Một người cha tàn tật cùng cậu con trai đi tàu hỏa đến nơi khác làm thuê, khi nhân viên soát vé yêu cầu kiểm tra, việc tranh luận xảy ra…cậu bé nói một câu khiến mọi người trầm mặc!

Một người nông dân dẫn theo một cậu con trai tầm 5 tuổi đi tàu hỏa, hai cha con họ đều đen nhánh, tựa hồ như có thể nhìn rõ dấu vết của những ngày tháng dầm mưa dãi nắng.

Đoàn tàu đi được hơn nửa chặng đường, lúc này có một nhân viên phục vụ đi kiểm tra vé. Cậu bé giơ lên một chiếc vé trẻ em còn người cha lần tìm trong túi áo mãi một hồi lâu…rồi ngập ngừng hỏi: “Anh cho tôi hỏi!…, vé trẻ em và vé người tàn tật là cùng một loại giá phải không?

Nhân viên phục vụ vé không lên tiếng trả lời.

Anh xem, tôi là người tàn tật, ..”, ông vừa nói vứa để lộ ra chiếc chân giả của mình.

“Xuất giấy chứng nhận tàn tật ra đây”

“Thưa anh, là thế này, tôi không có giấy chứng nhận tàn tật, tôi làm thuê cho một ông chủ tư nhân rồi bị xảy ra tai nạn ngoài ý muốn này, chân bị cắt mất mà ông chủ lại bỏ trốn, ngay cả tiền công cũng không lấy được, hai cha con tôi đây cũng là đang đi tới một nơi khác làm công thôi”.

Nhân viên phục vụ vé lạnh lùng nói:

“Ông nói như vậy cũng vô ích! Quy định của chúng tôi là nhất định phải có giấy chứng nhận tàn tật thì mới được mua vé tàn tật. Ông mua vé bổ sung đi!”

Người đàn ông khắc khổ sờ mãi trong túi áo mới lấy ra được mấy đồng tiền xu rồi chảy nước mắt nói: “Anh ơi…, tôi không còn tiền…, mua được một vé trẻ con cho thằng bé đã là khó khăn rồi, tôi thật sự là người tàn tật mà anh, không tin anh cứ nhìn xem”. Nói xong, người đàn ông đưa chiếc chân giả của mình ra cho người phụ vụ vé nhìn.

Đứa con trai ngồi bên cạnh cha, đầu cúi gằm xuống không hé răng một tiếng nào, mặt đỏ bừng lên, có thể nó cảm nhận được rằng cha mình đã “trốn vé”, một hành vi mà khiến nó mất mặt hoặc là cũng có lẽ hết thảy những người xung quanh chứng kiến làm nó bị tổn thương.

Đang lúc hai bên giằng co qua lại, cậu bé nói với nhân viên phục vụ vé: “Chú ơi, cha của con rất nghèo, con có thể lau chùi cái bàn kia để trả tiền vé cho cha con được không ạ?”, nói xong, nước mắt nó trào ra đầy cả khuôn mặt, nhân viên phục vụ vé trừng mắt.

Lúc này, một người nữ nhân viên vệ sinh ở gần và nhìn thấy không nhịn được bèn nói với cậu bé: “Được con ạ, con có thể lau chùi chiếc bàn đó để trả tiền vé cho cha của con.”

Nhân viên phục vụ vé trừng mắt quay sang nhìn người phụ nữ này, đang định nói gì đó, thì bị người phụ nữ ngăn lại. Hóa ra, người phụ nữ này cũng là một người mẹ của một cậu bé 5 tuổi, lúc cô nhìn thấy người cha tàn tật và cậu bé ở vào tình thế khốn quẫn khó xử thì trong tâm cảm thấy khó chịu. Về sau, người phụ nữ đó đã bí mật trả tiền cho phục vụ vé và yêu cầu không để cho hai cha con họ biết.

Nhìn hình ảnh cậu bé mặc chiếc áo rộng thùng thình cũ rách, cổ áo rớt xuống tận bờ vai, thân hình gày gò đang chăm chỉ lau từng chiếc bàn ăn một, không ít người đã rới nước mắt. Nam tử hán nhỏ bé đang gánh chịu trách nhiệm, chắc chắn cậu bé lúc này không còn cái cảm giác mất mặt mà còn đang mỉm cười.

“Tôn nghiêm có thể thành tựu một đứa trẻ, cũng có thể hủy diệt một đứa trẻ”, nếu như nhân viên phục vụ vé khăng khăng bắt người cha phải mua vé bổ sung trong khi hai cha con họ lại không có tiền, hậu quả rất có thể làm họ xấu hổ, đối với trẻ em mà nói đó cũng là một loại tổn thương.

Nữ nhân viên vệ sinh tốt bụng giúp đỡ hai cha con họ lại còn để cho cậu bé cảm thấy là bởi vì chính mình thông qua lao động mà giúp được cha, cảm giác tự tin và thành tựu này ngàn vàng cũng không mua được.

Tự tôn đối với sự phát triển của trẻ em là vô cùng quan trọng. Lòng tự tôn của trẻ rất non nớt, một khi bị tổn thương rồi thì khó có thể liền được, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả đời của trẻ.

Chuyên gia giáo dục trẻ khuyến cáo với chúng ta rằng: “Một đứa trẻ từ nhỏ đã bị mất tôn nghiêm, sau này lớn lên rất khó để làm một người quang minh chính đại, rất khó có một nhân cách hoàn thiện. Ví dụ: Một đứa trẻ lúc còn nhỏ bị tổn thương lòng tự tôn, bị người khác chà đạp và khinh bỉ, vậy sau khi đứa trẻ đó lớn lên, rất có thể sẽ tìm kiếm và nghĩ mọi cách để được thống trị, sai khiến người khác, rất khó có được cảm giác hạnh phúc. Ngược lại, một đứa trẻ từ nhỏ đã được đối đãi công bằng, được tôn trọng, tâm thái của chúng sẽ tương đối bình thản, hiểu được lòng tự trọng, cố gắng hướng lên, vô cùng tự tin.

Các bậc phụ huynh thân mến! Nếu như mọi người muốn dưỡng thành một đứa trẻ tự tin thì hãy bảo vệ lòng tự trọng nhỏ bé của các con ngay từ bé nhé! Hãy bắt đầu từ việc để ý xem con ưa thích quần áo màu sắc gì, đồ chơi gì, đồ dùng gì và chăn mền như thế nào…

Theo NTDTV

Mai Trà biên dịch

Xem thêm: