Truyền thuyết kể rằng trong thời kỳ cổ xưa, cùng với vàng, bạc, kim cương, còn có một kim loại quý khác rất được ưa chuộng và được khai thác ở Atlantis. Kim loại đó được gọi là Orichalcum. Tưởng nó mãi chỉ có trong truyền thuyết. Vậy mà đến một ngày đẹp trời gần đây, người ta lại tìm thấy nó trong xác một con tàu đắm….

Urukilla và Chuquicamata là hai mỏ orichalcum hay tumbaga tự nhiên trong quá khứ ở Nam Mỹ. Urukilla nằm ngay tại Pampa Aullagas, nơi được coi là thành phố trung tâm Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)

Các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã được phát hiện với số lượng lớn trong xác một con tàu đắm khoảng 2.600 năm trước ở ngoài khơi Sicily, theo thông tin được công bố hồi đầu năm nay bởi Discovery News.

Tượng 2 vị vua sinh đôi của người Aymara đã từng trị vì Altiplano được làm từ orichalcum hay tumbaga (ảnh: atlantisbolivia.org)

Con tàu mang theo thứ kim loại phù hợp với mô tả về Orichalcum, bị chìm ngoài khơi bờ biển Gela gần phía nam Sicily khi nó đang chuẩn bị cập cảng. Có thể nó đã gặp một cơn bão.

Theo Discovery News, Sebastiano Tusa, giám đốc Văn phòng giám sát biển Sicily cho biết: “Thời gian con tàu bị đắm vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên”. “Nó đã được tìm thấy cách bờ biển Gela khoảng hơn 300m ở độ sâu 3m”.

Bức tượng người chim được làm từ orichalcum/tumbaga (ảnh: atlantisbolivia.org)

Con tàu có thể đang trên đường trở về từ Hy Lạp hay Tiểu Á. Hàng hóa của nó bao gồm 39 thỏi kim loại quý.

Orichalcum được coi là một kim loại quý ngay cả trong thời đại Plato. Nhà triết học Plato đã viết về nó trong cuốn sách “Đối thoại Critias” năm 360 trước Công Nguyên.

Cho đến ngày nay, người ta mới chỉ nghe đến tên gọi của nó chứ chưa từng nhìn thấy.

Plato viết: “Toàn bộ bên ngoài của ngôi đền (dành riêng cho Poseidon và Cleito), các cây cột được phủ bạc, còn các đỉnh của nó thì được phủ bằng vàng”.

Cuốn sách trên được Benjamin Jowett dịch và xuất bản bởi Internet Classics Archive thuộc Viện Công nghệ Massachusettes.

Một bức tượng chiếc bè được làm từ orichalcum/tumbaga (ảnh: atlantisbolivia.org)

“Bên trong nội thất của ngôi đền, phần mái được làm từ chất liệu ngà. Các chi tiết trên đó được chạm khắc rất kỳ lạ với họa tiết bằng vàng, bạc và Orichalcum ở khắp nơi; Các bộ phận khác như các bức tường, các cây cột và sàn thì được phủ bằng Orichalcum”.

Nhưng Orichalcum chính xác là gì? Vì nó không hề xuất hiện trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nó chắc chắn không phải là một kim loại đơn chất.

Trái: mặt nạ bằng orichalcum đã được xử lý bề mặt trông giống như vàng. Phải: mặt nạ từ orichalcum trông giống như đồng khi không được xử lý bề mặt (ảnh: atlantisbolivia.org)

Ngoài ra, Plato còn mô tả màu sắc của nó: “Toàn bộ bức tường bao bọc phía ngoài cùng được phủ một lớp đồng thau. Bức tường bên trong tiếp theo được phủ thiếc, còn lớp tường thứ ba bao bọc khu trung tâm thì lấp lánh với ánh sáng màu đỏ của Orichalcum.”

Chiếc mặt lạ và cổ áo được làm bằng Orichalcum

Người ta nói rằng Orichalcum được tìm ra bởi Cadmus, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, người được cho là đã lập nên thành phố Thebes thời kỳ Hy lạp cổ đại và mang đến bảng chữ cái Hy Lạp từ Phoenicia.

Dario Panetta từ trung tâm Chất lượng công nghệ (Technologies for Quality ‘TQ’) cho Discovery News biết ông đã sử dụng tia X để phân tích thành phần của các thỏi kim loại Orichalcum.

Tusa cho biết thêm:

Chưa có chất liệu nào tương tự như vậy từng được phát hiện”.

Thành phố Gela được thành lập năm 689 trước Công Nguyên và phát triển thành một thành phố giàu có với vô số các xưởng thủ công. Tusa tin rằng chính Orichalcum quý giá đã được sử dụng trong các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và chế tác đồ trang trí chất lượng cao, làm nên sự thịnh vượng của Gela.

Hoàng Lâm – Hà Phương (theo Epoch Times France)

Xem thêm: