Đất nước Trung Hoa xưa được gọi là “Xứ Thần Châu”, là nơi có nền văn hóa Thần truyền rực rỡ, có những giai đoạn trong lịch sử có Thần và con người cùng tồn tại. Vua Yến Chiêu Vương thời Chiến quốc có vinh hạnh được các nữ Thần tiên hạ phàm trực tiếp chỉ giáo về nghệ thuật nhạc vũ và tu luyện.

Duyên phận tu luyện

Yến Chiêu Vương là vị quân vương rất nổi tiếng thời kỳ chiến quốc. Khi ông bắt đầu lên trị vì, quốc nội trải qua chiến loạn, bách tính vô cùng khó khăn. Vì thế trong thời kì này ông hết sức dốc lòng xây dựng đất nước, chiêu mộ hiền tài. Yến Chiêu Vương đã cho xây dựng một tòa đài chất đầy hoàng kim để thu hút các hiền sĩ tứ phương. Thi nhân Trần Tử Ngang thời Đường có viết một bài thơ “Đăng U Châu đài ca”, ca ngợi Yến Chiêu Vương.

Dưới sự trị vì của Yến Chiêu Vương, Yến quốc bần hàn năm ấy đã dần trở thành một quốc gia thịnh vượng, là một trong bảy chiến quốc. Chiêu Vương đặc biệt lưu truyền rộng rãi câu chuyện tu đạo của mình, làm trời cao cảm động mà phái tiên nữ hạ phàm múa những điệu múa thần tiên.

Thủ hạ của Yến Chiêu Vương có một vị tên là Cam Cần đại thần, cũng là một người tu đạo; ông thường giải thích những câu chuyện thần tiên tu đạo trên núi Côn Lôn cho Chiêu Vương nghe. Cam Cần đại thần nói cho Chiêu Vương rằng, chỉ cần loại trừ đi dục vọng, không phạm sắc giới, tinh tấn thực sửa, liền có thể đắc đạo thành thần. Sau đó cũng truyền thụ cho Chiêu Vương bộ phương pháp để tu luyện.

Đây là ảnh về Duyên phận
Một minh họa về Yến Chiêu Vương trong tiểu thuyết nhà Minh “Tiền Thất Quốc Chí” (Ảnh: wikipedia)

Yến Chiêu Vương chiểu theo yêu cầu tu đạo. Chỉ sau một thời gian ngắn, Tiên Nhân Cốc đã từ đám mây trắng hạ xuống trong cung của Chiêu Vương, nói với ông: “Tây Vương Mẫu sắp hạ xuống, nàng muốn xem tình hình tu luyện của ngươi, chỉ điểm cho ngươi yếu quyết tu luyện“.

Một năm sau đó, Tây Vương Mẫu quả thực đến cung điện; đầu tiên nàng truyền thụ cho Chiêu Vương kỹ thuật đánh lửa (dùng hai thanh gỗ đánh mạnh vào nhau để tạo ra lửa) và cùng ông ngao du rừng Toại Lâm. Tây Vương Mẫu đã ba lần hạ phàm để khích lệ Chiêu Vương tinh tấn thực tu. Vào môi lần, Chiêu Vương đều nhận được những thần vật do Tây Vương Mẫu ban cho như bảo châu, ngọc bội.

Đây là ảnh  về Duyên phận
(Ảnh: bobo.nownews)

Nhạc vũ kỳ duyên

Vào một ngày nọ, nước Quảng Diên cống tiến cho Chiêu Vương hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp, lại biết nhảy múa. Một vị tên là Toàn Quyên, vị kia tên là Đề Mô; hai người đều có làn da trắng như bạch ngọc, vóc người nhỏ nhắn nhẹ nhàng, khi múa lại tỏa ra hương thơm vô cùng hấp dẫn. Thân hình nhu mỳ mỹ diệu mà an tĩnh, lúc đi lại thường không thấy bóng người, quanh năm không biết đói bụng, có thể nói là hai mỹ nhân đặc biệt nhất từ trước tới giờ.

Yến Chiêu Vương đối với hai nàng rất tôn kính, để cho hai nàng ở trong căn phòng có cách bài trí và đồ dùng giống của đế vương, thường cho mang những đồ ăn ngon nhất đến cho hai nàng.

Đây là ảnh về Nhạc vũ
(Ảnh: blog.sina)

Có một lần, Chiêu Vương lên “Sùng Hà đài” và mời hai vị nữ tử tới biểu diễn một điệu múa. Khi các nàng đi đến thì dường như có một làn gió đột ngột ùa tới, đưa toàn thân của hai nàng bay lượn trên không trung; các nàng biểu diễn tổng cộng 3 vũ điệu:

Vũ điệu thứ nhất gọi là “Oanh trần“, biểu lộ thần thái của hai nàng khi bay lên cao ngang tầm mắt. Vũ điệu thứ hai gọi là “Tập vũ“, dáng múa trở nên uyển chuyển giống như lông chim, lựa theo gió mà phiêu vũ. Đoạn cuối cùng có tên “Toàn hoài“, với y phục bằng lụa mềm mại cộng với động tác múa làm lộ ra những đôi tay, đôi chân hết sức nhỏ nhắn của hai nàng, tựa như nước chảy mây trôi.

Yến Chiêu Vương sau khi xem 3 điệu múa thì trong lòng rất hứng khởi, truyền cho các nhạc quan cùng cung nữ đệm đàn ca hát. Các nhạc quan mặc dù có thể tấu lên những điệu khúc vang dội, thanh thúy, nhưng so với điệu múa của hai nàng tiên thì có chút không cân xứng.

Chiêu Vương còn đem phấn hoa rải dày trên mặt đất, chỗ hai nàng nhảy múa, nhưng kì lạ là hai nàng không hề để lại bất kì dấu chân nào. Từ đó mà Chiêu Vương biết rằng hai vị mỹ nữ này quả không phải là người phàm, liền dành riêng “Sùng Hà đài”  cho hai nàng, đồng thời phái các vệ sĩ tới bảo vệ nơi đây.

Đây là ảnh về Nhạc vũ
(Ảnh: cxtuku)

Tiên nữ ở lại đến lúc người đắc Đạo viên mãn

Không lâu sau, đại thần Cam Cần tu thành viên mãn đã thăng thiên bay đi. Trước khi đi, ông nói với Yến Chiêu Vương cố gắng kiên định tín niệm, giữ cho tâm chí tinh khiết, ắt sẽ có ngày tu thành. Ba mươi ba năm sau, Yến Chiêu Vương không bệnh tật gì mà mất. Sau khi mất, thân thể ông hết sức mềm mại, còn tỏa ra mùi hương thơm bay khắp cung điện.

Sau này người dân Yến quốc mới truyền tai nhau rằng do Yến Chiêu Vương có lòng tu luyện, cầu đạo thành thần, nên trời cao để tiên nữ hóa thành hình dáng phàm nhân, hạ thế gặp Yến Chiêu Vương, khích lệ sự tu luyện của ông.

Và cũng mãi cho đến khi Chiêu Vương tu thành, hai mỹ nữ đó mới rời đi, không ai biết các nàng đi đâu. Mấy năm sau tin liền truyền ra: ở khu vực Hán Giang ở phía nam xuất hiện các tiên nữ dạo chơi bên cạnh bờ Lạc Thủy…

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm: Du ngoạn nơi Lạc Thủy, kỳ duyên được gặp điệu múa thần tiên

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||164c40544__

Từ Khóa: