Sau khi bỏ ra 26 triệu euro và hơn chín năm xây dựng, phòng triển lãm nghệ thuật trang trí mới của Bảo tàng Louvre dành riêng cho ba thế hệ, từ thời “vua mặt trời” Louis XIV qua vua Louis XV tới vua Louis XVI, với bộ sưu tập giới thiệu một thế giới đầy màu sắc, cho phép người xem quay trở lại kỷ nguyên huy hoàng của nghệ thuật nước Pháp khiến cả thế giới phải mê mẩn.

Đồ nội thất và nghệ thuật từ khoảng năm 1730 đến năm 1755. (Ảnh: RMN-GPmusée du Louvre/Olivier Ouadah)

Phòng triển lãm mới được thiết lập trên tầng hai của tòa Sully Pavilion nằm trong cung điện kiêm bảo tàng Louvre nổi tiếng. Hơn 2.000 món đồ được trưng bày trong khu vực rộng 2.183 mét vuông – từ những đồ gỗ trang trí và tường đá cẩm thạch, đồ nội thất bằng đá cẩm thạch hoặc sơn mài, thảm tinh xảo, đồ trang sức bằng vàng và bạc, các dụng cụ khoa học, đồ gốm và sứ. Tất cả hiện vật là để giới thiệu về sự đa dạng trong phong cách từ thời Louis XIV, không chỉ giúp giữ gìn vẻ đẹp sáng tạo và chân thực của từng thời kỳ, mà còn phản ánh những đặc trưng của nghệ thuật trang trí thế kỷ 18 của Pháp.

Đồ nội thất theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1775 đến năm 1785. (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist. RMN-GP/Olivier Ouadah)

Bảo tàng này đã xây dựng một tuyến tham quan để mọi người có thể cảm thụ bằng trực giác, cùng với việc trưng bày hiện vật theo ba giai đoạn lịch sử khác nhau theo thứ tự thời gian: từ triều đại của vua Louis XIV từ năm 1660 đến năm 1725, thời kỳ Regency (bắt đầu sau năm 1715); vua Louis XVI đã rất thành công trong thời kỳ đầu của triều đại Công tước xứ Orleans với phong cách Rococo 1725-1755, thời kỳ tân cổ điển 1755-1790 của triều đại của Louis XVI. Chuyến tham quan này có thể đưa mọi người vào một hành trình cảm xúc của người Pháp qua thời gian, cho phép người xem theo dõi và trải nghiệm sự phát triển liên tục của các phong cách và kỹ thuật tạo tác đồ dùng gắn liền với nghệ thuật.

(Ảnh: Musée du Louvre, dist.RMN/Thierry Ollivier)

Phòng triển lãm tủ kính

Ngay từ thế kỷ thứ 18, cung điện Versailles luôn là tâm điểm của đời sống văn hóa châu Âu. Nhờ sự huy hoàng của triều đình Pháp, sự thịnh vượng của Paris được đảm bảo, nền kinh tế của thủ đô nước Pháp được phát triển và từng bước trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật châu Âu. Sau này, với sự mở rộng của thành phố, sự trỗi dậy của một giai cấp tư sản có giáo dục và xu hướng làm giàu các tinh hoa văn hóa, việc sáng tạo nghệ thuật đã được thúc đẩy.

Vào thế kỷ thứ 18, giới trí thức tinh anh của xã hội thường đến tham gia các cuộc tụ họp của những người nổi tiếng, và những chiếc ghế sa-lông cũng từ đây mà được sáng tạo ra. Những chốn hẹn hò và nhà ở sang trọng gia tăng, không thể tách rời việc đi kèm với  những đồ nội thất xa xỉ. Các cửa hàng đồ nội thất khác nhau chắc chắn là nơi biểu hiện sự tinh tế của thời đại và nghệ thuật phục vụ cuộc sống. Phòng triển lãm tủ kính “Period rooms et salles de vitrines” tái hiện lại những gian đồ nội thất và những đồ trang trí nhỏ xinh xắn cùng với một số bố cục kết cấu của phòng khách thời đại này.

Căn phòng thuộc sở hữu của Isaac de Camondo (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist.RMN-GP/Olivier Ouadah)

Trên bức tường trong căn phòng của Isaac de Camondo (1851-1911), chủ ngân hàng và nhà sưu tập người Pháp, có treo bức tranh của họa gia Le Perche từ phòng khách lớn của lâu đài Château de Voré. Ngoài ra còn những bức tranh bình dị của Jean-Baptiste Oudry (1686-1755, họa sĩ người Pháp kiêm thợ khắc in): phong cảnh mùa xuân được điểm xuyết bằng những chú chim và hoa lá với những hình vẽ ngọt ngào. Bên trong căn phòng còn trưng bày chiếc ghế của nữ hoàng do nghệ nhân Nicolas Heurtaut (1720-1771) chế tác. Các bức tường được trang trí theo một kiểu hiếm có trong giai đoạn giữa thế kỷ 18,  phản ánh sự tuyệt đỉnh của phong cách Rococo. Khách tham quan được đắm chìm trong một sắc thái hài hòa của màu xanh tinh khiết điểm xuyết màu vàng kim lấp lánh.

Đồ nội thất với nghệ thuật tinh xảo từ khoảng năm 1750 (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist. RMN-GP/Olivier Ouadah)

Gần như trong cùng thời kỳ này, phòng khách lớn của lâu đài “Grand duâtâteau d’ Aboboant” với những bức tường màu xanh, giống như một dòng suối róc rách trong rừng, bức tranh trang trí trên khung cửa phản ánh những đồ sứ mang phong cách Trung Hoa đã phổ biến trong đồ nội thất đương thời, với hình ảnh một nhóm trẻ em chơi các trò chơi: nghe nhạc, nhảy múa, chơi cờ và chơi trên thuyền đánh cá.

Đi dọc các phòng triển lãm được sắp xếp theo thứ tự thời gian, khách tham quan sẽ thấy trước mặt họ những quang cảnh còn lại vào giữa và cuối thế kỷ 18: “Palais Bourbon” với tác phẩm bức tranh trên mái vòm trong phòng khách nhỏ, được vẽ vào năm 1774, đã xuất hiện lại lần đầu tiên trước công chúng sau khi được tu bổ và sửa chữa.

Bức tranh trên mái vòm phòng khách nhỏ của “Palais Bourbon”, được vẽ năm 1774. (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist.RMN-GP/Thierry Ollivier)

Sau đó, phong cách tân cổ điển đã nổi lên ở cuối thời Louis XV. Sau khi cháu trai Louis XVI kế vị ngai vàng, xu hướng này ngày càng rõ ràng hơn.

Đồ nội thất tân cổ điển từ 1765-1780. (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist. RMN-GP/Olivier Ouadah)

Căn phòng phía tây của lâu đài là “Piranèse salle” thì lại tràn ngập một bầu không khí Hy Lạp. Từ bức tượng cổ của Léon Dufourny (1754-1818), cũng như những mảng đá cẩm thạch của Ý được thu thập vào thế kỷ 18 trên những bức tường màu hồng nhạt, những chiếc bình hoa được đặt trên các đế bằng đồng, đặc biệt là đồ nội thất của Công tước Duc d’ Aumont làm nổi bật nguồn gốc của xu hướng tân cổ điển này.

Đồ nội thất và bộ sưu tập của Nữ hoàng Marie Antoinette của vua Louis XVI. (Ảnh: 2014 Musée du Louvre, dist. RMN-GP/Olivier Ouadah)

Từ những căn phòng có nền màu hồng đến màu trắng như tuyết, những khách tham quan đã bước sang phòng trưng bày của Marie Antoinette. Những thợ mộc nổi tiếng vào thời điểm đó như Adam Weisweiler và Jean-Henri Riesener  đã được tập hợp tại cung điện Palais des Tuileries để hoàn thành một kiệt tác được thiết kế bởi Château de Saint-Cloud. “Thời khắc đỉnh cao” này cũng là vinh quang cuối cùng của nghệ thuật cổ điển nước Pháp trước tác động tàn phá của cuộc cách mạng cuối thế kỷ 18.

(Còn tiếp)

Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch