Thái Tông hồng dương chính giáo, không phân biệt giáo phái. Quy chính lại Nho học, tuân theo và sùng kính Đạo gia, ủng hộ Phật gia, cũng hạ chiếu xây dựng nhà thờ Cảnh giáo Ba Tư, vì thế mà tín ngưỡng tôn giáo vào thời nhà Đường phát triển mạnh mẽ và trở thành thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Tiếp nhận tôn giáo phương Tây

Khi những Cảnh giáo của Phương Tây mới truyền vào Trung Hoa, Thái Tông cũng tìm hiểu về giáo lý của môn phái và biết được tôn giáo này cũng có khả năng ‘Tế vật lợi nhân’ (cứu giúp vạn vật và có lợi cho con người), ông liền ra chỉ dụ bày tỏ chủ trương xây dựng một ngôi đền Ba Tư để giảng đạo. Cảnh giáo vốn là một nhánh của Cơ Đốc giáo, mặc dù đến từ nơi xa xôi vạn dặm bên ngoài Trung Thổ, tôn giáo này cũng không tồn tại các môn các phái khác nhau, thế nhưng nó vẫn lập được chỗ đứng vững chắc. Đó là bởi vì điều chủ yếu mà Thái Tông quan tâm chính là giáo lý của môn pháp coi trọng hai chữ ‘đạo đức’, chỉ cần có thể ‘tế vật lợi người’, tức là có thể giúp người hành theo nâng cao được đạo đức. 

Vào năm Trinh Quán thứ 12 (năm 638), sắc lệnh của Thái Tông cũng trình bày như thế này về đạo lý của Cảnh giáo: “Đạo vô thường danh, thánh vô thường thể, tùy phương thiết giáo, mật tể quần sinh”. Nghĩa là Thái Tông không câu nệ về hình thức tôn giáo, phàm có thể cứu tế thế nhân hướng đến nâng cao đạo đức thì tất nhiên sẽ phát triển văn minh và là do thiên thần sáng tạo ra; nó có thể bao dung và truyền bá rộng rãi, đức độ đạt được to lớn thì khẳng định là trong nó cũng chứa điều thâm áo của vũ trụ. Chính nhờ sự trợ giúp của Thái Tông, nhiều giáo phái khác của phương Tây mới có thể đặt chỗ đứng ở phương Đông, trên mảnh đất Đại Đường mà mở ra hoàn cảnh hòa hợp, giúp cho tín ngưỡng phương Đông và phương Tây có thể tham chiếu lẫn nhau.

Tranh minh họa phái bộ Đông La Mã yết kiến Đường Thái Tông năm 643. (Ảnh: Wiki)

“Sắc lệnh xây dựng đền thờ Ba Tư” của Hoàng đế Thái Tông

“Đạo vô thường danh, thánh vô thường thể, tùy phương thiết giáo, mật tể quần sinh. Ba tư tăng a la bản viễn tương kinh giáo, lai hiến thượng kinh, tường kỳ giáo chỉ, nguyên diệu vô vi, sinh thành lập yếu, tể vật lợi nhân, nghi hành thiên hạ. Sở ti tức vu Nghĩa Nịnh phường kiến tự nhất sở, độ tăng nhập nhất nhân.” (‘Đường hội yếu’, quyển 49)  

Tạm dịch: ‘Đạo không coi trọng danh, Thánh thường xem nhẹ thân thể, thuận theo phương hướng mà xây dựng giáo đường, gắn liền với cứu tế chúng sinh. Thầy dòng Aroben người Ba Tư đến từ nơi xa xôi tới dâng lên kinh và trình bày giáo lý, căn bản là kỳ diệu vô vi, mong muốn được tiếp nhận phát triển và có chỗ đứng để cứu tế vạn vật và làm lợi cho dân, thích hợp lưu hành trong thiên hạ. Triều đình bắt đầu cho xây dựng một tu viện ở phường Nghĩa Nịnh, độ cho 21 thầy dòng”. (‘Đường hội yếu’, cuốn thứ 49)

Ngay từ khi Đạo giáo được thành lập vào thời Đông Hán, hai gia phái Phật và Đạo đã bắt đầu xuất hiện tranh chấp, không chỉ vậy, cuộc tranh giành này đã kéo dài hàng trăm năm. Đại Đường coi tu luyện Đạo gia là tôn giáo nguyên thủy, khẳng định có mối quan hệ huyết duyên với Lão Tử. Thái Tông vì để ‘Truy phong tổ tiên, lưu lại muôn đời’, vào năm Trinh Quán thứ 11 (năm 637), sau Lý Uyên, ông lại ban chiếu chỉ dụ quy định các đạo sĩ, nữ quan và tăng ni cùng hòa thượng, tức là đặt Đạo gia ở trước Phật gia. 

“Chiếu thư đặt đạo sĩ lên trước tăng ni” 

“Lão Quân thùy phạm, nghĩa tại thanh hư; Thích Già di tắc, lý tồn nhân quả. Cầu kỳ giáo dã, cấp dẫn chi tích thù đồ; cùng kỳ tông dã, hoành ích chi phong tề trí. Nhiên đại đạo chi hưng, triệu vu thúy cổ, nguyên xuất vô danh chi thủy, sự cao hữu hình chi ngoại. Mại Nhị Nghi nhi vận hành, bao vạn vật nhi hưởng dục, cố năng kinh bang trí trì, phản phác hoàn thuần. Chí như Phật giáo chi hưng, cơ vu Tây Vực, đãi vu hậu Hán, phương bị Trung Hoa. Thần biến chi lý đa phương, báo ứng chi duyên phỉ nhất. Kịp hồ cận thế, sùng tín tư thâm, nhân ký đương niên chi phúc. Gia cụ lai sinh chi họa. Do thị trệ tục giả văn nguyên tông nhi đại tiếu, hảo dị giả vọng chân đế nhi tranh quy, thủy ba dũng vu lư lý, chung phong mỹ vu triêu đình. Toại sử thù tục chi điển, úc vi chúng diệu chi tiên; chư hoa chi giáo, phiên cư nhất thừa chi hậu. Lưu độn vong phản, vu tư luy đại. Trẫm túc dạ dần úy, miễn duy chí đạo, tư cách tiền tệ, nạp chư quỹ vật. Huống trẫm chi bản hệ, xuất vu trụ sử. Kim đỉnh tộ khắc xương, ký bằng thượng đức chi khánh; thiên hạ đại định, diệc lại vô vi chi công. Nghi hữu cải trương, xiển tư nguyên hóa. Tự kim dĩ hậu, trai cung hành lập, chí vu xưng vị, kỳ đạo sĩ nữ quan, khả tại tăng ni chi tiền. Thứ đôn bản chi tục, sướng vu cửu hữu; tôn tổ chi phong, di chư vạn diệp. Cáo báo thiên hạ, chủ giả thi hành”.

Ý nghĩa chung của chiếu chỉ là: Lão Tử giáo hóa, nghĩa lý đặt ở thanh tĩnh vô vi, Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, lý đặt tại nhân quả báo ứng. Trăm sông đổ về một biển. Nhưng đại đạo vô hình có nguồn gốc xa xưa từ thời cổ đại, bao hàm toàn diện, an bang trị quốc, phản bổn quy chân. Phật gia có nguồn gốc từ Tây Thổ, truyền vào Trung Nguyên. Nhưng Đại Đường Lý Thị lấy được thiên hạ đều nhờ vào lực trợ giúp của Đạo gia. Từ nay về sau, thiết lập lễ ăn chay, đến với danh xưng địa vị, tôn nữ đạo sĩ đứng trước tôn đức tăng ni. 

Thái Tông hồng dương chính giáo, không phân biệt giáo phái. Quy chính lại Nho học, tuân theo và sùng kính Đạo gia, ủng hộ Phật gia, cũng hạ chiếu xây dựng nhà thờ Cảnh giáo Ba Tư, vì thế mà tín ngưỡng tôn giáo vào thời nhà Đường phát triển mạnh mẽ và trở thành thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng đối với thứ hủ Nho, nát Đạo và loạn Phật, ông cũng tuyệt đối không nuông chiều nhân nhượng, mà từ bi và uy nghiêm cùng tồn tại, giúp cho chính tín, chính giáo có chỗ đứng vững chắc trên mảnh đất Trung Thổ, tạo phúc trạch tứ phương. Thái Tông tâm như biển lớn, giúp cho các chính giáo có cơ hội kết duyên tại Trung Thổ Đại Đường, đã để lại dấu ấn lịch sử huy hoàng của triều đại nhà Đường, vì nhân loại mà diễn một màn vô cùng đặc sắc về hồng dương chính tín. 

Nghi lễ mới thời Trinh Quán

Vì để giáo hóa dân chúng, Thái Tông đã tự mình hạ chiếu thư ban bố lễ nhạc. 

“Chiếu thư ban bố lễ nhạc”:

“Tiên vương chi biện phương chính vị, thể quốc kinh dã, tượng Thiên địa dĩ chế pháp, thông thần minh dĩ thi hóa, nhạc do nội tác, lễ tự ngoại thành, khả dĩ an thượng trì dân, khả dĩ di phong dịch tục, ấp nhượng nhi thiên hạ trì giả, kỳ duy lễ nhạc hồ! . . . Thương đại đạo chi ký ẩn, cụ tư văn chi tương trụy, cố nghiễm mệnh hiền tài, bàng cầu di dật, tham lục kinh chi áo chỉ, thải Tam Đại chi anh hoa. Cổ điển chi phế vu kim giả, hàm trạch thiện nhi tu phục; tân thanh chi loạn vu nhã giả, tịnh tùy vi nhi kiểu chính. Mạc bất bản chi nhân tâm, kê hồ vật lý, chính tình tính nhi tiết sự nghi, cùng cao thâm nhi quy giản dịch. Dụng chi bang quốc, di luân dĩ chi du tự; thi chi luật độ, kim thạch vu thị khắc hài. Kim tu soạn ký tất, khả ban thiên hạ, tỷ phú giáo chi phương, hữu phù tiên thánh; nhân luân chi hóa, di quyết hậu côn.”

Đại ý của chiếu thư: Các đời vua trước đây thiết lập thể chế tư tưởng thống trị quốc gia, tuân theo trời đất mà tạo ra luật pháp, dựa vào thần minh mà thực hiện giáo hóa, nhạc xuất phát từ tâm, lễ biểu hiện ở bề ngoài, có thể chăm lo dân chúng được an ổn, có thể thay đổi phong tục tập quán, lễ nhường nhịn nhau mà người trong thiên hạ có thể tự ước thúc, đó chẳng phải vì lễ nhạc ư! Cảm thương đại đạo dần biến mất, lễ nghi dần đi đến sa đọa. Cho nên phổ biến mệnh hiền tài, tìm kiếm tinh hoa bị đánh mất, nghiên cứu điều huyền bí của sáu kinh, chọn lấy những nhân vật anh hoa từ thượng cổ đến Tam Đại Hạ Thương Chu. Chọn cái thiện mà tu sửa cùng khôi phục điển tích, uốn nắn lại âm nhạc đã loạn. Bắt nguồn từ trái tim, hợp với lý vạn vật, trở về với cảm xúc thực mà kiềm chế sự tình, tìm tòi nghiên cứu thứ cao thâm để trở về với giản dị mộc mạc. Dùng cho quốc gia, hướng đến lẽ thường của con người mà chế định quy tắc đo lường việc viết nhạc cùng lý thuyết âm nhạc, vì vậy mà âm thanh của sắt và đá cũng có thể phối hợp được hài hòa. Nay việc tu bổ đã hoàn tất, ban bố thiên hạ, làm phong phú cách thức giảng dạy, phù hợp với bậc tiên hiền; biến hóa nhân luân, lưu cho hậu thế. 

“Nhạc cung đình triều Đường”. (Miền công cộng)

Ngoài ra, Phòng Huyền Linh và những người khác cũng nhận được lệnh giúp đỡ sửa đổi các nghi lễ, cuối cùng đã hoàn thành 138 chương của cuốn “Các nghi lễ mới của thời Trinh Quán”, đặt nền móng cho hệ thống nghi lễ của triều đại nhà Đường.

Đồng thời, Thái Tông cấm người dân tin vào yêu ma quỷ quái và tà giáo, ông đã ban hành lệnh “Cấm các nghi lễ cầu nguyện khiếm nhã” để đảm bảo chính giáo truyền bá và phát triển lành mạnh. Nội dung sắc lệnh có viết: “Hộ gia đình không được lập miếu thờ yêu ma quỷ quái, không thực hiện cúng tế một cách bừa bãi và nghi lễ cầu nguyện khiếm nhã, hết thảy những hành động đó đều phải bị ngăn chặn. Con điếm coi khinh kẻ hát tuồng và những thứ bói toán hỗn tạp đều phải bị cấm”.

Người ngày nay đã coi biện pháp bảo hộ văn hóa của cổ nhân thông qua cách thức cấm này thành “Phong kiến chuyên chế”, nhưng họ không biết rằng, nếu không thực hiện biện pháp như vậy thì văn hóa truyền thống Trung Hoa sớm đã không còn tồn tại nữa rồi, Trời đất cách biệt, không thể được bảo tồn.    

Mặt khác, Lễ Thích Điện của Đại Đường cũng khác với các triều đại trước. Trong ‘Lễ ký – Văn Vương thế tử’ có ghi chép về Lễ Thích Điện như sau: “Phàm là học tập nghiên cứu, vào mùa xuân, quan viên phụ trách lễ Thích Điện hướng tới bậc thầy đời trước mà tôn kính dâng lễ; mùa thu và mùa đông cũng như vậy. Từ thuở sơ khai mở ra việc học, tất nhiên mọi người đều thích cúng tế người thầy bậc thánh của mình”. Thiên tử xuất chinh hay trở về, hoặc quan sát đôn đốc việc học, đều cần tu hành lễ Thích Điện. Thích Điện là đại lễ của Nho học, trong lễ Thích Điện trước thời nhà Đường, giảng kinh thường là giới hạn trong những tác phẩm kinh điển của Trung Hoa. Thời đại nhà Đường, lễ Thích Điện không chỉ bàn luận về kinh điển kinh học, mà còn thêm vào kinh của Phật Đạo, bàn luận nghĩa của kinh thư 3 nhà Nho Thích Đạo. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch