Thời nay, có đôi khi sự thật không đáng giá bằng vài đồng tiền lãi với người buôn hàng giả, không đáng giá bằng một chiếc ghế béo bở với kẻ làm ngơ trước tội ác nhãn tiền, không đáng giá bằng cảm giác “ngẩng mặt với đời” với những ai đang chạy bằng, chạy chức, chạy quyền…

Thế nhưng đã có một thời, sự thật đáng giá hơn cả sinh mệnh con người. Trong lịch sử xưa và nay, luôn có những tâm hồn cao thượng, trung trinh lẫm liệt, vì bảo vệ chân lý mà không tiếc hi sinh mạng sống.

Thời xưa… bậc quân tử vì sự thật chẳng ngại hy sinh

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết. Thôi Trữ lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết vào sách sử rằng Tề Trang Công chết do bị sốt rét để che giấu sự thật. Thái Sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng “Thôi Trữ giết vua Quang”.

Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá. Thái Sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại cũng viết vào sách sử câu chữ đúng như vậy. Do đó, Thôi Trữ lại giết chết Trọng. Đến lượt Thúc vẫn viết đúng sự thật như lời của hai anh trai, sau đó ông cũng bị Thôi Trữ giết chết. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết lại y nguyên câu của ba người anh.

tinhhoa.net-QZx8kz-20151010-vi-su-that-lich-su-ma-khong-so-song-chet

Thôi Trữ cầm thẻ sách lên hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi viết lại câu này theo đúng ý ta, ta sẽ tha chết cho ngươi.” Quý ung dung đáp lại rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn! […]”

Thôi Trữ đành phải trả lại thẻ sách cho ông và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ sách ra ngoài, khi sắp đến sử quán thì vừa hay gặp Nam Sử thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, ông nói: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa, vì vậy tôi vội vã cầm thẻ sách đến đây.” Quý đưa thẻ sách đang cầm trong tay cho ông xem, lúc này ông mới yên tâm ra về.

Thời nay, vì quyền, vì tiền, kẻ tiểu nhân phớt lờ sự thật

Thời nay, sự thật là thứ có thể… mua bán được. Thế nên mới có chuyện hôm qua sự thể là thế này, nhưng hôm nay vẫn chuyện đó nhưng thông tin ngược lại 180 độ. Đổi trắng thành đen trở thành chuyện không gì lạ. Sự thật là cái gì cũng có thể mua được bằng tiền hoặc quyền kể cả… sự thật.

Tháng Ba cách đây 14 năm, một sự kiện chấn động và bi hùng đã xảy ra tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Sự kiện khiến hơn 5.000 người bị bắt bớ khủng bố, tra tấn và có những người đã hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy sự thật cho hàng triệu người dân Trung Quốc.

Vào lúc 7 giờ 19 phút tối gày 5/3/2002, 8 kênh truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân đều đồng loạt bị chèn sóng, thay vì phát các tiết mục của nhà đài, thì tất cả những kênh này, vào đúng giờ cao điểm nhiều người xem nhất, lại phát 2 đoạn phim tài liệu: Đoạn thứ nhất nói về chủ đề “Tự thiêu hay là trò lừa bịp”, chỉ rõ những sơ hở và chứng cứ cho thấy ĐCSTQ đã dựng lên màn tự thiêu giả tạo ở quảng trường Thiên An Môn, vu khống cho người tu luyện Pháp Luân Công tự tử để lên thiên đàng.

Xem thêm: 5 lời tuyên truyền giả dối xuyên thế kỷ của Trung Quốc

Sự kiện này thực sự đã làm kinh động toàn thể quan chức ĐCSTQ lúc bấy giờ, ông Giang Trạch Dân, người phát động cuộc đàn áp, đã tức giận đến mức ra mật lệnh “giết không tha.” Lệnh ban bố từ cơ quan cấp cao hơn đơn giản là: “Bắt giữ học viên Pháp Luân Công không cần bất cứ thủ tục pháp lí nào.” Một cảnh sát nói: “Thượng cấp có lệnh giết người phóng hỏa đều không quản, chỉ tập trung vào bắt các học viên Pháp Luân Công”.

Tấm ảnh cuối cùng của anh Lưu Thành Quân trong nhà tù.
Tấm ảnh cuối cùng của anh Lưu Thành Quân trong nhà tù.

Trong đợt lùng bắt thứ nhất, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ. Các cuộc thẩm vấn và tra tấn được tiến hành ngay lập tức để lần ra các học viên có liên quan đến việc chèn sóng truyền hình cáp. 15 người đã bị kết án tù. Nhiều người bị đưa vào trại lao động. Trong số đó có 7 người bị khốc hình đến chết.

Anh Lưu Thành Quân bị đánh mạnh đến mức mấy cây gậy và tấm ván gỗ gẫy nát. Lính canh rút thắt lưng quật vào mặt anh, đặc biệt vào mắt, khiến nút cài trên thắt lưng cũng bị đánh vỡ. Ngày 25 tháng 12, khi gia đình anh đến, thấy anh thất khiếu chảy máu, trên người tất cả đều là máu, mạch máu trên đùi như thể bị bung ra, mặt đất toàn là máu.

Toàn thân anh đầy thương tích, khí quan suy kiệt, nói chuyện rất khó khăn. Nhưng anh cố gom chút sức lực cuối cùng chỉ tay về phía người tù nhân đã chăm sóc anh trong bệnh viện, nói: “Anh ấy… đã giúp tôi… dọn phân… và nước tiểu… Sau khi… tôi chết…, mọi người… hãy … chăm sóc… anh ấy”.

Các học viên Pháp Luân Công tập luyện tại Trường Xuân trước khi cuộc bức hại diễn ra. Ảnh: Internet.
Các học viên Pháp Luân Công tập luyện tại Trường Xuân trước khi cuộc bức hại diễn ra. Ảnh: Internet.

Lúc đó, mọi người không khỏi động lòng rơi lệ. Khoảng 4 giờ sáng ngày 26 tháng 12, sau 21 tháng chịu đựng tra tấn, Lưu Thành Quân đã qua đời, lúc đó anh chỉ mới 32 tuổi. Vào hôm đó, nhà tù huy động rất đông cảnh sát, bất chấp thân nhân phản đối, không cần khám nghiệm tử thi, cưỡng chế hỏa táng.

“Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh”

Ngày 05 tháng 09 năm 2007, Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tại Úc đã tổ chức Lễ trao giải Nhân Quyền năm 2007 tại Tòa nhà Quốc hội New South Wales. Anh Lưu Thành Quân được trao tặng giải thưởng Fidelity Vindicator.

Tên tiếng Trung của giải thưởng, dịch trực tiếp là: “Đan tâm chiếu hãn thanh”. Câu này bắt nguồn từ bài thơ nổi tiếng của một anh hùng dân tộc thời Nam Tống tên là Văn Thiên Tường. Bài thơ có câu:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.”

Dịch nghĩa: Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh

Quả đúng là như vậy!

Dân tộc Trung Hoa từ ngàn đời luôn có truyền thống “trọng sử”, coi việc chép sử là một trọng trách, cũng làm một vinh quang khó sánh. Tư Mã Thiên trong cơn đau thể xác và tinh thần tột cùng vẫn cặm cụi ngồi dưới ánh đèn dầu hàng đêm suốt 18 năm trời để biên soạn “Sử ký” dài hơn 50 vạn chữ. Dám nói lên sự thật, kiên quyết bảo vệ sự khách quan của lịch sử đòi hỏi người ta phải có một khí phách không hề tầm thường.

"Sử thánh" Tư Mã Thiên
“Sử thánh” Tư Mã Thiên

Những kẻ tiểu nhân, thấy lợi là mê, không chuyện bất nghĩa nào không làm đương nhiên rất sợ sự phán xét của lịch sử, rất sợ chân tướng của sự thật bị phơi bày. Cho nên dẫu mắt có nghe được chuyện phải, tai có nhìn thấy việc thật, kẻ tiểu nhân cũng phớt lờ, lo an phận thủ thường, bám giữ lấy món lợi cỏn con.

Người quân tử thì khác. Họ nhận ra bổn phận của mình là duy trì sự công bằng, công lý của xã hội. Họ có khí phách, trọng nghĩa khinh tiền, khinh ghét điều giả dối, không khoanh tay làm ngơ khi sự thật bị giày xéo.

Sự phân biệt giữa “tiểu nhân” và “quân tử” thể hiện rõ nhất khi đứng trước những lựa chọn căng thẳng giữa sống và chết, giữa nguy và an. Người quân tử dám nói, dám làm, quật cường, khí khái bất chấp vũ lực và sự đàn áp, có thể chấp nhận lên núi đao, xuống biển lửa. Họ hy sinh để bảo vệ sự thật, bảo vệ thiên lý, thậm chí coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Đời người ai cũng có một lần sinh ra, một lần chết đi. Hàng tỷ người đã hòa lẫn với cát bụi vô danh cùng thời gian. Nhưng cũng có những người hóa thành bất tử để muôn kiếp sau sử xanh còn truyền và hậu thế còn chưa ngớt lời ngợi ca.

Mã Lương – Hữu Bằng 

Xem thêm: