Nhiều khán giả Việt Nam đã quen thuộc với những “Thiên Long Bát Bộ”, “Thần Điêu Đại Hiệp”, “Tiếu Ngạo Giang Hồ”. Trong đó, các hiệp khách giang hồ được khắc hoạ với võ công cái thế, bay lượn như chim, nội công thâm hậu, nhưng lại dễ dàng đổ lệ vì mỹ nhân.
Dầu hữu ý hay vô ý, các bộ phim này đã khắc họa những Trương Tam Phong, Vương Trùng Dương, Võ Đang, Toàn Chân giáo… thần thông quảng đại nhưng không thoát khỏi vòng xoáy của ân oán tình thù. “Tu luyện” trong phim thường bị hạn chế trong “bế quan diện bích” (quay mặt vào vách), thiền định tĩnh công, rèn luyện võ nghệ.
Kỳ thực, tu luyện chân chính có đòi hỏi nghiêm khắc về tâm tính với người tu luyện.
Trương Tam Phong khuyên Hoàng đế «tịnh tâm ít dục»
Trương Tam Phong là sư tổ phái Võ Đang, sáng lập nên Thái Cực Quyền uy chấn thiên hạ. “Minh Sử: Trương Tam Phong truyện” có chép: “Trương Tam Phong là người Ý Châu, tỉnh Liêu Đông, tên là Toàn Nhất, Quân Bảo, Tam Phong cũng là tên hiệu của ông.”
Trương Tam Phong danh tiếng như Thần, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Minh Thành Tổ Chu Lệ nhiều lần thăm viếng và cầu kiến mà không được. Tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 10 (Tây lịch 1404), Chu Lệ gửi cho Trương Tam Phong bức thư, ngôn từ khẩn thiết :
“Hoàng Đế kính dâng thư lên chân tiên Trương Tam Phong: Trẫm ngưỡng mộ chân tiên đã lâu, mong cầu được thân đón bậc nghi phàm, từng sai sứ bầy hương án viết thi đi tìm hết danh sơn để mời đón. Đạo Đức chân tiên cao cả, cao hơn vạn hữu, thể hợp với tự nhiên, thần diệu không lường. Tài chất của Trẫm kém cỏi, đức hạnh mỏng manh, mà chỉ có lòng chí thành mong gặp, suốt đêm ngày không quên. Lại kính cẩn sai sứ dâng thư cẩn trọng mời, mong chờ xe mây giá lâm để thỏa lòng kính mộ mong mỏi của Trẫm.”
Trương Tam Phong chỉ đáp lại bằng một bài thơ và đưa đệ tử Tôn Bích Vân chuyển lại cho Chu Lệ.
“Thiên địa giao thái hóa thành công, triều dã hàm an trị đạo hanh.
Hoàng cực điện trung long hổ tĩnh, Võ Đang vân ngoại chung cổ thanh.
Thần cư thảo mãng nguyên vô dụng, đế vấn sô nghiêu khổ hữu tình.
Cảm bả vi ngôn lao thánh thính, trừng tâm quả dục thị trường sinh.”
Diễn nghĩa:
“Trời đất hài hòa hóa thịnh vượng, triều đình và dân chúng ổn định đạo trị nước thuận lợi.
Rồng hổ lặng yên trên điện ngọc, tiếng chuông vắt vẻo xuyên mây trên núi Võ Đang
Thần ở nhà quê vốn không tài cán gì, vua hỏi người nhà quê {như thần} có nỗi niềm chi.
Dám mạo muội dâng vua lời hèn mọn, tịnh tâm ít dục sẽ trường sinh.”
Hoàng đế nhận được điểm hóa của thần nhân, vô cùng mãn nguyện.
Thái Cực Quyền do Trương Tam Phong sáng lập là một công pháp tính mệnh song tu (vừa luyện mệnh vừa tu tâm tính), chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh khắc chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh. Nhưng Thái Cực Quyền lưu lại cho hậu thế chỉ còn mỗi phần luyện mệnh. Đến thời đương đại, năm 1992, tại Trung Quốc, ông Lý Hồng Chí đã truyền xuất ra một bộ công pháp tu luyện thượng thừa thuộc loại tính mệnh song tu hoàn chỉnh là Pháp Luân Công, cho đến nay đã được phổ biến rộng rãi trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 100 triệu người theo tập.
Nhắc tới tu luyện, do ảnh hưởng của tiểu thuyết võ hiệp, nhiều người cho rằng đó chính là luyện công (luyện động tác). Đây là nhận thức chưa đầy đủ. Giới tu luyện giảng: “Tu tại tiên luyện tại hậu”, luyện động tác chỉ là phương tiện bổ trợ, tu tâm tính mới là chủ đạo. Người tu luyện chỉ khi trọng đức tu tâm tính mới có thể tịnh hoá thân thể, đề cao tầng thứ, tu xuất các công phu cao thâm. Những nhân vật trong phim võ hiệp vì tình mà đau khổ, mà tranh đấu, chính là chưa đạt được “trừng tâm quả dục” (lắng tâm ít dục). Vì thế, về nguyên tắc họ không thể có được những thần thông như màn ảnh dàn dựng.
Toàn Chân Thất Tử: Hác Đại Thông tạc động nhường người
Trong phim “Thần Điêu Đại Hiệp”, Dương Quá từng là đệ tử nhập thất của Toàn Chân giáo, vì bất mãn với sư phụ lòng dạ hẹp hòi là Triệu Chí Kính nên trốn khỏi Toàn Chân, lạc vào Cổ Mộ, bái Tiểu Long Nữ làm sư phụ (sau này hai người lại nảy sinh tình yêu). Tổ sư phái Cổ Mộ – bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh để khắc chế võ công phái Toàn Chân sáng lập bởi Vương Trùng Dương, người tình không bao giờ đến được với bà. Cốt truyện tuy có nhắc đến tu luyện, nhưng cơ điểm vẫn là tư tâm, yêu và hận, vì hận mà có thể luyện tuyệt đỉnh công phu.
Trên thực tế, để tu luyện xuất lai cần tống khứ hết thảy tư tâm. Vương Trùng Dương là ông tổ của Toàn Chân giáo, ông dạy dỗ đồ đệ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Nhóm bảy đạo sĩ này được gọi là Toàn Chân Thất Tử. Một trong số đó là Hác Đại Thông.
Hác Đại Thông tại Ốc Châu (tức Triều Châu, nay thuộc tỉnh Hà Bắc) vân du, từng ở dưới cầu Triều Châu đả tọa sáu năm bất động, bị trẻ con tinh nghịch đánh chửi trêu chọc, ông cũng không hoàn thủ; bọn nhỏ thậm chí lấy mấy hòn đá to đặt trên đầu ông, ông vẫn như trước bất động; nước sông dâng cao ông không chạy mà nước sông cũng không làm hại ông.
Một ngày, Vương Trùng Dương hóa thành đồng tử hiện thân điểm hóa cho ông, muốn ông đến Hoa Sơn tạc động tu Đạo, có thể thành chính quả. Hác Đại Thông nghe lời Sư phụ đến Hoa Sơn, tại Bắc Đẩu Bình tạc động ba năm, tạc ra được động Tử Vi chuẩn bị ở đây tu hành. Động Tử Vi tạc xong rồi, có một vị lão Đạo nhân đến, khẩn cầu nói rằng: “Động của ông tạc thật là tốt, ta không tạc, vậy nhường cho ta nhé”. Hác Đại Thông nghe xong, không nói câu nào liền nhường động cho lão Đạo sỹ đó. Tạc hết động này đến động khác, cho hết Đạo hữu này đến Đạo hữu kia, mất đến hơn 40 năm, tạc được 70 động nhưng vẫn không có một cái động nào cho bản thân mà tu Đạo cả.
Hác Đại Thông mang theo hai đồ đệ tới Nghiệt Nghiệt Chuyên, nơi có vách núi đen tuyệt đẹp, rất tốt để tu hành. Ông bảo đồ đệ dùng sợi dây cho ông đi xuống, tại lưng chừng vách núi mà tạc động. Hai đồ đệ vốn một lòng muốn tu Đạo thành Tiên, đâu biết lại gặp một Sư phụ chỉ biết tạc động tặng cho người ta. Bây giờ thấy thời cơ đã tới, nhất thời ác niệm nổi lên, cắt đứt sợi dây cho Sư phụ rơi xuống núi.
Hai người đồ đệ thu dọn hành lý vội vàng xuống núi, mới đi đến “Thiên xích tràng” có một khối đá lớn, đã thấy Sư phụ phiêu nhiên đi tới. Hai đồ đệ lập tức hiểu ra rằng sư phụ là người đã đắc Đạo thành Tiên, trong tâm hối hận mãi không thôi. Hác Đại Thông thấy đồ đệ đã hết sức hối hận trong lòng, một lần nữa lại thu nạp bọn họ. Tảng đá kia sau này được đổi tên là “Hồi tâm thạch”.
Lời bàn:
Các màn khinh công, độn thổ, tung chưởng trên phim ảnh làm không ít khán giả trầm trồ. Thực ra, thần thông là có thật, nhưng không phải chỉ luyện động tác mà thành, lại càng không phải nhờ chém giết tranh đoạt bí kíp võ công mà luyện được. Trong lịch sử có ghi chép nhiều ví dụ.
Phật Thích Ca Mâu Ni có mười đại đệ tử, trong đó Mục Kiền Liên được mệnh danh là “đệ nhất thần thông”. Đạt Ma, đệ tử đời thứ 12 của ông chỉ với một cọng lau vượt sông Dương Tử, sau đó ngồi quay mặt vào núi Tiểu Thất chín năm, mang thân hình in trên đá, trở thành kỳ quan thiên cổ. Lục tổ Huệ Năng của Thiền Tông đã viên tịch hơn 1.000 năm mà nhục thân không hề hư hoại, đến nay vẫn an nhiên tọa trong chùa Nam Hoa tỉnh Quảng Đông.
Các bậc chân tu chứng đắc thần thông ấy đều là người có đạo đức cao thượng. Trương Tam Phong, cũng như các bậc Phật, Đạo, Thần xưa nay đều khuyên bảo con người coi nhẹ danh lợi tình, buông bỏ dục vọng, tu luyện Chính Pháp, đắc Chính Quả, vượt thoát luân hồi sinh tử. Một người tu Đạo xưa từng có bài thơ như thế này :
“Cầu danh tham lợi khắp thế gian
Chẳng như lão nạp Đạo nhân gian
Gà được cho ăn nồi đã sủi
Nhạn đồng không thóc vẫn an nhàn
Phú quý trăm năm đâu giữ nổi
Lẽ Đạo luân hồi vẫn tuần hoàn
Khuyên người sớm kiếm đường tu luyện
Đánh mất thân người vạn kiếp nan”.
Mã Lương