Năm Canh Tý 2020 đã trôi qua được một nửa cùng với sự lây lan của virus Vũ Hán trên khắp thế giới khiến người dân toàn cầu đều phải trải qua cảm giác khiếp vía kinh hồn. Trong đó người dân Trung Quốc Đại lục đã càng thấm thía rằng muốn sống sót trong thời điểm này quả không dễ dàng chút nào.
Trong tháng Tư, tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm dần. Nhưng các nhà tiên tri, nhà chiêm tinh, thầy bói v..v… rất nhiều người đều có thể dự đoán trước chuyện của tương lai lại đang tiết lộ một thông tin gây sốc: Nửa cuối năm Canh Tý 2020 đợt bệnh dịch thứ hai sẽ bùng phát trở lại. Cộng thêm nạn đói, lũ lụt, chiến tranh, cuối năm nay sẽ là thời gian khó khăn nhất. Đó cũng là lúc dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, kinh hoàng nhất và một lượng người đông đảo có thể sẽ gặp phải kiếp nạn này, có thể nói là nếm trải cảm giác địa ngục trần gian.
Nạn đói được dự ngôn trong “Địa Mẫu Kinh”
Trong ca dao tục ngữ có câu: “Mùa đông sấm đánh đồi mộ chất đống”. Đầu năm 2020, tiếng sấm ầm ầm vang trời khiến những người hiểu câu tục ngữ này đều phải sởn gai ốc, không biết năm nay câu nói “đồi mộ chất đống” sẽ ứng nghiệm ở nơi nào.
Ngay sau đó, virus viêm phổi được truyền ra từ Vũ Hán. Đó là một trận chiến không có mùi thuốc súng. Nhà cầm quyền lại dùng phương thức phong tỏa thành để quét sạch Vũ Hán. Đến nay chính quyền Trung Quốc vẫn còn che giấu con số tử vong thực sự. Nhưng sự xuất hiện một lượng xác chết quá lớn chỉ trong một thời gian ngắn đã gây ra phản ứng về chuỗi thức ăn, xuất hiện rất nhiều quạ tụ tập bay vòng tròn tại thành phố gần Hồ Bắc. Việc hỏa táng quá nhiều xác chết cũng dẫn đến lưu huỳnh đioxit vượt mức nghiêm trọng.
Tuy nhiên mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đây.
Trong “Địa Mẫu Kinh” chỉ dạy nông dân trồng trọt thời xưa có những dự đoán về năm Canh Tý như sau:
Thái tuế Canh Tý niên, nhân dân đa bạo tốt
Xuân Hạ thủy yêm lưu, Thu Đông tần cơ khát
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát
Tần Hoài túc lưu đãng, Ngô Sở đa kiếp đoạt
Tang diệp tu hậu tiễn, tàm nương tình bất duyệt
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.
Bốc viết:
Năm con chuột hoành hành, cao thấp chênh lệch nhiều
Quan sát ba tháng đông, đỉnh núi mọc nghĩa trang.
Trong “Địa Mẫu Kinh” phần nói về năm Canh Tý, ngay phần đầu đã nói đến từ “bạo tốt” nghĩa là “cái chết đột ngột”. Những người bị nhiễm virus Vũ Hán không có triệu chứng ngã xuống đất là chết, điều này gần như là một loại “bạo tốt”. Nhưng trong nửa năm tiếp theo còn hình thức “bạo tốt” nào khác nữa không thì chúng ta chưa thể biết được.
Câu thứ hai “Xuân Hạ thủy yêm lưu, Thu Đông tần cơ khát”, chúng ta đang ở trong thời tiết cực đoan của mùa hè và mùa xuân. Cao nguyên Vân Quý xuất hiện mưa đá đập nát hết hoa quả đã chín. Mưa bão ở khu vực đồng bằng phá hủy đi mùa màng. Gió mùa đông bắc tràn về khiến những mầm non đã nhú khỏi mặt đất bị phủ lên một lớp bông tuyết trong suốt.
Sau khi vào hè rồi, thì mưa bão làm cho nước của lưu vực sông Trường Giang dâng cao, sạt lở núi liên tiếp diễn ra. Vào 11 giờ 50 ngày 22 tháng 6, trạm khí tượng thủy văn thành phố Trùng Khánh lần đầu tiên trong lịch sử đưa ra báo động đỏ về nước lũ sông Kỳ Giang, còi báo động phòng thủ vang khắp thành phố. Chịu ảnh hưởng của mưa lớn, lưu vực sông Kỳ Giang – Trùng Khánh xuất hiện trận lũ vượt kỷ lục trong vòng 80 năm qua, mực nước cao nhất tại khu vực Giang Tân vượt quá mức nước an toàn từ khoảng 5,7 đến 6,3 mét, tăng lên khoảng 10 đến 11 mét.
Đại lục rộng lớn, có lẽ có một số ít khu vực đã may mắn thoát được những trận mưa đá và lũ lụt. Nhưng đến mùa thu, liệu những đàn châu chấu ở biên giới Trung Quốc có bỏ qua cây cối mùa màng đã trưởng thành không?
Nếu đúng như vậy thì mùa thu năm Canh Tý này người nông dân sẽ thu hoạch ra sao? Nếu như không có đủ lương thực dữ trữ, thì nạn đói chắc chắn sẽ xảy ra trong nửa năm sắp tới.
Dựa đoán lũ lụt và vỡ đập Tâm Hiệp trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn”
Trong “Địa Mẫu Kinh” có nhắc đến thời điểm giao mùa giữa xuân và hè xảy ra lũ lụt. Lũ lụt có thể cuốn trôi hết các cây lúa non ở ruộng, điều này không có gì lạ cả. Nhưng nước lũ của năm Canh Tý lại không đơn giản như vậy.
Trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn” của Lưu Bá Ôn, còn có một đoạn miêu tả rằng: “Một khí giết người hàng nghìn vạn, dê lớn tàn bạo hơn lang sói”. Hai câu này được các nhà tiên tri lý giải thành: virus Vũ Hán là loại dịch bệnh thông qua không khí, cướp đi hàng trăm hàng ngàn sinh mạng con người. Còn câu “Khí nhẹ chấn động núi cao” được lý giải thành: Động đất và núi lửa đều là luồng khí ở vỏ trái đất gây ra.
Từ giữa tháng 6 đến nay, nhiều khu vực bao gồm Vân Nam, Triết Giang, Cát Lâm, xuất hiện hiện tượng cá nhảy khỏi mặt nước, hoặc là các động vật trên núi có tình huống lạ thường, rất nhiều người cho rằng đây là điềm báo sắp có động đất.
“Một sợi dây thép khó chống đỡ”, câu này ngụ ý là: Khi đập Tam Hiệp đối mặt với những thảm họa động đất hoặc núi lửa nó sẽ vô cùng yếu ớt, không đủ sức để chống chọi với sức mạnh của thiên nhiên.
Trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn còn viết: “Người gặp hổ dữ khó né tránh, người có phúc sống nơi sơn trang”, “Đô thị phồn hoa thành biển nước. Nhà lầu cao biến thành bùn lầy”. Các nhà tiên tri cho rằng, đây là lời miêu tả cảnh tưởng thảm khốc sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả phồn hoa đều bị nhấn chìm trong bùn đất.
“Cha mẹ chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu vác. Vạn vật chịu chung kiếp nạn, sâu bọ côn trùng cũng tai ương”. Có lẽ đây là ý nói những người may mắn sống sót, gào khóc kêu trời kêu đất, không tìm được người thân của mình, hoặc có tìm được cũng chỉ là xác chết, đành phải đem xác chết đi chôn cất. Vạn vật trong đất trời, bao gồm con sâu con kiến cũng khó mà tránh được kiếp nạn này.
Tiên đoán về đập Tam Hiệp sẽ bị vỡ trong mùa hè không chỉ có ở trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn”. Trên mạng đang lan truyền rằng một thầy phong thủy người Hồng Kông đã dự đoán trong năm nay, Tây Nam Trung Quốc sẽ có một trận động đất lớn vượt cấp 8,3 hoặc hơn. Trận động đất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đập Tam Hiệp khiến nó bị sụp đổ, tạo thành lũ lụt nghiêm trọng, sẽ gây ra ảnh hưởng diện rộng đối với Trung Quốc. Ông còn nói năm nay Trung Quốc sẽ xảy ra nạn đói nghiêm trọng, chết rất nhiều người.
Điều đáng nói là, chính phủ Trung Quốc trước giờ không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình nhưng lại công khai thừa nhận công trình kiến trúc của đập Tam Hiệp có vấn đề. Cư dân mạng cho rằng đây là Trung Quốc đang tìm sẵn lý do cho tương lai đập Tam Hiệp bị vỡ vì nguyên nhân nào đó.
Ngày 18 tháng 6, một tài khoản Weibo tên Hoàng Tiểu Khôn đăng bài viết: “Người dân ở dưới hạ lưu Nghi Xương trở xuống hãy chạy thật nhanh, nói một lần cuối cùng”. Tìm kiếm các thông tin liên quan mới biết thì ra Hoàng Tiểu Khôn là nhân viên nghiên cứu của viện nghiên cứu kiến trúc Trung Quốc.
《石濤聚焦》「【國內瘋傳】黃小坤:宜昌以下跑 最後說一次」宜昌-三峽水壩壩址 長江之名起於此「吉林 浙江 雲南 洱海 近日魚兒? 奮力躍出水面」大地震前兆明顯 地域跨度過大(17/06)https://t.co/nR7pPh5CPY pic.twitter.com/Uc6tyrtjoq
— 石涛 TV (@Shitaotv) June 17, 2020
Còn có dân mạng vẽ ra phạm vi dân cư dọc theo sông Trường Giang cần phải chuẩn bị vật dụng cứu hộ lũ lụt hoặc là bỏ chạy.
宜昌以下跑,最後說一次! pic.twitter.com/KLhDDk7tOr
— 陳 ひろし (@ChinHiroshi) June 18, 2020
Bệnh dịch lần thứ hai: “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba“
Ngày 22 tháng 8 năm 2019, nhà chiêm tinh 14 tuổi Abhigya Anand nổi tiếng tại Ấn Độ có đăng tải lên Youtube một đoạn video với tiêu đề: “Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng”.
Cậu nói trong video là: “Một thảm hỏa đe dọa các nước trên thế giới sẽ bắt đầu từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 3, tháng 4 năm 2020 sẽ đi vào đỉnh điểm, gây ra thời kỳ vô cùng khó khăn cho thế giới. Trong sáu tháng đó, thảm họa sẽ ảnh hưởng từ nền kinh tế đến ngành hàng không, khiến thế giới chịu nhiều khó khăn”. Abhigya Anand còn nói trong đoạn video là: Dịch bệnh bùng phát đến cuối tháng 5 thì sẽ có xu hướng thuyên giảm đi.
Cho đến hiện nay, chúng ta thực sự cảm nhận được là trong tháng 5 các nước trên thế giới đã dần dần giải trừ cách ly, từng bước khôi phục lại cuộc sống bình thường. Nếu bạn cảm thấy những gì nhà chiêm tinh trẻ tuổi này nói là đúng, vậy thì chuyện tiếp theo sẽ làm bạn sởn gai ốc hơn nữa.
Abhigya Anand nói trong video mới nhất của cậu là: “Chúng ta có thể sẽ tìm được vắc-xin cho loại virus này, nhưng vẫn còn có nhiều virus khác nữa, còn có siêu vi khuẩn (Superbugs) sẽ xuất hiện.”
Nếu bạn cảm thấy đây là những lời hù dọa vô căn cứ, hoặc là bạn không muốn tin. Vậy thì Abhigya Anand có đưa ra thời gian chính xác là từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021. Chúng ta cùng nhau chờ xem thế nào.
Thật ra giới y học đã sớm biết là con người có thể dùng kháng sinh để giết chết vi khuẩn, nhưng lại không cách nào giết chết được virus. Điều bác sĩ có thể làm được là sử dụng thuốc để làm virus dừng hoạt động trong cơ thể người, nhưng không thể giết chết virus. Vì vậy một khi đã nhiễm phải virus, vào một thời điểm nào đó thích hợp virus sẽ tỉnh dậy và bùng phát trở lại.
Trong “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn Bi Ký” viết rằng: “Người nghèo một vạn còn một ngàn, người giàu một vạn còn hai ba, giàu nghèo nếu không hồi chuyển tâm, nhìn thấy ngày chết ngay trước mắt. Đất bằng không có ngũ cốc trồng, tứ phương hoang dã không bóng người, nếu hỏi dịch bệnh khi nào hiện, phải xem mùa đông tháng mười âm. Những ai hành thiện sẽ được gặp, còn người làm ác không được thấy, trên đời có người hành đại thiện, miễn kiếp nạn này không được tính”.
Thảm họa từ đâu mà đến, làm sao để giải thoát?
Câu mở đầu của ngũ hành biến cứu trong “Xuân Thu Phồn Lộ” là: Ngũ hành biến chí, đương cứu chi dĩ đức, thí chi thiên hạ, tắc cữu trừ. Bất cứu dĩ đức, bất xuất tam niên, thiên đương vũ thạch”.
Nếu như xảy ra thảm họa lớn, theo như cách nói trong phần ngũ hành biến cứu của “Xuân Thu Phồn Lộ”, thì nên dùng đạo đức để cứu giúp chúng sinh, như vậy tai họa sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu như khăng khăng không chịu tu sửa đạo đức, vậy thì trong vòng ba năm, trên trời sẽ mưa xuống sỏi đá.
Các hiện tượng xảy ra sau khi ngũ hành hỗn loạn được giải thích trong sách rất trùng khớp với tình hình xã hội hiện nay của Trung Quốc, ví dụ như khói bụi nghiêm trọng, gió mùa đông bắc, mùa hè có mưa đá…
Một quốc gia bình thường nếu xuất hiện bất cứ hành vi nào không hợp thiên đạo, Thần đều dùng thiên tai để cảnh báo con người. Đó là trường hợp một đất nước hoặc là một quận huyện xảy ra thiên tai. Còn trường hợp cả thế giới cùng chịu chung kiếp nạn như hiện nay thì trong lịch sử không có nhiều.
Trung cộng không có nhân tính, toàn cầu gặp kiếp nạn – “Oan Đậu Nga”
Trong truyện “Oan Đậu Nga”, quan tri phủ giết oan nàng Đậu Nga, toàn bộ quận đô bị hạn hán ba năm. Rất nhiều người không thể lý giải, giết oan Đậu Nga là không đúng, nhưng đó là tội ác của một mình tri phủ, có báo ứng thì cũng chỉ một mình tri phủ gánh chịu, đâu cần thiết làm cả huyện bị vạ lây chứ?
Hãy thử nghĩ kĩ lại, mọi người trong làng có ai không biết Đậu Nga là người như thế nào chứ! Rõ ràng biết là nàng bị đổ oan, tại sao không có ai dám nói một câu công bằng? Ra đường gặp chuyện bất bình hô một tiếng, đó là đạo nghĩa cơ bản nhất mà con người nên có. Rất nhiều người lại nói mình thế cô sức yếu, đành chọn cách giả vờ không biết. Nhưng im lặng chính là bao che cho kẻ xấu.
Có một câu tục ngữ có ý nói rằng: ngọn lửa nóng nhất trong địa ngục được chuẩn bị cho người giữ thái độ trung lập trước chuyện sai trái. Nếu như dựa theo quan hệ đối ứng giữa ngũ hành và ngũ tạng của Trung Quốc mà nói, “Kim” trong ngũ hành đối ứng với “phổi” trong ngũ tạng, đối ứng với “nghĩa” trong ngũ thường (Nhân, nghĩa lễ, trí, tín). Điều này có phải đã được sắp đặt sẵn rồi không?
Nếu như nói người Trung Quốc đánh mất chữ “nghĩa”, dẫn đến sự hoành hành của viêm phổi Vũ Hán, vậy thì virus Vũ Hán có thể lây lan rộng rãi trên toàn thế giới, chẳng lẽ cả thế giới đều mất đi chữ “nghĩa” hay sao? Cả thế giới đều làm ngơ chuyện gì để Thần tức giận, dẫn đến trận thảm hỏa này?
Ảnh minh họa: Theo Sound Of Hope
Theo Sound Of Hope
Châu Yến biên dịch