Người cổ đại đã sở hữu thứ công nghệ có thể làm mềm tảng đá khổng lồ, rồi ráp khít chúng lại với nhau.
Với những công trình cổ đại được tìm thấy, chúng ta có thể phát hiện rằng người cổ đại phát triển hơn so với chúng ta ngày nay. Dưới đây chúng ta hãy thử tưởng tượng về cách mà người cổ đại “lắp ráp” và di chuyển những khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào, nếu phát hiện ra được và có thể ứng dụng vào thực tế thì công nghệ hiện đại sẽ có bước đột phá lớn.
Nếu bạn ngắm kỹ cấu trúc các công trình và tường làm từ các khối cự thạch ở Nam Mỹ – như khối đá với 12 cạnh ở Cuzco, Peru – ngay lập tức bạn thấy chúng được xếp khớp với nhau rất chính xác.
Những ghi chép về lịch sử cổ xưa kể về người Inca, những người đã sống ở Peru (trước khi bị người Tây Ban Nha chiếm đóng), là những người đã xây dựng lên tất cả các công trình được tìm thấy trong khu vực này.
Theo phương thức chúng ta biết đến thì sẽ “sử dụng” các khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào?
Làm thế nào mà người Inca có thể xây dựng các công trình với một sự chính xác như thành trì Saksaywaman với những khối đá nặng tới 150 tấn, chồng khít vào nhau, trong khi người ta không tìm thấy được “công nghệ” mà họ dùng để xây dựng?
Lời giải thích “chuẩn mực” là người Inca bằng cách nào đó đã cố gắng sử dụng một phương pháp “ước lượng và thử” để cắt, xẻ các khối đá với các công cụ bằng đá của họ rồi đặt khối đá vào vị trí, nhìn ngắm nên cắt thế nào để các khối đá ăn khớp với nhau, nếu chưa khớp thì họ lại nâng đá lên và cắt xẻ khối đá một lần nữa rồi thử lại….và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi khớp thì thôi.
Phương pháp này có lẽ đã được áp dụng trong thế kỷ XVI và XVII, khi người Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo đã quan sát cách mà người Inca xây dựng các công trình. Vào thời điểm đó, người Inca chỉ xây dựng các công trình với những phiến đá nhỏ hơn nhiều, và không đạt độ chính xác cần thiết để tạo nên các khối 12 cạnh.
Chỉ với búa đá tròn dường như cắt xẻ những khối đá vừa to vừa nặng như vậy là điều không thể. Nhất là với các khối đá có trọng lượng 100 tấn!
Mặc dù đưa ra những cách giải thích kiểu như trên, nhưng các nhà khoa học trong đó có nhà khảo cổ Jean-Pierre Protzen vẫn phải thừa nhận rằng cách giải thích như trên là không khả thi. Nhất là bằng cách nào mà người Inca có thể vận chuyển và lặp đi lặp lại việc nâng lên hạ xuống những khối đá lớn như vậy. Một số mỏ đá cách xa địa điểm xây dựng khoảng từ 30km trở lên, lại còn nằm ở các khu vực đồi núi.
Di chuyển các khối đá lớn không phải lúc nào cũng là điều không thể. Nếu mỏ đó ở trên cao hơn so với công trình xây dựng, hay khi không có sự chênh lệch về độ cao, nhưng nếu có không gian rộng lớn để nhiều người có thể kéo đá, thì vẫn có thể di chuyển những phiến đá khổng lồ này.
Ví dụ khối đá Tonnerre dùng làm trụ cho bức tượng đồng Kỵ sĩ ở St Petersburg, Nga, nó nặng 1.500 tấn, được di chuyển chỉ bằng sức người vào năm 1768.
Nhưng ở một xã hội chỉ có các công cụ thô sơ, và không có kỹ thuật tiên tiến, làm thế nào có thể vận chuyển những khối đá nặng 100 tấn qua 30 km đường núi?
Ít ra thì điều này gợi ý rằng dù ai đã xây dựng chúng, họ cũng tiên tiến hơn so với những suy nghĩ của chúng ta về họ.
Như vậy có lẽ công trình này đã được xây dựng không phải bởi người Inca. Chính người Inca cũng tiết lộ cho người Tây Ban Nha rằng các công trình này đã được xây dựng từ trước khi người Inca tới đây sinh sống, do một tộc người khác thực hiện.
Có khả năng người Inca đã xây dựng thêm lên trên nền công trình đã được dựng sẵn từ trước và những nhà biên niên sử Tây Ban Nha đã nhầm lẫn khi cho rằng người Inca đã xây dựng toàn bộ công trình?
Nếu những người xây dựng công trình này thậm chí còn xa xưa hơn tổ tiên của người Inca, thì chẳng phải điều đó trái ngược với hiểu biết về lịch sử của chúng ta, rằng những nền văn minh xa xưa hơn người Inca không thể có được kiến thức và khả năng xây dựng những công trình phức tạp tiên tiến như vậy?
Công nghệ của những nền văn minh cổ đại đi ngược lại với suy nghĩ của chúng ta về họ.
Vì vậy, chúng ta có khả năng đang tìm về một nền văn minh tiên tiến cổ xưa hơn nền văn minh của người Inca, nhưng chúng ta lại không biết tí gì về họ, ngoài trừ việc họ có thể xây dựng các công trình như Saksaywaman.
Những khối đá này được di dời như thế nào vẫn còn là một bí ẩn, và đó cũng là bí ẩn đối với các công trình cự thạch khác, như Kim tự tháp Giza.
Mặc dù ngày nay chúng ta có thể vận chuyển các khối đá lớn như vậy và nâng chúng lên cao, nhưng suy nghĩ của chúng ta về sự tiến bộ công nghệ của người cổ xưa không phải lúc nào cũng phù hợp với các thành tựu mà chúng ta thấy được từ các công trình của họ. Phải chăng cần phải thay đổi cách suy nghĩ về các nền văn minh cổ xưa?
Tuy nhiên, có một vài giả thuyết về cách gia công ra các khối đá như vậy. Nhiều truyền thuyết địa phương nói về một dung dịch của người cổ xưa được chiết xuất từ thực vật, có đặc tính làm mềm đá.
Các nhà thám hiểm như Percy Fawcett huyền thoại, cũng như Hiram Bingham người đã khám phá ra Machu Picchu, đều được nghe về những truyền thuyết tương tự. Bên cạnh đó, Jorge A. Lira, một linh mục Công giáo, năm 1983 đã khẳng định có thể tái chế dung dịch làm mềm đá, nhưng ông lại không thể làm cho đá cứng trở lại.
Những dấu tích trên một số khối đá của công trình Saksaywaman trông rất giống bê tông hiện đại – điều đó chỉ ra rằng đá đã được đúc hoặc được gia công ra hình dáng như ta đã thấy.
Trong khi điều này vẫn là giả thuyết, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng việc dùng búa đá và nâng đá lên nhiều lần để gia công sẽ không đạt được độ chính xác cũng như lực cần thiết để xây dựng được Saksaywaman. Những công trình như vậy sẽ thôi thúc chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ và nhận ra rằng người cổ xưa có thể có trình độ tiến bộ hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn hằng tưởng.
Xuân Hà
Xem thêm: