Gần đây, nền văn minh Hy Lạp cổ đại lại thu hút sự chú ý của mọi người thông qua những bộ phim nổi tiếng, những vở kịch Hy Lạp cổ đại được tổ chức ở London, hay triển lãm của Bảo tàng Anh “Định nghĩa về cái đẹp: cơ thể trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại”.
Điều thú vị hơn nữa đối với công chúng là đội quay phim của The Hunger Games, loạt phim bom tấn của Lions Studios, đã tuyên bố rằng họ sẽ ra mắt ít nhất hai phiên bản phim sử thi Odyssey của Homer. Ngoài ra còn một triển lãm chủ đề văn hóa Hy Lạp “Người Hy Lạp” đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Canada ở Ottawa.
Từ kịch, phim và văn hóa đến công chúng, làm thế nào Hy Lạp cổ đại có thể đột nhiên nhận được sự nhiệt tình lớn như vậy? Michael Scott là một học giả nghiên cứu về Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại; ông hoàn toàn ủng hộ mối quan tâm mới mẻ về các nền văn minh cổ đại ở Địa Trung Hải, nhưng đồng thời, đặt câu hỏi tại sao người ta lại tò mò muốn quay lại nói về Hy Lạp cổ đại? Một câu trả lời đơn giản có thể là: Hy Lạp hiện đại đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính; điều này rõ ràng khiến nó trở thành tâm điểm chú ý của xã hội. Bất quá, chúng ta có sự chú ý này chính là vì nó đã chạm vào một dây thần kinh quan của trong xã hội hiện đại.
Với kinh nghiệm viết về thế giới cổ đại và sản xuất các bộ phim tài liệu truyền hình liên quan, Michael Scott có rất nhiều cơ hội để giới thiệu Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại hay Ai Cập cổ đại: mọi người dễ dàng “hiểu” La Mã cổ đại hơn và cảm thấy rằng đó là một bộ phận của lịch sử phương Tây (Người Anh bị xâm chiếm bởi Đế chế La Mã cổ đại); mặt khác, Ai Cập cổ đại được coi là một nền văn minh không hoàn toàn đồng nhất, vì vậy nó cũng gây ra sự tò mò không kém. Những nền văn hóa này khá dễ phân loại.
Vậy Hy Lạp thì sao? Văn hóa Hy Lạp là gì? Có phải đó là các nhà triết học đầy râu ria ngồi quanh các cuộc tranh luận, hay các vận động viên đầy dầu mỡ trên cơ thể của họ, hoặc chiến tranh giữa các thành phố mà trong đó các chiến binh Sparta thỉnh thoảng xuất hiện?
Trên thực tế, theo nhiều cách, thế giới Hy Lạp cổ đại giống như một chiếc kính vạn hoa, rất khó nắm bắt: chính trị, văn hóa, hình thái chiến tranh, truyền thống nghệ thuật và ngôn ngữ địa phương của nó nằm rải rác ở hơn một ngàn quốc gia dạng thành phố, vô số bộ lạc và quân chủ được tách biệt bởi những ngọn núi, cũng trải dài trên vô số hòn đảo trên vùng biển Aegean.
Sự phong phú này khiến chúng ta không thể đơn giản tóm gọn nó như La Mã cổ đại hay Ai Cập cổ đại, hoặc quy nạp chúng bằng những sự liên quan đến chúng ta. Đây là lý do tại sao, trong những năm trước đây, ngoài “Gladiator” (Gladiator, 2000), và phim truyền hình “Spartacus” (2010-2013), các tác phẩm điện ảnh và truyền hình Hy Lạp cổ đại không được khán giả đón nhận.
Tất nhiên, những bộ phim thần thoại Hy Lạp như “Clash of the Titans” và “Wrath of the Titans” rất sôi nổi tại các phòng vé, nhưng thực tế, đó là vì thế giới giả tưởng trong phim được định hình bởi sự kỳ vọng của khán giả. Điều tương tự cũng đúng với “Chiến binh Sparta 300” (hay War Wolf 300) – lịch sử Hy Lạp cổ đại bị chụp vào phong cách truyện tranh giống như thế giới giả tưởng.
Các di sản của người Hy Lạp
Các di sản chính trị, ngôn ngữ, kịch, triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc mà người Hy Lạp cổ đại để lại cho chúng ta là rất tuyệt vời, đến nỗi nó mãi nổi tiếng trong các thế hệ tương lai, tuy nhiên, chính tinh thần khám phá của họ đã hợp nhất tất cả những điều này lại với nhau.
Theo ông Michael Scott, Hy Lạp cổ đại trong một khoảng thời gian rất dài không phải là vùng đất ổn định cho con người sinh sống: đó là nơi hỗn chiến không ngừng nghỉ, điều này cũng khiến nó trở thành một nơi được sử dụng để thách thức hiện trạng và các quan niệm cố hữu địa phương. Di sản lớn nhất của người Hy Lạp là những câu hỏi được liên tục đặt ra về những điều mà mọi người tín ngưỡng.
Ví như bộ phim truyền hình cổ điển “Antigone” giải thích về nam giới và nữ giới, trách nhiệm cùng tình yêu, sự tuân thủ và khoan dung, xung đột giữa các cá nhân và mâu thuẫn xã hội. Nó thách thức khái niệm đúng sai của chúng ta, nhắc nhở chúng ta cách cai trị đất nước và làm thế nào để trở thành một chủ thể. Hay là vở kịch “Medea” xem xét tình yêu, sự trả thù, công lý và sự lễ phép; chúng ta phải chứng kiến một người mẹ giết con mình để trả thù người chồng, rồi đặt câu hỏi cho quyết định sai lầm của cô ấy.
Còn “Odyssey” thì sao? Đây là một sử thi nổi về một phàm nhân đắc tội với một vị thần và cuối cùng với sự giúp đỡ và bảo vệ của các vị thần mà Odyssey đã trở về được quê hương. (Chú thích: Odysseus, người từng là vua Ithaca trong trận chiến, gia đình và đất nước của anh ta đang gặp nguy cơ diệt vong, anh ta đã khôi phục lại trật tự đất nước khi trở về quê hương). Nhưng hơn thế, đó là về chủ nghĩa anh hùng, niềm tin, sự kiên cường, bền bỉ và câu chuyện tìm lại chốn cũ. Khi làm như vậy, nó buộc chúng ta phải nhìn lại chính mình: Chúng ta có thực sự biết mình là ai không? Chúng ta có thoải mái và hài lòng với thế giới hiện tại hay không?
Ngày nay, trên hành tinh hỗn loạn này, ngày càng có nhiều người dường như mất đi ý thức về bản thân và điều thuộc về mình. Có lẽ một cốt truyện lấy bối cảnh trong thế giới thần thoại Hy Lạp cổ đại, và tìm kiếm một chủ đề phim thực sự sâu sắc và thực tế, đó là những gì chúng ta cần.
Triển lãm Ottawa trưng bày kho báu 5.000 năm tuổi của Hy Lạp
Nằm trong Bảo tàng Lịch sử Canada ở Ottawa hiện đang mời khán giả trải nghiệm lịch sử và văn hóa của Hy Lạp trong 5.000 năm. Triển lãm mang tên “Người Hy Lạp: Từ Agamemnon đến Alexander Đại đế” – bắt đầu từ 6000 năm trước, Hy Lạp và Quần đảo Aegean tạo thành một thuộc địa, cho đến khi bắt đầu triều đại của Alexander Đại đế vào năm 356 trước Công nguyên.
Triển lãm này lần đầu tiên đi tới Bắc Mỹ, với hơn 500 món hàng trong triển lãm được mượn từ 21 bảo tàng Hy Lạp, bao gồm một lô mũ giáp bằng đồng và vàng của các chiến binh, vàng bạc châu báu cùng các món trang sức khác. Triển lãm được trang bị nhiều hệ thống âm thanh và video, có thể chạm vào hiện vật, thiết kế tổng thể cũng tràn đầy kịch tính. Theo lời giới thiệu của bảo tàng:”Triển lãm này tổng hợp một sự thật đơn giản: Hy Lạp cổ đại nằm trong cuộc sống của tất cả chúng ta“.
Tại sao lại nói điều này? Kiến trúc sư và tác giả Joan Breton Connelly với cuốn sách Bí ẩn Parthenon năm 2014 (The Parthenon Enigma – Một hiểu biết mới về ngôi nhà biểu tượng nhất của phương Tây và những người làm ra nó) viết về một thế giới tràn đầy tinh thần sung mãn và vô cùng cấp bách, bị chi phối bởi ý thức tự cho mình là trung tâm và làm cho mọi thứ phù hợp với ý muốn của thần linh. Tác giả tiếp tục mô tả người Hy Lạp cổ đại là những người liên tục bị đe dọa bởi chiến tranh, bạo lực và cái chết, nhưng mặt khác, họ cũng tìm kiếm các vị thần và cố gắng để trở thành một người tốt đẹp nhất và cao quý nhất.
Triển lãm được chia thành sáu giai đoạn theo ba thời kỳ:
Thời kỳ thịnh vượng của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
Giai đoạn 1: Tiếp nối thời đại đồ đá mới. Vào năm 4000 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã làm đồ gốm và luyện kim, nền văn minh Minos xuất hiện ở đây. Triển lãm bao gồm đồ gốm, mảnh bích họa và kim khí bằng vàng.
Giai đoạn 2: Bao trùm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 12 trước Công nguyên, nền văn minh Mycenaean (còn gọi là nền văn minh Aegean) đã phát triển ở đây, những chữ viết của nó được khắc trên nền tấm bùn và trở thành tiền thân của ngôn ngữ Hy Lạp. Theo triển lãm, nền văn minh Mycenaean là nền văn minh Hy Lạp được biết đến sớm nhất. Cuộc triển lãm có một hiện vật quan trọng là một mặt nạ tang lễ bằng vàng tinh xảo có liên quan đến vua Agamemnon, vua của Mycenae, người đã dẫn dắt người Hy Lạp tấn công thành Troy.
Thời kỳ của thần miếu Homer và Parthenon
Giai đoạn 3: Thể hiện sự chuyển đổi từ thời đại đồ đồng quá độ sang thời đại đồ sắt, cùng với sự suy tàn của Vương quốc Mycenae, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, Homer và sử thi “Iliad” và “Odyssey” đã ra đời vào thời điểm đó.
Giai đoạn 4: thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 trước Công nguyên. Tại thời điểm này, văn hóa Hy Lạp đã lan rộng ở Địa Trung Hải, Bắc Phi và Biển Đen, và những ngôi đền Hy Lạp đầu tiên xuất hiện, bao gồm đền Parthenon, nơi thờ phụng nữ thần Athena. Triển lãm trong khu vực này bao gồm mũ vàng, trang sức bằng vàng và các đồ trang trí khác cho các chiến binh quý tộc, cũng như kiệt tác tượng một chàng trai trẻ bằng đá cẩm thạch.
Thời kỳ nền dân chủ ra đời
Giai đoạn 5: Thời kỳ cổ điển, là thời kỳ mà hơn một ngàn quốc gia dạng thành phố tham gia tranh chiến. Thế vận hội đã diễn ra, triết học, kịch và hùng biện, cùng một hệ thống dân chủ đã ra đời. Điểm nổi bật của triển lãm bao gồm Plato, các bài đọc âm thanh của Aristotle và các công cụ để thực hiện chế độ dân chủ, chẳng hạn như lá phiếu bằng đồng của bồi thẩm đoàn.
Giai đoạn 6: Quốc vương Macedonia Philip II và con trai ông, người tập trung vào việc thống nhất nhà nước dạng thành phố Hy Lạp, lên ngôi vua thứ 20 và trở thành Alexander Đại đế trong thế giới cổ đại. Điểm nổi bật của triển lãm bao gồm vương miện vàng và bạc của Vua Philip II, chân dung bằng đá cẩm thạch của Alexander Đại đế và vương miện bằng vàng của Nữ hoàng Meda.
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch