viết của Vương Hi Chi và Chử Toại Lương, học hỏi và rút ra những điểm mạnh, loại bỏ đi lối viết và phong cách thời đầu nhà Đường và sáng tạo nên phong cách của thời đại mới. Cấu tạo thư pháp của Nhan Chân Khanh được cho là “Nhan thể“, cùng với Liễu Công Quyền hợp lại thành “ Nhan Liễu“, do đó tạo nên “Nhan Cân Liễu Cốt“ nổi danh.

Tự thư “Cáo Thân Thiếp” – Nhan Chân Khanh. (Ảnh: Soundofhope.org)

Chữ viết của Nhan Chân Khanh hùng dũng nhưng thanh tú, kết hợp một sự đoan trang. Kết tự do những nét mảnh dài như chữ đầu thời Đường biến điệu thành hình khối, phương trung kiến viên, có hướng vào tâm lực, dùng bút chất phác nhưng mạnh mẽ, thích dùng bút pháp ở vị trí giữa, thêm vào đó sự vận động gân cốt uyển chuyển. Thường thường ông vẽ rất sơ lược, vẽ thẳng rồi chấm, bỏ đi nét mác. Đây mới là phong cách của ông, khí chất khí thế, dùng lực gân cốt, có chứa đựng khí tượng nhà Đường.

Hoài Tố

Hoài Tố. (Ảnh: Baike.com)

Hoài Tố (737-799), tự là Tàng Chân, họ tục là Tiền, người Vĩnh Châu Linh Lăng (nay là Linh Lăng, Hồ Nam), một nhà thư pháp thời Đường, danh thế là “Cuồng Thảo“, tự xưng là “Thảo thánh“. Xuất gia từ khi còn nhỏ, rất yêu thích thư pháp. Ông và Trương Húc có tên tuổi ngang nhau, hợp xưng là “Điên Trương Cuồng Tố“.

“Tự Tự Thiếp” – Hoài Tố. (Ảnh: IFuun)

Hoài Tố thảo thư, bút pháp thô nhưng khỏe khoắn, phi động tự nhiên, như phong vũ lốc xoáy, tùy thủ vạn biến. Mặc dù thư pháp của ông là tùy ý tùy cơ, thiên biến vạn hóa, nhưng vẫn mang đầy đủ thủ pháp mức độ. Hoài Tố và Trương Húc đã hình thành nên hai đỉnh chóp của thư pháp nhà Đường, đó cũng là hai đỉnh của thảo thư Trung Quốc. “Tự Tự Thiếp“ là một tác phẩm tiêu biểu của Hoài Tố về thảo thư. Được viết trên giấy, dọc 28,3 cm, ngang 755 cm, 126 dòng, tổng cộng 698 chữ, đằng trước có ghi bốn chữ “Tàng chân tự tự“ kiểu chữ Triện của Lý Đông Dương. Bản gốc hiện năm đang nằm ở bảo tàng hoàng cung Đài Loan. Có người nói rằng trong 6 dòng đầu tiên của tác phẩm đã được người cất giữ tác phẩm là Tô Thuấn Khâm (nhà Tống) viết bổ sung thêm. Vì thế khi nhìn từ dòng thứ 7 trở đi ta thấy rõ một thế giới khác biệt, điều này càng rõ hơn khi xem toàn bộ tác phẩm. Ngoài ra có các tác phẩm thư pháp được viết tay bao gồm “Khổ Duẩn Thiếp“, “Thánh Mẫu Thiếp“, “Luân Thư Thiếp“, “Tiểu thảo nghìn văn“.

Hoàng Đình Kiên

Hoang Đình Kiên. (Ảnh: Enternews.vn)

Hoàng Đình Kiên (1045-1105), tự là Lỗ Trực, biệt hiệu Sơn Cốc Đạo Nhân, Phù Ông, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư họa gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi ông là Tô Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ và làm một số chức quan. Ông còn là người cầm đầu của “Nhất tổ tam tống“- thi phái Giang Tây.

“Tùng Phong Các” – Hoàng Đình Kiên. (Ảnh: Pinterest)

Hoàng Đình Kiên có sở trường về hành thư, thảo thư, khải thư. Ông đặc biệt sùng bái “Lan Đình Tự“ của Vương Hi Chi, ông còn làm một bài thơ để ca ngợi và nói về thể hội sâu sắc của mình về “Lan Đình Tự“: “Thế nhân tận học lan đình diện, dục hoán phàm cốt vô kim đan, ai biết Lạc Dương dương phong tử, hạ bút biến thành ô tơ lan“, ý nói: “Người thế gian hay cố gắng học tập Vương Hy Chi, vàng ngay trước mắt cớ gì phải đi đâu tìm kiếm; Ai có biết ở Lạc Dương có vị phong tự, chỉ cần hạ bút là tỏa ra hương lan”.

“Tùng Phong Các“ là tác phẩm ông sáng tạo trong những năm cuối đời, cả một đời ông đã viết hàng nghìn tác phẩm khải thư thư pháp tinh xảo, trong đó tác phẩm có tiếng tăm nhất lại chính là “Tùng Phong Các“. Ngoài ra còn có tác phẩm “Tế Điệt“, cũng là một tác phẩm tinh xảo điệu nghệ.

Mễ Phất

Mễ Phất. (Ảnh: Baike.baidu.com)

Mễ Phất (1051-1107), tự là Nguyên Chương, hiệu Tương Dương mạn sĩ, Hải nhạc ngoại sử, là người Tương Dương, Hồ Bắc. Người đời gọi ông là Mễ Tương Dương. Ông cùng với Thái Tương, Tô Thức và Hoàng Đình Kiên hợp thành “Tống tứ gia“. Với tính cách kì quái, cử chỉ điên khùng, tự xưng là “huynh“ người ta mới gọi ông là “Mễ Điên“.

Mễ Phất là một họa thư gia về tranh trúc thạch cây khô, tranh sơn thủy. Đối với thư pháp ông cũng có một trình độ nghệ thuật nhất định, sở trường về chữ Triện, Khải, Thảo, Lệ.

Thư pháp của Mễ Phất dùng công lực rất mạnh, chữ Khải của ông vì thế cũng trở thành nổi tiếng. Từ thời Nam Tống rất nhiều tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau. Trong “Bắc Tống tứ đại thư gia“, không thể không nói đến ông đầu tiên. Khang Hữu Vi có nói: “ Đường ngôn kết cấu, Tống thịnh ý vị“, nghĩa rằng “Kết cấu ngôn ngữ thuộc thời Đường, nhưng ý vị mạnh mẽ là thời Tống”. Như vậy có thể thấy rằng những thư pháp gia nhà Tống rất thích đưa cá tính và sở thích vào trong thư pháp, đặc biệt là Mễ Phất.

“Thục Tố Thiếp” – Mễ Phất. (Ảnh: Soundofhope.org)

Mễ Phất có tập thư tên là “Tập chữ cổ“, mặc dù có người cười nhạo ông, cũng có người tán dương ông, chẳng hạn Vương Văn Trị  đã bình phẩm về Mễ Phất qua hai câu thơ, từ đó nói rõ được về khả năng thư pháp của ông: Thiên tư viên lịch vị tu khoa, tập cổ chung năng tự lập gia”, ý nói “Tư chất thông minh lại ham học hỏi, tự mình tạo nên một cái tên riêng trong giới thư đồ”.Theo Mễ Phất thuật lại và từ Tô Đông Pha nghiên cứu, ta có thể thấy thư pháp của Mễ Phất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi 5 vị Đường nhân: Nhan Chân Khanh, Âu Dương Tuần, Chử Toại Lương, Trầm Truyền Sư, Đòn Quý Triển. Những tác phẩm chính của ông gồm có: “Đa cảnh lầu thi“, “Hồng huyện thi“, “Nghiên sơn minh“, “Bái trung nhạc minh thiếp“.

Triệu Mạnh Phủ

Triệu Mạnh Phủ. (Ảnh: ifun01.com)

Triệu Mạnh Phủ (1254 – 1322), tự là Tử Ngang, người Hán, bút hiệu Tùng Tuyết, Âu Ba và Thủy tinh cung đạo nhân, là người Ngô Hưng, Chiết Giang (Hồ Châu, Chiết Giang ngày nay). Ông là nhà thư pháp, họa sĩ và nhà thơ nổi tiếng từ cuối triều đại Nam Tống đến đầu thời Nguyên triều. Là cháu nội thứ 11 của Tần Vương Triệu Đức Vương con Tống Thái Tổ.

Triệu Mạnh Phủ có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử nghệ thuật thư pháp Trung Quốc. Sự đóng góp của ông trong thư pháp không chỉ là những tác phẩm thư pháp mà còn là những triết lí, luận lí về thư pháp. Hiểu biết của ông chi tiết, từ thanh nhất đến đậm nhất về thư pháp.

“Tâm Kinh” – Triệu Mạnh Phủ. (Ảnh: Soundofhope.org)

Ông cho rằng: ”Thư pháp có hai điểm chính, một là bút pháp, hai là hình dạng chữ, bút pháp phải tinh tế, tuy bên ngoài mềm mại nhưng ẩn bên trong vẫn sắc sảo, tướng chữ tuyệt diệu, tuy thạo mà mới, học chữ phải hiểu tận gốc, mới bắt đầu có thể dùng ngữ thư”. Còn nữa: “Học thư pháp là luôn nghiền ngẫm thư pháp của cổ nhân, ý niệm vận vào dùng bút, không ngừng vươn lên”. Trên bản thư pháp mẫu của cổ nhân trước đây, ông đã chỉ ra được những ý nghĩa thực sự: “ người xưa nổi tiếng với những chữ điêu khắc của họ, chuyên tâm học tập, sẽ nổi danh khắp giới.”

Triệu Mạnh Phủ học vấn thông thái, có nhiều tài năng, có thể viết thơ, hiểu biết chính trị, viết thư pháp, tinh thông hội họa, điêu khắc đá và kim loại, còn là bình luận gia. Đặc biệt với thư pháp và hội họa ông có thành tựu cao nhất. Trên lĩnh vực hội họa, Triệu Mạnh Phủ đã khai tạo ra một phong cách vẽ mới cho thời đại nhà Nguyên. Ông cũng viết chữ Triện, Lệ, Thảo, Hành, nhất là chữ Khải, chữ Khải của ông nổi danh thế giới. Phong cách viết của ông rất quyến rũ , duyên dáng, kết thể nghiêm chặt, bút pháp viên thục. Triệu Mạnh Phủ cùng 3 người là Âu Dương Tuần, Nhan Chân Khanh, và Liễu Công Quyền hợp thành ”Tứ đại gia Khải thư”.

Vương Đạc

Vương Đạc. (Ảnh:Big5sj33.cn)

Vương Đạc (1592 – 1652), tự là Giác Tư, hiệu là Thập Tiều, Tung Tiều, Si Am, người đời gọi là Si Tiên Đạo Nhân, là người Mạnh Tân, Hà Nam. Vào năm thứ 17 của triều đại nhà Thanh, ông được trao chức lễ bộ thượng thư, quan học sĩ viện Hoằng Văn, thiếu bảo thái tử gia.

Vương học hỏi được cách viết chữ Hành, Thảo thư từ Mễ Phất, Nhan Chân Khanh, Xung Dao, bút lực khỏe khoắn, có sở trường về bố cục. Ông mang phong cách của những đại thư gia thời Bắc Tống. Thời đó thịnh hành phong cách viết của Đồng Kỳ Xương, Vương Đạc cùng Hoàng Đạo Châu, Nghê Nguyên Lộ và một vài người nữa khởi xướng làm theo. Sau đó tự gây dựng riêng một ”ngọn cờ”.

“Thảo thư thi cửu thủ” – Vương Đạc. (Ảnh: soundofhope.org)

Trong thư pháp, Vương Đạc là một bậc thầy tài năng và linh hoạt, phong cách của một bậc toàn tài. Dù cho có là Đại Khải to lớn vĩ đại hay tiểu Khải thư mộc mạc giản dị, vẫn là lối Hành Thảo thư của Vương Đạc bay vọt lên cao. Trong cuối triều đại nhà Minh vẫn phải thừa nhận rằng nó là số một. Chữ Khải thường không xuất hiện nhiều ở các tác phẩm chính của Vương Đạc, khi ở cạnh người nhà Đường ông mới đem hết tấm lòng của mình bày ra.

Thư pháp của Vương Đạc theo đuổi là thư pháp của Vương Hi Chi, ngoài ông có xem qua các nhà thư pháp nổi tiếng các triều đại Ngụy, Tấn, Đường, Tống. Đối với tác phẩm ”Các Thiếp” có nghiên cứu rất sâu sắc, tập viết theo các mẫu chữ, đây là một nét phong cách riêng độc đáo của ông. Thư pháp của ông dùng bút có mức độ thư giãn tự nhiên, lấp đầy lưu loát và đầy đủ mức độ. Ông được xưng là ”Thần Bút Vương Đạc”.

Vương Đạc sở trường về Hành Thảo thư, bút pháp đại khí. Nét mực của ông được lưu truyền rất nhiều nơi, còn được chạm khắc lại bằng đá. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là những quốc gia rất yêu thích thư pháp của ông. Người dân Nhât Bản đánh giá rất cao Vương Đạc và còn mở một trường phái tên là “Minh Thanh điệu”. Tác phẩm “Nghĩ sơn viên thiếp” sau khi truyền sang Nhật Bản, đã tạo thành một sự chấn động, đưa tên tuổi của ông lên thành nhà thư pháp số một lúc bấy giờ, ông trở thành “Hậu Vương (Vương Đạc), sánh ngang với Tiên Vương (Vương Hi Chi)”.

Ngô Xương Thạc

Ngô Xương Thạc. (Ảnh: Lishiqwen.com)

Ngô Xương Thạc (1844 – 1927), tên gốc là Tuấn Khanh, tự là Xương Thạc, bút danh Thương Thạch, có rất nhiều biệt hiệu. Là người thôn Chương Ngô, quận Hiếu Phong, tỉnh Chiết Giang (nay là thành phố Hồ Châu,Chiết Giang). Vào cuối triều đại nhà Thanh, các nhà họa thư, thư pháp nổi tiếng, đại diện của “hậu hải phái”, đại diện của Ấn Xã, Tây Linh, Hàng Châu cùng với Nhậm Bác Niên, Bồ Hoa hợp thành “Thanh Mạt Hậu phái đại tứ gia”.

“Thạch Cổ” – Ngô Xương Thạc. (Ảnh: Soundofhope.org)

Khi còn nhỏ Ngô Xương Thạc được người cha của mình khuyến khích viết sách, luyện chữ, đánh dấu sự bắt đầu sự nghiệp của ông. Khải thư là tác phẩm dấu ấn đậm nhất của Ngô Xương Thạc. Sau đó ông đi học Nhan Lỗ Công, học tiếp Xung Nguyên Thường, học nhiều nhất là Thạch Cổ Văn. Lúc ban đầu, tác phẩm ông viết bị ảnh hưởng nhiều từ Đặng Thạch Như, Triệu Chi Khiêm. Sau đó, trong bản “Thạch Cổ” mới thoát li ra được, đưa những nét riêng của ông vào thư bản.

Các tác phẩm thư pháp của ông chủ yếu bao gồm Triện thư, Hành Thảo thư. Trong những năm cuối đời, những tác phẩm của ông hầu hết là Lệ thư, với kết cấu dài hơn, phóng túng hơn, bút pháp hùng hồn, chắc nịch, đã hình thành nên một diện mạo rất độc đáo.

Uyển Vân biên dịch

Từ Khóa: