“Tây Du Ký” là kiệt tác nổi tiếng khắp thế giới ngay từ khi ra đời cho tới tận ngày nay. Trong đó, tình tiết Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh thực sự trở thành một câu chuyện đặc sắc và kinh điển nhất. Nhưng, Bạch Cốt Tinh rốt cuộc là ai? Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh hàm chứa đạo lý gì?
Con người trên thế gian, hết thảy đều là vì tình cảm mà sống. Cả đời của một người đều mang nặng chữ tình, tình cảm thân quyến, tình cảm với cha mẹ, anh em, bạn bè…
Nhiều người vì cái tình cảm này quá nặng mà đau buồn, thống khổ không còn thiết tha gì, mãi đến khi thân thể đã hóa thành “cốt trắng” rồi cũng chưa thôi. Những người vì tình cảm mà mất lý trí, không nhìn rõ được gì nữa thì chẳng phải là đã bị tình cảm mê hoặc rồi sao?
“Thầy trò Đường Tăng gặp Bạch Cốt Tinh
Bạch Cốt Tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, Tôn Ngộ Không là chướng ngại lớn nhất của nó. Bạch Cốt Tinh muốn ăn thịt Đường Tăng thì trước tiên phải loại bỏ sự bảo hộ của Tôn Ngộ Không. Thủ đoạn của Bạch Cốt Tinh chính là dùng tình cảm thân quyến của con người để khống chế Đường Tăng, tạo ra sự ly gián giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, mê hoặc hai thầy trò họ để hòng ăn thịt họ. Đặc biệt, Bạch Cốt Tinh còn dùng cách lợi dụng tình cảm thân quyến càng lúc càng mạnh hơn để tạo ra mâu thuẫn giữa thầy trò họ càng lúc càng gay gắt hơn.
Trước tiên, nó biến hóa thành một cô thôn nữ đi đưa cơm cho chồng. Sau khi bị Tôn Ngộ Không nhìn thấu, nó lại biến hóa thành bà mẹ già đi tìm con gái bị mất tích. Bạch Cốt Tinh chính là lợi dụng tình cảm mẹ con để làm động tâm Đường Tăng. Sau khi bị Tôn Ngộ Không phát hiện ra lần thứ hai, Bạch Cốt Tinh lại biến thành người cha, để tăng thêm mức độ động tâm của Đường Tăng trước tình cảm vợ chồng, tình cảm cha con.
Một người bình thường, khi chứng kiến cảnh cha con, mẹ con, vợ chồng bị chia ly thì sao không thể động tâm được? Một khi người ta bị động tâm sẽ rất dễ bị loại tình cảm này chi phối mà mất lý trí, không còn đủ tỉnh táo để nhìn rõ bản chất của sự việc và sẽ xử lý theo cảm tình. Đường Tăng lúc này chính niệm (những ý niệm chính trực, đúng đắn) đã bị mê hoặc mà đuổi Tôn Ngộ Không đi. Yêu kế của Bạch Cốt Tinh đã thành công.
Đường Tăng sau này mới biết rõ được bộ mặt thật của Bạch Cốt Tinh, Trư Bát Giới cầu xin Tôn Ngộ Không cứu mạng, thầy trò họ rốt cuộc vượt qua được giai đoạn tu luyện này.
Bạch Cốt Tinh ở đây chính là đại biểu cho cái tình cảm ấy. Ma tình chính là Bạch Cốt Tinh. Bạch Cốt Tinh chính là thao túng cả đời của một người. Người tu luyện nếu không nhảy xuất ra khỏi cái tình cảm này thì đời đời kiếp kiếp sẽ ở trong yêu động của con ma ấy. Con người một khi vượt xuất ra khỏi tình cảm thông thường thì người ta sẽ mang trong mình lòng từ bi, nó là cao thượng hơn.
Vì sao Đường Tăng bị mê hoặc?
Đường Tăng đối với Tôn Ngộ Không là rất tín nhiệm. Hết thảy yêu quái gặp phải trên đường đều là Tôn Ngộ Không ra tay diệt trừ. Vậy vì sao, Đường Tăng lại bị Bạch Cốt Tinh mê hoặc làm lay động lòng mà đuổi Tôn Ngộ Không để đến nỗi suýt mất mạng?
Đối với người đã kết hôn và có con, thì tình cảm lúc này chính là tình yêu vợ chồng và tình cốt nhục. Đối với người chưa kết hôn hay không kết hôn thì sự hấp dẫn lớn nhất đối với họ chính là tình yêu nam nữ, tình cảm mà họ hướng tới và theo đuổi là tình vợ chồng. Một khi nhất nhất bị chấp trước, không buông bỏ được loại tình cảm ấy thì chẳng phải là đã bị Bạch Cốt Tinh mê hoặc sao?
Tôn Ngộ Không bị mất tín nhiệm của Đường Tăng, điều này muốn nói gì?
Tôn Ngộ Không cứu người đương nhiên là đúng đắn. Nhưng bởi vì chỉ Tôn Ngộ Không mới có được con mắt phân biệt rõ người thường và yêu tinh, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Ngộ Tĩnh đều là mắt thịt không nhìn thấy được. Đây chính là sự khác biệt lớn giữa bốn thầy trò họ.
Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đều là “tự mình nhìn thấy, tự mình làm” còn ba người kia đều là nhìn thấy “ông lão, bà lão và cô thôn nữ” chứ không phải yêu tinh. Tôn Ngộ Không không hiểu được rằng tư tưởng căn bản và năng lực tiếp nhận của Đường Tăng và các sư đệ là kém hơn mình.
“Con khỉ” ấy chỉ nghĩ đến việc, bản thân nhìn thấy liền hành động để bảo vệ Đường Tăng mà không để ý đến cảm nhận của ba người còn lại. Nó không hiểu được rằng, việc mình làm phải để người khác hiểu được, phải phù hợp với cách nghĩ và năng lực tiếp nhận của người khác, cho nên kết quả là tạo cơ hội cho Bạch Cốt Tinh châm ngòi ly gián, khiến chính Tôn Ngộ Không bị người nhà “vây đánh”.
Nếu như, Ngộ Không hiểu được nguyên do này, trước tiên giảng giải rõ để Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng hiểu được việc mình làm thì đó mới thực sự là cứu họ tránh bị rơi vào cái nạn mà Bạch Cốt Tinh mê hoặc tạo ra.
Điểm này cũng giống như một số người bình thường chúng ta. Trong cuộc sống, mỗi người có năng lực, khả năng nhìn nhận vấn đề là khác nhau. Có người sẽ có khả năng tốt hơn người khác một chút, cũng có thể là hơn rất nhiều. Khi hai người có sự khác nhau về cách nhìn nhận trên cùng một vấn đề, thông thường nếu một người không giải thích được cho người kia hiểu thì sẽ dễ dàng bị mâu thuẫn và tạo ra khoảng cách.
Một số người tu luyện sống trong xã hội cũng vậy, họ không để tâm đến việc lời nói, hành vi và cách nghĩ của mình có phù hợp với người bình thường hay không, có để người khác liễu giải được hay không, kết quả tạo thành một loại phản tác dụng, thậm chí là gây tác dụng phá hoại.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: