Chùa Shwedagon là địa danh nổi tiếng nhất ở Yangon. Ngôi chùa lớn với bảo tháp mạ vàng cao 99 mét với ngọn tháp nạm kim cương, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở trung tâm thành phố Yangon, bao quát cả khu vực và có thể được nhìn thấy từ phần lớn thành phố.

Ngôi chùa thanh lịch và rất ấn tượng này còn được gọi là chùa Vàng, là nơi hành hương quan trọng nhất của Phật giáo Miến Điện. Bảo tháp chính là nơi lưu giữ các thánh tích linh thiêng của Đức Phật Thích Ca cũng như ba vị Phật trước đó.

Mặt trời lặn trên chùa Shwedagon (ảnh: Flickr).

Kiến trúc phức hợp

Khu phức hợp ngôi chùa hiện tại bao gồm bảo tháp chính cùng với 4 cổng. Mỗi cổng được canh gác bởi những con Chinthes khổng lồ – loài sư tử trong thần thoại Miến Điện với thân hình trắng và đầu màu vàng kim. Phần trên của các bức tường tại lối vào khu phức hợp được trang trí với những mô tả tuyệt đẹp theo phong cách Miến Điện về những câu chuyện về kiếp trước của Đức Phật.

Cổng vào chùa Shwedagon (ảnh: Earth Trekkers).

Tòa bảo tháp chính, còn được gọi là Đại tháp vàng, được xây dựng trên đỉnh đồi và bao gồm một số phần và cấp độ mọc lên từ một nền móng hình bát giác. Đặc biệt, bảo tháp chính được trang trí bằng các vật liệu quý. Bề ngoài tháp được làm từ nhiều tấm vàng thật, bao phủ cấu trúc gạch. Bốn bảo tháp nhỏ hơn, mỗi bảo tháp hướng về một phía khác nhau. Tám ngôi đền nhỏ, nằm trên mỗi tám góc của bảo tháp chính. Từ sân thượng lên đến đỉnh, tất cả các chi tiết đều là mạ vàng. Sau đó đến mái vòm hình chuông, trang trí theo hình thức các dải ngang.

Ảnh: Study.

Phần trên tháp là cấu trúc nhọn, được gọi là “ngọn lửa”, bao gồm 7 vòng tròn đồng tâm ở phần dưới, phần giữa có hình cánh hoa sen, phần trên đó có dạng giọt nước mắt và một chiếc ô, che trên toàn bộ cấu trúc. Chiếc ô hình vương miện trên đỉnh tháp là một tác vô giá với hàng ngàn viên đá quý. Hồng ngọc, saphia và kim cương là một phần của trang trí của nó. Một viên kim cương 76 cara được đặt ở phần trên cùng, là một trong những viên đá quý lớn nhất của ngôi chùa. Hàng trăm chiếc chuông vàng cũng được gắn vào chiếc ô lớn này. Sự phản chiếu ánh sáng mặt trời, từ viên kim cương khổng lồ trên đỉnh mạ vàng, tạo ra nhiều màu sắc lấp lánh khác nhau, như đỏ, tím và cam.

Ảnh: TripAdvisor.

Lịch sử ngôi chùa

Theo truyền thuyết, ngôi chùa này có hơn 2.500 năm lịch sử, có niên đại từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khiến nó trở thành ngôi chùa cổ nhất ở Miến Điện. Tuy nhiên, bằng chứng lịch sử cho thấy ngôi chùa hiện tại được xây dựng bởi người Mon vào khoảng thế kỷ thứ 6. Kể từ đó, ngôi chùa đã được mở rộng và cải tạo nhiều lần, với nhiều bảo tháp nhỏ hơn xung quanh và các cấu trúc khác đã được bổ sung vào.

Toàn cảnh chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar (ảnh: Coconuts).

Bảo tháp từng bị suy tàn trong nhiều năm cho đến thế kỷ 14, khi đó Quốc vương Miến Điện, Binnya U, quyết định xây dựng lại ngôi đền, tăng chiều cao của nó lên khoảng 20m. Sau đó, trong thế kỷ 15, Nữ hoàng Binnya Thau đã thực hiện những cải tạo quan trọng. Bà đã nâng chiều cao của ngôi đền lên khoảng 43m, tạo ra những sân thượng trên ngọn đồi nơi ngôi chùa tọa lạc và lát sân chùa bằng đá. Đến thế kỷ 16, chùa Shwedagon đã là một di tích quan trọng của Phật giáo về hành hương ở Miến Điện.

Điện Mahabodhi, chùa Shwedagon (ảnh: renown-travel).

Vào cuối thế kỷ 18, sau khi những trận động đất khác nhau đã làm hỏng cấu trúc ngôi chùa, vua Hsinbyushin đã ra lệnh sửa chữa và mở rộng đến độ cao hiện tại gần 100m. Cuối cùng, khi Miến Điện bị sát nhập vào Đế quốc Anh, Vua Mindon Min đã thêm vào đỉnh chùa một chiếc ô hình vương miện (một vật trang trí truyền thống thường được đặt trên đỉnh các chùa ở Miến Điện).

Truyền thuyết Sularata giúp Vua tìm vị trí xây chùa

Theo truyền thuyết, có hai anh em thương nhân từ Okkalapa (Yangon ngày nay) sống cách đây khoảng 2.500 năm đã gặp Đức Phật ở Ấn Độ. Đức Phật đã cho họ 8 sợi tóc của Ngài và bảo họ cất giữ chúng ở cùng một vị trí trên một ngọn đồi ở Okkalapa, nơi xá lợi của ba lần chuyển sinh trước đó của Đức Phật được chôn cất.

Cung chùa Shwedagon (ảnh: renown-travel).

Hai anh em trở về Okkalapa và tặng tóc Phật cho nhà Vua của họ, khiến Vua bắt đầu tìm kiếm địa điểm này. Sau nhiều năm tìm kiếm trong vô vọng, có một linh thể tên là Sularata đã quyết định giúp nhà vua. Linh thể này có tuổi thọ hàng triệu năm tuổi nên đã chứng kiến ​​các chuyến viếng thăm của ba vị Phật trước đó và nhớ được vị trí trên đồi Singuttara nơi các thánh tích được cất giữ. Nhờ đó, chùa Shwedagon đã được xây dựng chính tại nơi này.

Ảnh: theshwedagonpagoda.

Theo Renown Travel và David Juliao /Study

Clip hay: Người hẹp hòi sống nhờ chữ ‘nhận’, người quảng đại sống bằng chữ ‘cho’

videoinfo__video3.dkn.tv||e0febcb93__