Tại các sa mạc hay thảo nguyên rộng lớn, lạc đà chỉ có kẻ thù tự nhiên là chó sói. Chó Sói từ trước đến nay luôn được xưng là kẻ hung bạo tàn ác, nó dùng hàm răng làm vũ khí để chinh chiến, cắn giết con mồi.
Về điểm này thì lạc đà khẳng định chắc chắn không thể là đối thủ của chó sói được, nhưng mà, lạc đà lại có một phương pháp sinh tồn khác, phương pháp này không phải là tấn công, mà là chạy trốn.
Mỗi khi lạc đà gặp chó sói, chó sói luôn vội vã chủ động tấn công với mưu đồ “tốc chiến tốc thắng”, còn lạc đà lại không vội vàng ứng phó, thông thường nó sẽ gầm rú lên một tiếng vang trời, rồi mới vung bốn vó mà phi nước đại.
Nhưng chó sói cũng đâu thể buông tha cho một con mồi ngon như thế ở ngay kề miệng, nên nó sẽ liều mình mà truy đuổi. Nó không thể ngờ rằng, việc truy đuổi này lại trúng với kế của lạc đà khiến nó chắc chắn sẽ phải chết.
Tốc độ chạy trốn lúc ban đầu của lạc đà đương nhiên không bằng tốc độ của chó sói, song lạc đà là kẻ chạy trước, cho nên cứ chạy mãi chạy mãi thì chó sói cũng chạy chậm lại. Lạc đà thấy vậy cũng chủ động chạy chậm lại, nhằm tạo cho chó sói một chút khích lệ, một chút hi vọng. Lúc này, chó sói quả nhiên trúng kế, nó tiếp tục dùng sức lực đuổi theo, lạc đà cứ tiếp tục chạy trốn, hai bên đều sức cùng lực kiệt, nhưng trên thực tế so ra thì chó sói chính là bên bị sức cùng lực kiệt hơn.
Lạc đà từng bước, từng bước, dẫn chó sói đến một nơi không có nước, không có đồ ăn, không có sự sống trong sa mạc rộng lớn… chó sói dùng hết chút khí lực cuối cùng, tứ chi mềm nhũn ra, miệng sùi bọt mép…, ôi thôi, sắp bị mất mạng rồi!
Đến lúc này, lạc đà vẫn còn đủ chút sức lực, nên nó cứ như vậy mà đánh bại kẻ thù của mình.
“Hiệu ứng Matthew” có nói: “Cường giả hằng cường, nhược giả hằng nhược” (tạm dịch: kẻ mạnh vĩnh viễn mạnh, kẻ yếu vĩnh viễn yếu).
Lạc đà là động vật ăn cỏ, chó sói là động vật ăn thịt. Nghe sơ qua thì thấy, lạc đà với tư cách là kẻ yếu mà lại đánh bại được chó sói với tư cách là kẻ mạnh, giống như “thiên phương dạ đàm” (tạm dịch: chuyện mơ tưởng hão huyền, chuyện không thể xảy ra). Nhưng trên thực tế, kẻ yếu là có thể đánh bại được kẻ mạnh.
Thực ra, lạc đà không phải là trực tiếp giao chiến với chó sói, mà nó dùng sức chịu đựng và trí tuệ để làm chó sói suy sụp. Về điểm này, lạc đà đã phát huy hết được ưu thế của bản thân mình, tránh được thế yếu của mình, cuối cùng giành được chiến thắng. Kiên trì đến cuối cùng, khiến toàn bộ những nhân tố bất lợi đều biến mất. Từ một hành động cải biến cục diện bị động ban đầu, lạc đà trở thành bên chiến thắng, trở thành kẻ mạnh.
Chó sói với bản tính tham lam đã tự làm hại mình, còn lạc đà lợi dụng bản tính tham lam của sói để cứu mình, bởi vậy có thể thấy, sói là bị chính bản thân mình đánh bại.
Con người cũng như thế, cái khó khăn nhất của một người chính là chiến thắng bản thân mình. Cho nên, người Trung Hoa có câu châm ngôn: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (tạm dịch: có lòng bao dung lớn, không muốn lại được) . Muốn phá được “hiệu ứng Matthew”, chuyển bại thành thắng, chính là phải dùng ưu thế của mình đánh bại đối phương, khiến mình trở thành kẻ mạnh.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
- Thiền sư và tên trộm
- Phú ông và đại sư ngồi thiền
- “Trừ ác dương thiện, biết việc cổ nhân”, soi vào lịch sử thấu hiểu lẽ được mất
- Khoa học thân thể người: Các nhà sư Tây Tạng có bí quyết gì?
- Inamori Kazuo, nhà kinh doanh tài ba hàng đầu Nhật Bản quyết định trở thành một nhà sư
- Những hạt xá lợi trong tro cốt hỏa táng của các nhà sư, chúng là gì?