Chữ nghĩa (義) dạng phồn thể bao gồm chữ ngã (我) và chữ dương (羊). Thời xưa, dê là con vật dùng để tế sống, đem ra tế lễ Thần linh, Trời đất, thể hiện tinh thần hiến dâng. Còn chữ Ngã (我) là ta, đặt ở dưới chữ dương ((羊) mang ý nghĩa sự hiến dâng, tức là tinh thần phụng sự.

Ngoài ra, chữ dương (羊) còn mang một ý nghĩa khác là sự lương thiện, tốt lành, cát tường. Nhìn vào tổng thể chữ nghĩa (義) chúng ta hiểu, “nghĩa” là phụng sự, dâng hiến, vì người khác, vì công bằng (tín ngưỡng) mà chinh chiến…

Khi “nghĩa” phù hợp với tự nhiên thì nó là chính nghĩa, “nghĩa” trái với tự nhiên thì nó là phi chính nghĩa. Lúc điều phi chính nghĩa đem lại sự nguy hại to lớn đối với nhân loại thì thảo phạt, chinh chiến, dẹp bỏ cái phi chính nghĩa ấy sẽ là một loại việc làm chính nghĩa. Thời cổ đại, các cuộc chinh chiến, thảo phạt dùng “thiện” làm mục đích thì mới được xưng là “nghĩa”. Do vậy có thể thấy, “thiện” chính là điều kiện tiên quyết của “nghĩa”.

Kết quả hình ảnh cho tam quốc diễn nghĩa

Nhìn lại lịch sử thời cổ đại, chúng ta sẽ hiểu hơn về chữ nghĩa này. Thời nay, người ta dùng chữ “diễn nghĩa” với hàm ý chỉ một loại hình thức nghệ thuật, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, cổ nhân vô cùng coi trọng cách dùng từ ngữ. Không phải rằng, tất cả những chuyện xưa đều có thể lấy tên là “diễn nghĩa”. “Phong thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy đường diễn nghĩa”, “Thật hiệp ngũ nghĩa”, những tác phẩm này được xưng là “diễn nghĩa”. “Tây du ký” chỉ có thể được gọi là “ký” (ghi chép, ghi lại), “Thủy hử truyện” cũng chỉ có thể được gọi là “truyện”. Từ sự khác nhau về tên gọi, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm giữa chúng là khác nhau “một trời một vực”. Bởi vì, chỉ có vì thiện mà chinh chiến, thảo phạt thì mới có tên là “nghĩa”.

“Phong thần diễn nghĩa” còn có tên là “Phong thần bảng”, tổng cộng có 100 hồi. Tên gọi là “Phong thần diễn nghĩa” cho nên trọng điểm chính là từ “nghĩa” này. Chính là chỉ việc Khương Tử Nha phụ tá Chu Văn Vương thảo phạt nhà Thương, đem lại chính nghĩa cho nhân dân. Đây là manh mối chính, nguyên nhân chính mà tác phẩm có tên là “diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” cũng có nguyên nhân chính là từ nhân nghĩa của Lưu Bị mà có tên như vậy. “Tùy đường diễn nghĩa” cũng là lấy lòng nhân nghĩa, yêu thương dân của Lý Thế Dân làm lý do chủ đạo để có tên “diễn nghĩa”. “Thất hiệp ngũ nghĩa” về cơ bản cũng là như vậy.

Nhân vật chính Lương Sơn hảo hán của “Thủy Hử truyện” mặc dù là thay trời hành đạo nhưng lại là một nhóm cường đạo, không có nhân tố thiện nên cũng chỉ có tên là “truyện”. Dùng cường đạo mà dựng truyện nên không thể được xưng là “nghĩa”. “Tây du ký” mặc dù là ngay chính, là tu luyện, không có liên quan đến chiến tranh, cho nên lấy tên là “ký” (ghi chép). Tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” cũng tương tự như vậy.

1-21

Chỉ có vì chính nghĩa mà chinh chiến thì mới được gọi là “diễn nghĩa”. Do đó, khi chúng ta đọc chuyện xưa phải biết được ý nghĩa chính và tinh thần chủ đạo của nó, có phải chân chính thuộc về thiện hay không.

Nghĩa là phù hợp với thiên đạo, là một loại thể hiện của thiên đạo. Bởi vậy, từ xưa đến nay con người luôn tin tưởng vững chắc rằng, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng tà ác! Cũng chính bởi, nghĩa là thể hiện của thiên đạo, cho nên, bảo vệ chính nghĩa là trách nhiệm của mỗi người.

Thời điểm giao tranh giữa cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, nếu như ai im lặng trước cái chính nghĩa thì cũng tương đương với ủng hộ cái phi nghĩa. Mỗi người không thể thờ ơ tước việc bản thân mình lựa chọn và hành xử như thế nào trước cái chính nghĩa và phi nghĩa, bởi đó chính là cách mỗi người đang tự “diễn nghĩa” cho chính mình!

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch