Những nhạc sĩ tên tuổi đầu tiên rời Việt Nam khoảng cuối năm 1975. Trong những năm sau đó, một chủ đề sáng tác chính của họ là nỗi nhớ Việt Nam và nhớ Sài Gòn, gợi nhớ đồng lúa, lũy tre, dòng sông, mong muốn được về thăm mảnh đất quê hương. “Mưa trên quê hương” là một trong số đó…

“Mưa trên quê hương” của hai nhạc sĩ Quang Tuấn và Minh Châu dường như được dành tặng những người con xa quê, lời ca kết là nỗi nhớ mưa nhớ đất nhớ cố hương, hẹn ngày trở về:

“Chiều mưa nhớ ai 
Tháng năm mỏi mòn từng ngày dài hoài mong cố hương 

Nghẹn ngào mưa rơi, nhớ thương quê mẹ 

Ước mong sum vầy, hẹn một ngày con sẽ quay về”.

Công Nghĩa, Thiện Nhân – Mưa trên quê hương Cặp đôi vàng Ca nhạc:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Nhạc sĩ Trương Quang Tuấn (1961- 2005), trong cuộc đời nghệ thuật của mình, ông đã viết khoảng 200 ca khúc, trong đó có khoảng 60 ca khúc đã phổ biến, gồm cả nhạc trẻ lẫn âm hưởng dân ca. Với những giai điệu ngọt ngào, ca từ mượt mà nên những nhạc phẩm của Trương Quang Tuấn đều mang đậm chất tình tự dân gian bình dị, gần gũi nhưng ý nhị, sâu sắc và được đông đảo các khán giả mộ điệu yêu thích.

Nhắc đến nhạc sĩ Trương Quang Tuấn, nhiều người sẽ không thể nhớ ra nổi ông là ai nhưng nếu nói về “gia tài” ông để lại thì bạn sẽ biết ngay với hàng loạt những ca khúc tên tuổi về quê-hương, về hương đồng cỏ nội, tình yêu nơi thôn giã như: Thương nhau lý tơ hồng, Nhớ mẹ lý mồ côi, Mưa trên phố Huế, Tình đắng khổ qua, Chuyện tình bên ao cá, Ầu ơ…Lý ru con, Bướm đậu Mù-U, Như lá thu phai, Thương em lý nàng ơi, Thương em lý miệt vườn, Nón Bài Thơ, Mưa trên phố Huế, Tóc dài em bỏ đi đâu, Chim sáo tương tư, Hoài niệm trắng…

Minh Châu (tên thật Trần Minh Châu), sinh năm 1960 tại Đà Nẵng và lớn lên tại Sài Gòn, là một nhạc sĩ người Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam – Hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Minh Châu có thể làm giám khảo kiêm giám đốc âm nhạc cho chương trình Vietnam Idol, là người phụ trách âm nhạc cho Giai điệu bí ẩn, rồi Song ca cùng thần tượng… Nhưng tất cả vẫn chỉ là công việc làm để kiếm tiền và dùng tiền ấy để phát hành đĩa về nhạc quê hương.

Tuy học guitar từ thuở nhỏ, lớn lên cũng sống bằng nhạc nhẹ phương Tây, nhưng lại nổi tiếng là người đam mê âm nhạc dân tộc, trong hầu hết tác phẩm của ông đều có sự xuất hiện của nhạc cụ dân tộc, mang màu sắc quê hương. Ngoài trường ca Bức tranh non nước, Trường ca người Việt, ông từng phát hành đĩa nhạc Giấc mơ hồng (2001), Chồi xanh (2003), Lời hát kinh cầu (2008) mà ở đó chúng ta tìm thấy những lời ca về thân phận, về hồn dân tộc và nguyện ước tương lai.

 Lời bài hát: Mưa Trên Quê Hương

(Sáng tác: Trương Quang Tuấn, Trần Minh Châu)

Mưa trên những luống rau xanh màu
Mưa trên những khóm hoa dây trầu
Lòng dạt dào niềm vui phơi phới, hờ hớ hơ

Mưa cho đám lúa reo thanh bình
Mưa cho những chú trâu phơi mình
Mưa cho mẹ già em bé cười đậm tình

Mưa trên những nhánh sông mơ màng
Mưa trên những lũy tre quanh làng
Từng giọt nhẹ nhàng rơi trên lá, hà há ha

Mưa chan lớp đất khô trên đồng
Mưa tươi mát khát khao trong lòng
Cho gia đình nồng thêm nghĩa tình vợ chồng

[ĐK:]

Hò ơi, ơi hò!
Tiếng mưa rơi đều dạt dào tình quê hương mến yêu
Ruộng đồng thêm xanh, đất đai an lành
Lứa đôi gia đình nở nụ cười ôm lấy tình xanh.

Âm nhạc Việt Nam từ sau 1975, các nhạc sĩ của Sài Gòn, một số còn ở Việt nam, một số sang nước ngoài và định cư tại đó và vẫn tiếp tục sáng tác, kết hợp cùng với những nhạc sĩ trẻ hơn đã tạo nên dòng nhạc hải ngoại.

Tác phẩm Mưa trên quê hương được đầu tư rất công phu cho thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật quay, trang phục… đã gặt hái thành công. Cho dù là được thể hiện bởi các ca sĩ hải ngoại hay trong nước thì các tác phẩm mang âm hưởng dân ca đều đi vào lòng người. Cảm ơn tác giả, cảm ơn tấm lòng của những người con xa xứ!

Kỳ Văn

Xem thêm: