Mắt của chúng ta giống như là chiếc máy ảnh hay máy quay phim, nhưng thay vì là phim, sau khi cho ánh sáng đi qua các bộ phận bên ngoài, mắt của con người tập trung và thu nhận ánh sáng trên màng nhạy cảm được gọi là võng mạc. Tại võng mạc có các tế bào thần kinh nhạy cảm thu nhận tín hiệu về ánh sáng, qua đại não phân tích và cho chúng ta cảm nhận về hình ảnh nhìn thấy được.

    

Bạn nhìn thấy cô gái trước, hay là song mã cùng những chú chim?

Một cựu quân nhân đặt tay lên ngực hoặc một phụ nữ bồng con, một cụ già chống gậy và chú chó nằm ngủ mép hè, bạn thấy cái nào trước?

Bạn thấy khuôn mặt cô gái hay chỉ đơn giản là con bướm và  mấy nhành hoa?

Nhóm thầy tu đang tiễn bạn mình cưỡi lừa lên đường dưới vòm cổng, hay đơn giản chỉ là 1 khuôn mặt?

Vũ trụ bao la với nhiều thiên thân có cánh, nhỉ?

Bạn có đọc truyện Đôn Ki-hô-tê và cối xay gió chưa, lần nhìn đầu tôi chỉ thấy 1 khuôn mặt nhưng sau đó lại thấy có rất rất nhiều và cả chú ngựa nữa đấy.

Hai người hay ba người vậy?

Lại là khuôn mặt thiếu nữ à, không là chim bố mẹ mang mồi về cho con nó ở tổ trong thân cây đấy.

Bạn thấy một hay nhiều khuôn mặt ở đây?

Cành cây khẳng khiu với mấy khối đá thôi, ơ không phải có cả nàng tiên cá à?

Giải thích hiện tượng này, chúng ta tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt người:

Mắt của chúng ta giống như là chiếc máy ảnh hay máy quay phim, nhưng thay vì là phim, sau khi cho ánh sáng đi qua các bộ phận bên ngoài, mắt của con người tập trung và thu nhận ánh sáng trên màng nhạy cảm được gọi là võng mạc. Tại võng mạc có các tế bào thần kinh nhạy cảm thu nhận tín hiệu về ánh sáng, qua đại não phân tích và cho chúng ta cảm nhận về hình ảnh nhìn thấy được.

Giác mạc là cấu trúc trong suốt nằm ở phía trước mắt giúp tập trung ánh sáng đi vào. Phía sau giác mạc là màng sắc tố được gọi là mống mắt, mống mắt có một lỗ tròn có thể điều chỉnh gọi là đồng tử (con ngươi). Đồng tử giãn ra và co lại tùy thuộc vào số lượng ánh sáng đi vào trong mắt. Đường đi của ánh sáng vào mắt như hình dưới đây:

Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được chứa đầy các dịch trong suốt gọi là thủy dịch. Phía sau đồng tử (con ngươi) có một cấu trúc giống như pha lê trong suốt được gọi là thủy tinh thể. Thủy tinh thể được bao quanh bởi các cơ gọi là cơ mi giữ vai trò quan trọng trong thị lực. Khi các cơ này nghỉ ngơi, chúng kéo ra và làm phẳng dẹt thủy tinh thể cho phép mắt nhìn thấy sự vật ở xa. Trong trường hợp nhìn sự vật gần, cơ mi phải co lại làm cho thủy tỉnh thể dầy lên do vậy cho phép mắt nhìn thấy rõ ràng.

Sau khi đi qua thủy tinh thể, ánh sáng vào lớp tế bào nhạy cảm gọi là võng mạc. Võng mạc nằm trong tận cùng của 3 lớp cấu tạo nên mắt. Lớp giữa nằm giữa võng mạc và củng mạc gọi là màng trạch (màng bồ đào). Màng bồ đào chứa các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho võng mạc.Lớp ngoài cùng được cấu tạo bởi lớp mô bảo vệ chắc bền gọi là màng cứng (củng mạc). Đây là lý do làm cho nhãn cầu có màu trắng.

Bộ phận võng mạc sẽ sử dụng các tế bào đặc biệt, có dạng hình que và hình nón để xử lý ánh sáng. Khoảng 120 triệu tế bào hình que và 7 triệu tế bào hình nón – cho mỗi bên mắt. Một con số khá kinh ngạc.

Tế bào hình que sẽ đảm nhận nhiệm vụ nhận biết các màu sắc đen, trắng, và các sắc thái màu xám. Theo đó, chúng sẽ cho chúng ta biết hình thức hoặc hình dáng của vật mà mắt nhìn được. Tế bào hình que không thể cho chúng ta biết sự khác biệt về màu sắc, nhưng chúng là những thế bào siêu nhạy cảm, chính nhờ có chúng mà con người có thể nhìn thấy được trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi trời tối.

Khác với tế bào hình que, các tế bào hình nón nhận biết màu sắc và chúng cần nhiều ánh sáng hơn tế bào hình que để có thể đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Theo đó, tế bào hình nón giúp ích rất lớn trong điều kiện sáng bình thường hoặc sáng chói.

Võng mạc của chúng ta có 3 dạng tế bào hình nón. Mỗi một loại tế bào hình nón lại nhạy cảm với 1 trong 3 màu sắc khác nhau, là: đỏ – xanh lá cây – hoặc xanh da trời. Qua đó chúng giúp chúng ta nhận biết được mức độ khác nhau trong phạm vi của một màu. Cùng với nhau, các tế bào hình nón có thể cảm nhận được sự kết hợp của các loại sóng ánh sáng và nhờ đó mà mắt của chúng ta có thể phân biệt được hàng triệu những màu sắc khác nhau.
Các tế bào nhạy cảm ánh sáng, nó sẽ biến đổi thành tín hiệu và sau đó được chuyển tiếp đến não qua thần kinh mắt. Tại đây bộ não phân tích hình ảnh và cho bạn cảm nhận và thông tin về hình ảnh đó. Lúc đó não chuyển đổi các tính hiệu này thành hình ảnh mà chúng ta thấy.

Theo các chuyên gia lý giải, ảo ảnh thị giác này cho thấy con người có xu hướng tự chọn những gì mình có thể nhìn. Khi võng mạc tiếp nhận ánh sáng, não bộ cần khoảng 1/10 giây để xử lý và chuyển đổi các tín hiệu. Một thời gian sau, khi mà từ các thông tin hình ảnh từ vật thể chuyển hệ thần kinh nhiều lên, thì thông qua phân tích các dữ liệu đầy đủ hơn này, có thể cho con người kết quả hình ảnh khác với ban đầu. Đây là nguyên nhân vì sao bạn nhìn thấy nhiều hơn một kết quả ở mỗi bức tranh.

Quá trình tiếp nhận, truyền tải và xử lý thông tin cần một khoảng thời gian, do vậy bạn thấy gì đó trước và rõ ràng hơn, khi mà thông tin về hình ảnh nhiều lên, hơn nữa là kết hợp với những dữ liệu về hình ảnh chứa sẵn trong tiềm thức sẽ cho kết quả khác. Do vậy đại não phản ánh ra cảm nhận về hình ảnh, một phần lớn là do xu hướng tư duy và quan niệm của mình. Vì thế mỗi bức hình có thể nhìn thấy 2 kết quả ở mỗi bức tranh, và thứ tự thấy hình nào trước với mỗi người cũng khác nhau.

Trong cuộc sống, gặp một việc nào đó, tiếp xúc một người nào đó dễ khiến ta có cảm nhận và đánh giá ban đầu. Tuy nhiên cảm nhận ban đầu ấy có thể chưa đủ thông tin và dễ trở thành phiến diện, hoặc là bản thân bị tác động bởi những gì mắt thấy tai nghe. Khi đứng ở khía cạnh khác nhau nhìn nhận vấn đề sẽ khác nhau. Chúc bạn bình tâm và không bị những điều mắt thấy tai nghe làm bạn động tâm nữa.

Kỳ Văn (st theo xemanh.net)