Để tìm hiểu về văn hóa của các triều đại miền Bắc Trung Hoa cổ xưa, nghệ thuật Phật giáo là một lĩnh vực không thể bị bỏ qua, nó ẩn chứa sự đối mặt của cuộc sống và cái chết, cách con người tìm nơi trú ẩn tinh thần trong những thời điểm loạn lạc. Những câu chuyện ấy đều được khắc hay tạc cùng những bức tượng hay những bia đá, thông qua sự điều tra nghiên cứu thực địa của Nhan Quyên Anh – nghiên cứu sinh của viện nghiên cứu sử ngữ, có thể biết được thời gian và không gian của những suy nghĩ khác nhau của người xưa từ những văn vật dưới góc độ lịch sử nghệ thuật.

Nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo

Nói về phương Bắc Trung Hoa xưa, tức là nói về Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Châu…5 vương triều. Ấn tượng của chúng ta về các vương triều này có thể không sâu sắc như với triều đại nhà Đường, nhà Minh hay nhà Thanh. Trong dòng chảy lịch sử, Bắc triều với 160 năm tồn tại giống như một khối đá lớn, trên đó khắc đầy những bất đồng dân tộc, thành kính Phật giáo, cũng như nhiều cuộc đấu tranh và đảo chính trong cung đình. Ví như Bắc Ngụy thời đầu Phật giáo thịnh vượng nhưng thời cuối cuối các ngôi chùa đã bị tàn phá hết không còn một bóng.

Một nhóm lớn các tăng nhân, quân nhân ở cùng nhà cư sĩ trong thời loạn thế cuối Bắc Ngụy đã cùng nhau kiến tạo một hạ đồ – bia tạc tượng, là điêu khắc 4 mặt của một bia đá lớn, có khắc tượng Phật và những văn tự tuyên dương Phật pháp. Đối mặt với tình thế phân tranh và cái chết đang đến gần, những người tạc bức tượng này tự chấp nhận về bản thân mang nghiệp chướng nặng, khẩn thiết cầu Phật pháp bảo vệ Phật giáo không tiêu vong, hy vọng qua những bức tượng Phật sẽ có thể đem tà ác cải tà quy chính.

Chặng lẽ nghệ thuật Phật giáo phương Đông nguyên ban đầu thịnh vượng đã trở nên trầm trọng như vậy? Không hẳn như vậy! Nó cũng đã từng trải qua một giai đoạn hào quang rực rỡ, chúng ta hãy đi cùng Nhan Quyên Anh đến những hầm đá cổ xưa, quay lại thời đầu triều đại Bắc Ngụy và xem xét.

Bia đá “Tăng trí tiết phượng quy đẳng đạo tục” – Bắc Ngụy Vĩnh An (530)

Bắc Ngụy thời đầu: Tương lai của Phật pháp không phải là mộng

Nghệ thuật Phật giáo chủ yếu có bốn đề tài chính, mô tả sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, theo thứ tự: Sinh, Giác ngộ, Truyền pháp và Niết bàn. Với những người không phải là tín đồ của Phật giáo, dùng ngôn ngữ đơn giản để mô tả ngắn gọn về bốn thứ tự trên cũng tương tự như vòng đời của một người: sinh, trưởng thành, kinh nghiệm truyền thừa, qua đời (dĩ nhiên, Phật pháp là hoành bác tinh thâm, không thể một lời là có thể định rõ được).

Thời kỳ đầu Bắc Ngụy, đề tài chủ yếu được khai thác và ca tụng trong nghệ thuật Phật giáo là “Phật đản”, bất luận là hình ảnh trong hang đá hay tượng bia ngoài thành, cũng đều mang một bầu không khí tốt lành cát tường. Thời kỳ đầu Bắc Ngụy, hình ảnh Phật giáo mang dáng vẻ “hữu sinh vô tử”

Tại Ấn Độ, nơi khởi nguồn của Phật giáo, nhưng đứa trẻ được sinh ra trong bồn tắm, thân thể người già bị thiêu rụi ở sông Hằng, cuộc sống và cái chết không ngừng luân hồi, cái chết được coi là một việc hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, trong thời kì Xuân Thu Khổng Tử từng nói: “Vị tri sinh, yên tri tử”, ông cho rằng còn chưa thờ được người sống cớ chi phải đi thờ quỷ; chưa tìm ra lẽ sống, sao biết được cái chết. Nhà nghiên cứu Nhan Quyên Anh nói rằng: “Nói theo một cách khác, khi bạn còn sống thì hãy tu thân tề gia bình thiên hạ, thế giới sau khi chết nếu không thể quản thì không cần quản”.

Tư tưởng Nho giáo này ảnh hưởng rất lớn đến các đế vương và nhân dân thời Bắc Ngụy, vì thế mà khi Phật giáo mới du nhập vào Trung Hoa nó cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này, nghệ thuật Phật giáo tránh nói về cái chết.

Ví dụ như hạ đồ Bắc Ngụy thời đầu – bia tạc tượng Hoàng Hưng mô tả khuôn mặt tươi sáng của Phật vào ngày Phật đản.

Bia tạc tượng Hoàng Hưng, Bắc Ngụy năm 471

Bia tạc tượng Hoàng Hưng có phần chính diện điêu khắc hình tượng “Phật Di Lặc tương lai”, cũng chính là Đức Phật sẽ được chuyển sinh vào thế giới con người. Từ góc độ về hình ảnh, bức tượng Phật này có hai chân vắt chéo, thuộc về tư thái ngồi thiền. Ngoài ra, hai tay giao điệp ở trước ngực, thể hiện thủ ấn hoa sen, đại biểu Phật pháp trên thiên thượng, với tư thái ung dung hồng dương, làm cho chúng sinh vô cùng mong đợi “Phật Di Lặc tương lai” đến thế gian hồng dương chính pháp.

Phía sau của bia tượng là một loạt hình ảnh liên hoàn giống như truyện tranh manga hiện nay, mô tả sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phát nguyện độ nhân và quá trình ông cứu độ thế nhân.

Cách đây 2.600 năm trước, thái tử Tất Đạt Đa ra đời (cũng chính là Thích Ca Mâu Ni đản sinh), một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới đất, có một mình ta chủ đạo).

Bia tạc tượng Hoàng Hưng được nằm ngay đầu đường trong kinh thành thời kỳ Bắc Ngụy, ngay cả những người dân không biết chữ khi xem bức tượng đều có thể hiểu được phần nào câu chuyện Phật pháp bằng hình ảnh do các tăng nhân điêu khắc. Những hình ảnh được khắc xung quanh pho tượng gồm “Chuyển Luân Vương thất bảo”: tượng bảo, mã bảo, châu bảo, ngọc nữ bảo v.v. Nếu thánh chủ anh minh xuất hiện, thiên hạ thái bình hay tương lai Phật sắp giáng sinh, sẽ có hiện thân của thất bảo (7 bảo vật) bay ở trên trời. Tuy nhiên vào cuối thời kỳ Bắc Ngụy, bầu không khí ngập tràn Phật pháp kia từ bia tượng đã bị biến mất khỏi thực tế cuộc sống vì xã hội hỗn loạn nghiêm trọng.

Bắc Ngụy thời kỳ cuối: bia đá khổ trong tâm, tìm kiếm sự gửi gắm

Nghệ thuật Phật giáo cuối thời Bắc Ngụy, đề tài về Phật Đản đã trở nên ít đi, hình ảnh Niết Bàn trở nên nhiều, thể hiện một thời kỳ bất an và tuyệt vọng của con người. Ví dụ như thời Chính Quang, Bắc Ngụy (524), “Lưu Căn tứ thập nhất nhân đẳng tạo phù đồ ký ” có dòng chữ trên bia: “Sa la hiện bắc thủ chi kỳ, phụ trượng phát sơn đồi chi thán. Vật phân dĩ nhiên, lý thú vô sảng“. Nhan Quyên Anh dịch đại ý đoạn này có nghĩa rằng: Người cuối cùng chết đi, thế gian vạn vật cuối cùng cũng sẽ sụp đổ, đây là chuyện tất nhiên sẽ xảy ra.

Như đã nói ở phần đầu bài, do nhóm lớn tăng nhân cùng quân nhân xây dựng bức bia “Tăng trí tiết phượng quy đẳng đạo tục” mang nét trang nghiêm trang trọng, không còn thấy niềm vui cát lành như thời kỳ đầu của triều đại nữa. Ngoài hình Phật Di Lặc ở thượng tầng, trung tâm có chủ tôn truyền pháp, phía hai bên dưới tàng cây còn có một “tượng tư duy”, cũng chính là hình tượng của Bồ Tát đang suy nghĩ.

Bia đá “Tăng trí tiết phượng quy đẳng đạo tục”

“Tượng tư duy” giống như tâm thái trầm tư của con người, tượng trưng cho cuộc sống phát nguyện tu hành, những suy nghĩ của những vị Phật về triết lý của cuộc sống cho đến khi giác ngộ. Đây là một sự khích lệ lớn lao đối với Phật tử trong thời điểm khó khăn này, miễn là họ thực tu tâm tính, họ luôn có cơ hội siêu thoát khỏi thống khổ.

Đại Phật nằm – Niết Bàn đồ

Một hình ảnh Phật giáo thường gặp, đó là hình ảnh “Niết Bàn”, tư thái là một vị Phật lớn nằm nghiêng và ngủ. Niết Bàn là phiên âm của tiếng Phạn cổ truyền Ấn Độ, nó nói đến cảnh giới viên mãn của việc tu hành trong Phật giáo, đó là lúc người tu luyện thoát khỏi thế tục phiền não.

Mặc dù Phật giáo lúc mới truyền vào Trung Quốc, mang theo hình ảnh “Niết Bàn” không được hoan nghênh, nhưng dần theo sự đề cao hiểu biết mà giáo lý về vấn đề này đã thay đổi theo thời gian. Nhìn vào nghê thuật Phật giáo trong những thời kỳ khác nhau, Nhan Quyên Anh nghiên cứu thấy rằng, hình ảnh này ngày càng được coi trọng, ca tụng.

Bia đá tạo hình 4 mặt thời Bắc Ngụy

Ta có thể nhìn thấy trên hình điêu khắc trên đá, Đức Phật nằm trên một chiếc giường, bên cạnh có 5 người dân tộc Mạt La với mái tóc dài chạy tới thương tiếc. Từ góc độ hình ảnh, mái tóc dài khiến ta nhận ra được đây là dân tộc thiểu số thời Bắc Ngụy, người dân trong kinh thành thời đó thường vấn tóc cao trên đỉnh đầu, 5 vị dân tộc Mạt Lạ này với biểu cảm phong phú, một người quỳ ôm đầu Phật, một người đấm ngực, một người đứng giơ cao hai tay, một người gục đầu xòa tóc và người cuối quỳ xuống phía sau chân Phật, tay trái bưng chân Phật, tay phải trấn an người bên cạnh.

Những hình ảnh người tộc Mạt La xuất hiện trong hình ảnh đức Phật Niết Bàn là sự cố ý an bài của người nghệ sĩ, tượng trưng cho Phật giáo hy vọng phá vỡ được các giới hạn của tầng lớp xã hội và những rào cản chủng tộc. Ấn Độ là nơi khởi nguồn Phật giáo, nơi mà chế độ xã hội quyết định cuộc sống của một người. Dù cho Thích Ca Mâu Ni được sinh ra trong gia đình hoàng gia, ông đã đi khắp nơi để hóa giải, rằng bất kì xuất thân nào đều có thể tiếp xúc với Phật pháp, vô luận là người nào, cũng có thể được đắc cứu trong Phật pháp.

Phía sau những người tộc Mạt La xúc động có bốn nhà sư với biểu cảm trên khuôn mặt là sự yên bình, là sự tương phản đối nghịch hoàn toàn. Hai bên tảng đá là hai cây Sa La lớn, giống như mô tả trong câu chuyện Phật giáo lúc Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn.

Bich họa Bắc Châu Niết Bàn đồ – Hang 428 trong quần thể hang đá Đôn Hoàng

Đến triều Bắc Châu, hình ảnh Phật nhập Niết Bàn có các đường cong lộ rõ vẻ mềm mại. Ví như bức bích họa trong hang động Đôn Hoàng. So với bia đá bốn mặt Bắc Ngụy nói trên cũng có kết cấu tương đồng: có Phật nằm Niết Bàn, những người dân tộc Mạt La với mái tóc dài đứng hàng trước, hàng sau là những tăng nhân, cũng có hai cây to phía sau, nhưng tư thế của vị Phật trong bức bích họa này không quá cứng nhắc, ngoài ra còn có những vòng như hào quang kỳ lạ bao quanh thân thể Phật.

Trong thời kì Bắc Châu và thậm chí là sau Tùy triều, Niết Bàn đã không bị cho rằng là đại biểu cái chết nữa, mà nó đi theo quan điểm “sinh sinh bất diệt”. Nhan Quyên Anh nói rằng: “Phật ra đời hoặc chết đi bất quá chỉ là giả tướng ở thế gian, vì chúng sinh mà Ngài đến giảng pháp, vì chúng sinh đau thương mà Ngài nhập diệt, giải thoát khỏi thế gian để làm gương cho đệ tử và thế nhân”.

Tổng quan từ đầu đến cuối thời Bắc Ngụy, nghê thuật Phật giáo có những diễn biến nhất định, từ “hữu sinh vô diệt”, rồi đến “sinh sinh bất diệt”. Nghệ thuật Phật giáo đem Phật pháp chuyển thành hình ảnh trực quan qua thị giác, cũng phản ánh nguyện vọng của người dân: Mong đợi Phật pháp vĩnh tồn, mở trí khôn cho chúng sinh, trọng yếu nhất chính để cho mọi người từ gian khổ nơi trần thế mà đạt được giải thoát.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Đại Kỷ Nguyên bàn: Gọi là nghệ thuật Phật giáo, nhưng thực chất là những người làm Phật sự đã dùng các hình thức biểu hiện nghệ thuật như tranh, tượng, chữ, để đưa giáo lý của nhà Phật đến với con người thế gian. Trải qua dòng sông dài lịch sử, dù thế gian có hưng vong biến chuyển như thế nào, thì giáo lý của nhà Phật vẫn không thay đổi, vì đó là các giáo lý truyền xuống từ Thiên thượng, từ các sinh mệnh cap cấp hơn trong vũ trụ, chứ không phải do nhân loại sáng tác ra. Nhân loại có thể diễn giải các giáo lý này tùy theo nhận thức và tâm thái cụ thể tại từng thời điểm lịch sử, nhưng Phật pháp là chân lý bất biến. Hơn nữa, các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đều được tạo ra dựa trên tích cổ, chứ không hề theo kiểu sáng tạo tùy hứng.