Đôi lúc bạn cho rằng chuyện này phải làm thế này mới là đúng, nhưng người khác lại không nghĩ thế. Nếu đặt bản thân mình vào vị trí của họ, bạn sẽ hiểu được vì sao!

Những bài học này tuy giản đơn nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy ngẫm về sự thiết thực của chúng đấy!

Câu chuyện thứ nhất: Mượn cái dù

muon du

Khổng Tử đi ra ngoài, trời cũng sắp mưa nhưng ông không có dù che mưa, có người đề nghị nói: “Tử Hạ có, mượn dù của Tử Hạ”. Khổng Tử nghe xong nói: “Không thể, Tử Hạ vốn là người keo kiệt…, nên nếu ta mượn anh ta sẽ tiến thoái lưỡng nan, nếu không cho mượn thì người khác sẽ nói anh ta không tôn trọng thầy, còn nếu cho ta mượn thì anh anh ta sẽ xót xa trong lòng.”

Kết bạn với người khác phải biết khuyết điểm và sở trường người ấy, đừng có bao giờ khuấy động hoặc đùa cợt với khuyết điểm của họ, nếu không thì tình cảm của đôi bên sẽ không thể lâu dài được.

Câu chuyện thứ hai: Thỉnh kinh

ngua va lua

Ngựa và lừa nghe nói Đường Tăng sẽ đi Tây Thiên thỉnh kinh, con lừa cảm thấy chuyến đi này khó nạn trùng trùng, liền bỏ cuộc; còn ngựa thì lập tức đuổi theo sau, trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng đã thỉnh được chân Kinh trở về.

Con lừa hỏi: “Người anh em, có phải là rất vất vả không?”.

Ngựa nói: “Kỳ thực, trong khoảng thời gian tôi đi sang Tây Thiên thỉnh kinh, con đường mà cậu đi nếu đem so với tôi thì cũng không kém cạnh gì, ngoài ra cậu còn bị người ta bịt mắt, đánh đập. Thật ra, tôi thấy sống những tháng ngày không có lý tưởng thì còn mệt mỏi hơn”.

Mệt mỏi thật sự đến từ sự vô tri và mê mờ trong tâm của mỗi người.

Câu chuyện thứ ba: Đỗ xe

dau xe

Trụ sở chính của công ty Volvo Thụy Sĩ có  hơn 2.000 chỗ đậu xe, những người đến sớm luôn đậu xe ở khu vực cách xa văn phòng làm việc nhất, ngày nào cũng như vậy.

Một người thấy vậy liền hỏi: “Chỗ đậu xe của các vị là cố định hay sao?”. 

Nhân viên công ty trả lời: “Chúng tôi đến tương đối sớm, có thời gian thì hãy đi bộ nhiều một chút. Các đồng nghiệp đến muộn hoặc đến trễ, họ nên là những người cần được đậu xe ở gần văn phòng làm việc hơn”.

Khi ta nghĩ nhiều đến người khác, con đường đi được xa hơn.

Câu chuyện thứ tư: Hợp tác

chia khoa

Một ngày nọ, đêm khuya thanh vắng, ổ khóa gọi chìa khóa dậy, rồi oán trách: “Tôi mỗi ngày phải vất vả cực nhọc mà canh gác nhà cửa cho chủ nhân, vậy mà chủ nhân chỉ thích cậu thôi, lúc nào cũng mang cậu theo bên mình, thật là ngưỡng mộ cậu quá!”

Thế là chìa khóa cũng bất mãn, nói: “Cậu mỗi ngày chỉ ngồi ở nhà chờ đợi, thật là an nhàn thoải mái biết bao! Còn tôi hàng ngày phải đi theo chủ nhân, dầm mưa dãi nắng, khổ sở biết chừng nào! Mình phải hâm mộ cậu thì đúng hơn”.

Một lần kia, chiếc chìa khóa cũng muốn được sống những tháng ngày an nhàn, thế là liền giấu bản thân mình vào chỗ khác. Người chủ sau khi trở về thì không thấy chìa khóa đâu cả, trong lúc bực bội đã kêu thợ đến phá khóa, rồi tiện tay quăng luôn ổ khóa vào đống rác.

Sau khi vào nhà, chủ nhà đã tìm thấy chiếc chìa khóa, tức giận nói: “Ổ khóa cũng đã đập bỏ rồi, bây giờ giữ ngươi lại thì còn có ích gì nữa”. Nói xong, ông cũng tiện tay quăng chiếc chìa khóa vào trong đống rác.

Ở trong đống rác, ổ khóa và chìa khóa gặp nhau, bất giác tự cảm thán rằng: “Hôm nay, chúng ta rơi vào tình cảnh này, đều vì trong quá khứ, chúng ta không có nhìn thấy giá trị và phó xuất của đối phương, mà chỉ biết đứng núi này trông núi nọ, đôi bên chỉ biết so đo tính toán, đố kỵ và ngờ vực lẫn nhau”.

Rất nhiều lúc, mối quan hệ giữa con người với nhau đều là bổ sung cho nhau, những cuộc cãi vã, tranh đấu chỉ có thể mang lại thương tổn cho đôi bên, chỉ có phối hợp với nhau, tán thưởng, đoàn kết, ủng hộ, tín nhiệm, trân quý nhau, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hợp tác thành công được.

Huy Hoàng

Xem thêm: