Cách đây rất lâu rồi, có một bà lão điên thường đi qua làng tôi và hát những lời kỳ lạ. Tất cả những câu hát ấy đều ứng nghiệm, chỉ riêng câu cuối cùng là mơ hồ khó hiểu, cho đến nay tôi vẫn chưa chứng nghiệm được đó là gì…
Nghe nói bà sống tại huyện Cao Dương, vùng Bảo Định và mất tại thôn Quốc Công Doanh, huyện Thanh Uyển, thành phố Bảo Định. Rất nhiều bậc cao niên 70-80 tuổi trong làng tôi đều đã từng gặp bà lão ấy một hoặc hai lần. Hiện vẫn còn ngôi đền thờ bà tại thôn Quốc Công Doanh. Hàng năm, dân làng thường tụ họp tại đền vào ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch, nhiều người từ Thiên Tân, Bắc Kinh, và cả Thượng Hải cũng đến để đốt nhang cho bà.
Trong những năm 1930 và 1940, bà lão thường đi rong một mình trong vùng Bảo Định. Bà mang theo một gói nhang và chống một nhánh cây làm gậy đi đường. Những lúc thấm mệt bà thường vào nhà dân hoặc nơi chùa miếu để nghỉ ngơi và ăn uống. Mỗi khi dân làng cho bà đồ ăn, bà đều đốt nhang để bày tỏ lòng tôn kính với Thần Phật, sau đó mới nhận đồ ăn. Bà vừa đi vừa hát, thường là những câu hát rất cổ quái lạ lùng mà không ai hiểu được, vì vậy người ta cho rằng bà bị điên và gọi bà là “phong lão bà nhi” (bà già ‘điên’ tính như trẻ con). Nhưng nhiều năm trôi qua, người ta nhận thấy rằng những điều bà hát đều không hề tuỳ tiện, mà đều ứng nghiệm một cách lạ lùng.
Một lần đang đi trên đường, có một kẻ lưu manh buông lời nhục mạ bà. Bà nói với y: “Hôm nay ông chửi mắng tôi, nhưng ông có biết không, ngày mai ông sẽ bị rơi vào một cái hố mà chết”. Và quả thật điều ấy xảy ra đúng như lời bà lão. Cha tôi kể rằng ông đã gặp bà từ khi ông vẫn còn là một đứa trẻ. Bà sống trong làng chúng tôi trong một thời gian. Có một vài đứa trẻ ngỗ nghịch thường xô đẩy bà.
Khi bà đốt nhang lễ bái Thần Phật trong miếu thờ, những đứa trẻ này lấy gạch đánh bà ở sau lưng. Phải mất một lúc lâu sau bà mới đứng dậy được. Sau đó bà hỏi: “Đứa nào làm như vậy? Sớm muộn gì tụi bây cũng sẽ bị chết vì súng đạn”. Quả thật, những đứa trẻ nghịch ngợm đó sau này đều bị chết vì súng đạn, hoặc là bị lính Nhật bắn chết trong Đại Thế chiến II, hoặc là bị ĐCSTQ giết chết trong thời Cách mạng Văn hoá.
Bây giờ khi dân làng chúng tôi nói về “phong lão bà nhi”, họ đều hiểu rằng bà không hề điên chút nào, mà chính là một người tu luyện. Có lẽ bà lang thang khắp đây đó là để “độ” những người lương thiện trong vùng này.
Các bài hát “thuận theo miệng mà ra” của bà được lưu truyền khắp vùng trong nhiều năm, ví dụ như:
“Trung Hoa Dân Quốc cải tổ, đền thờ chùa chiền bị đập phá để xây trường học. Khi thời cơ đến, họ sẽ lại trùng tu chùa miếu” — Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ quả thực đã đập phá nhiều chùa miếu để xây dựng trường học. Bây giờ các chùa miếu đang được xây cất trở lại để thu hút du khách.
“Tiền bạc không có lỗ; hút thuốc không dùng ống điếu, và giầy không có mặt” — Thời ấy người ta dùng tiền xu, thường là các đồng bạc cắc có một cái lỗ ở giữa. Dân chúng hút ống điếu và mang giầy làm bằng tay, ở phía trước có một cái chụp dài gọi là ‘mặt’. Bây giờ người ta đều dùng tiền giấy, hút thuốc lá, và mang đủ các loại giầy.
“Mỗi nhà và mỗi phòng, tất cả các ngọn đèn đều chổng đầu xuống đất” — Thời xưa, người ta dùng đèn dầu, nên ánh sáng chiếu lên trên. Bây giờ ai ai cũng dùng đèn điện, và mặt bóng đèn úp xuống phía dưới.
“Xây nhà không có kèo cột, mẹ chồng hầu hạ nàng dâu” và “Đường cổ ngàn năm thành sông, nàng dâu ngàn năm thành mẹ chồng” — Trong quá khứ, vị trí của nàng dâu trong gia đình là rất thấp, bây giờ vị trí của các nàng dâu và mẹ chồng là đổi lại.
“Xem con như cha mẹ” — Vì ĐCSTQ áp dụng chính sách hạn chế sinh đẻ và mỗi gia đình chỉ có thể có một con, nên cha mẹ cưng chiều thái quá con cái của họ.
“Xương chất thành đống, máu chảy thành sông” — Câu hát này có lẽ ứng với cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, khi hàng vạn sinh viên bị bắn và giết hại trên quảng trường Thiên An Môn.
“Lượm lượm, chọn chọn, còn lại toàn là thần tiên sống. Người tốt sẽ không bị giết chết, ngay cả nếu họ đứng ở đầu nhánh cây nhỏ nhất. Người xấu không thể tránh bị trừng phạt, ngay cả nếu họ trốn trong một lỗ chuột. Lươm lượm, chọn chọn, chín mất còn một, kẻ còn lại sẽ thành thần tiên.”
Ngẫm lại, tôi thấy tất cả những gì bà hát đều ứng nghiệm và đều chuẩn xác đến lạ kỳ. Nhưng chỉ riêng câu cuối cùng là khó hiểu nhất, cho đến nay chúng tôi vẫn hồi hộp chờ đợi, và không biết điều ấy sẽ xảy ra khi nào. Phải chăng đó là lời cảnh tỉnh với thế nhân về một đại nạn nào đó, giống như “đại kiếp nạn” mà các dự ngôn xưa từng tiên đoán? Tôi nhớ trong cuốn sách tiên tri “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc có nói điều tương tự, và dự ngôn trên bia đá ở núi Thái Bạch của Lưu Bá Ôn cũng có đoạn này:
“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn,
Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển,
Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”.
Điều thật sự lạ lùng là hiện nay có một người đàn ông vào khoảng 40 tuổi sống tại thôn Trại Tử, hương Đài Ngư, huyện Thuận Bình, thành phố Bảo Định, cũng “điên điên rồ rồ” như bà lão năm xưa. Trước khi dịch bệnh SARS xuất hiện, ông hát: “Chợ búa không có người, chùa chiền không có người, trường học đóng cửa…”. Đến khi dịch bệnh bắt đầu lây lan, dân chúng mới hiểu ra điều mà ông đã hát. Ông cũng hát về một “đại kiếp nạn” rằng: “Ác nhân đầu tiên sẽ đắc lợi, sau đó đi xuống địa ngục. Mười làng còn một; mười người còn một…”.
Đại kiếp nạn ấy sẽ xảy ra khi nào? Câu chuyện về “đại kiếp nạn” nghe thật xa xôi mơ hồ, nhưng quả thật cũng khiến lòng người thấp thỏm không yên.
Trong chương trình “Đại nhạc hội mừng năm mới” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) có bài hát “Tìm kiếm sự thật” như sau:
“Trời đất rộng vô cùng,
Con người hướng nơi đâu?
Mê mờ chẳng thấy đường,
Chỉ nam là chân tướng.
Tai họa cùng giáng xuống,
Giàu nghèo cũng như nhau.
Vẫn còn một lối thoát,
Chân tướng tìm cho mau!”
Nếu kiếp nạn là có thật, tôi hy vọng tất cả những con người thiện lương trên thế gian đều có thể tìm ra chân tướng (sự thật), yên bình qua đại nạn, và mở ra cho mình một tương lai tốt đẹp.
Tham khảo Chánh Kiến
Hồng Liên biên tập