Hán cao tổ Lưu Bang mặc dù là người không có khả năng hiểu được tài năng, đức hạnh, điểm mạnh và điểm yếu của người tài, nhưng rất may cho ông là có được ba hào kiệt Tây Hán là Hàn Tín, Tiêu Hà, Trương Lương trợ giúp, cuối cùng trong trận tranh hùng với bá vương tây sở Hạng Vũ, đã giành chiến thắng, thống nhất Trung Quốc, khởi đầu gây dựng cơ nghiệp 400 năm của vương chiều nhà Hán.
Tào Tháo vì trân trọng người tài mới tha cho Quan Vũ
Lưu Bang dùng người đều dựa vào sự giới thiệu đề xuất của Tiêu Hà, bản thân không phải là người giỏi để nhận ra anh tài. Còn Lưu Bị trước khi được Gia Cát Lượng phụng sự giúp đỡ, mặc dù có những dũng tướng như Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân phụng sự, song chinh chiến nhiều năm vẫn không có chỗ đứng trong thiên hạ, mãi cho tới khi được Gia Cát Lượng phò tá làm quân sư, sau đó mới tiến về phía nam, chiếm được một phần đất ở Kinh Châu và xưng đế, cuối cùng hình thành nên thế trận Tam quốc diễn nghĩa. Do đó luận về đạo dùng người, mặc dù Lưu Bang và Lưu Bị đều dùng lễ nghĩa và tôn trọng để chiêu hiền đãi sĩ, nhưng anh tài phò tá bên họ, đều là trời đưa tới, chứ chưa đạt tới cảnh giới phát huy được hết tài hoa và năng lực của người tài.
Nói về ông vua trong việc trọng dụng nhân tài trong lịch sử, phải kể tới Tào Tháo của thời đại Tam quốc, đây có thể được coi là một trong những nhân vật tiêu biểu biết trọng dụng nhân tài chiêu hiền đãi sĩ.
Trong tác phẩm thơ “Đoản ca hành” của ông có viết:
“Đối tửu đương ca, Nhân sinh kỷ hà, thí như triêu lộ, khứ nhật khổ đa, khái đương dĩ khảng, ưu tư nan vong, hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang,thanh thanh tử khâm… u u lộc minh, thực dã chi bình. Ngã hữu gia tân, cổ sắt xuy sinh…”
(Tạm dịch: Trước chén rượu nên hát ca, bởi vì đời người có được bao lâu, tựa như sương sớm,… Tuổi học trò cổ áo xanh, rầu rầu lòng ta. Chính vì mi mà ta trầm ngâm cho đến hôm nay. Tiếng tác tác hươu kêu, nó đang ăn cỏ ngoài đồng. Ta có khách quý đàn ca sáo phách. Trăng sáng vằng vặc, bao giờ mới hết? Nỗi buồn từ trong lòng, không thể nào dứt…).
Thông qua ý nghĩa của đoạn thơ này có thể hiểu được tư tưởng tráng chí và ý nguyện cầu hiền tài của ông. Lời bài thơ trôi chảy, khí vận trầm hùng, đầy cảm xúc, là một trong những kiệt tác của Tào Tháo. Bất cứ khi nào đọc bài thơ này của Tào Tháo, tôi đều cảm nhận được một tình yêu thương trân trọng người tài từ sâu thẳm tận trong trái tim ông. Ông kính trọng sự trung thành dũng cảm của Quan Vũ, Khi Quan Vũ lẳng lặng ra đi, thủ hạ của Tào Tháo muốn truy kích ông nhưng Tào Tháo ngăn lại không cho đuổi theo.
Đường Thái Tông khéo léo biết dùng người để họ phát huy đúng sở trường thành những văn thần võ tướng
Xuôi theo dòng lịch sử Trung Hoa, có thể nói thánh vương minh chúa Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị minh quân biết dùng người một cách rất hoàn hảo. Vào thời Trinh Quán, quân tử và tiểu nhân mỗi người tự có vị trí của mình; tướng sĩ phục tùng mệnh lệnh, văn thần võ tướng đều có thể chơi với những điểm mạnh của riêng mình. Trong “Đế phạm”, vua Đường Thái Tông có viết:
“Cố minh chủ chi nhâm nhân, như xảo tượng chi chế mộc, trực giả dĩ vi viên, khúc giả dĩ vi luân; trường giả dĩ vi đống lương, đoản giả dĩ vi củng giác. Vô khúc trực trường đoản, các hữu sở thi. Minh chủ chi nhâm nhân, diệc do thị dã. Trí giả thủ kì mưu, ngu giả thủ kì lực, dũng giả thủ kì uy, khiếp giả thủ kì thận, vô trí, ngu, dũng, khiếp, kiêm nhi dụng chi. Cố lương tượng vô khí tài, minh chủ vô khí sĩ. Bất dĩ nhất ác vong kì thiện, vật dĩ tiểu hà yểm kì công. Cát chính phân ki, tận kì sở hữu.”
Dịch theo cách nói của người hiện đại đó là: “Cái tài của bậc minh quân thánh vương chính là cách dùng người, cũng gần giống như một người thợ mộc khi chế tác đồ, thanh gỗ thẳng thì dùng nó làm càng xe; nếu cong thì dùng làm ở phần bánh xe; thanh gỗ dài có thể dùng làm xà ngang; ngắn có thể dùng làm đẩu củng góc. Bất kể dù là cong, thẳng, dài, ngắn đều căn cứ khả năng ứng dụng của nó để sử dụng trong môi trường thích hợp.
Thánh minh quân tử khi dùng nhân tài, cũng là dùng cái đạo lý như người thợ mộc lựa chọn sử dụng nguyên liệu. Nếu là người có trí huệ, thì dùng mưu lược của anh ta; nếu là người ngu đần, thì dùng sức lực của anh ta; nếu là người dũng cảm, thì sử dụng quyền thế của anh ta; nếu là người nhát gan, thì sử dụng sự cẩn thận tỉ mỉ của anh ta. Dù là người thông minh, ngu ngốc, dũng cảm hay nhát gan, đều suy xét mọi mặt toàn diện rồi dùng anh ta cho thích hợp. Vì vậy, đối với một người thợ mộc giỏi mà nói, thì không có nguyên liệu nào là vô dụng; đối một bậc thánh nhân quân tử mà nói, không có người nào là vô dụng.
Đối với một người, đừng vì họ làm một việc xấu, mà quên đi tất cả những việc tốt đẹp họ đã từng làm. Cũng không thể chỉ vì một chút sai lầm nhỏ bé của họ, mà xóa đi mọi công lao thành tích họ đã cống hiến. Nên căn cứ vào nhiệm vụ chính trị khác nhau, phân bố sắp sếp các chức năng bộ phận quản lý khác nhau, để có thể phát huy tối đa tất cả năng lực của họ.
Theo Watchinese
Biên dịch Kiên Định
Xem thêm: