Gần đây, một bức ảnh cho thấy lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang đến thăm Hang động Mạch Tích Sơn ở Thiên Thủy, Cam Túc, tỉnh Thiểm Tây. Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Giang Phong nhận định rằng, ông Tập đứng trước một bức tượng Phật và chăm chú nhìn vào với hai tay chắp sau lưng và dáng người tiều tụy, dáng vẻ của ông khi này rất khác so với lúc gặp các lãnh đạo châu Phi và các thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy trong vài ngày trước đó ở Bắc Kinh.
Ông Giang Phong bình luận rằng, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cầu Phật, cầu chân lý, cầu bình an, nhưng họ cũng sợ dân chúng sẽ chỉ tay nói rằng đảng viên chẳng phải là người vô thần ư, sao còn đi cầu Phật? Tại sao ông Tập lại tới chùa vấn an Phật vào thời điểm quan trọng? Dù vậy, ngay cả khi ở trước tượng Phật, ông Tập cũng cố tình để lại hình ảnh tay chắp sau lưng. Ông ấy vẫn phải trông giống như một người lãnh đạo trước tượng Phật. Ông Giang Phong nói rằng, với tư thế của một người lãnh đạo chỉ đường cho các vị thần và chư Phật, liệu các vị Thần, Phật có thể ban phước cho hay không?
Trên thực tế, có một hiện tượng mà ông Giang Phong cho rằng có thể nhiều người trong chúng ta đã bỏ qua. Thần Phật vốn dĩ là tới để cứu độ chúng sinh, Phật sao có thể vì độ một người, nhưng lại khiến cho muôn dân khổ sở hay không. Tuy nhiên, các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xem việc thờ cúng thần Phật như là lợi ích cá nhân của mình, giống như tận hưởng đặc quyền. Việc thờ Phật cũng có quy tắc và cũng vì lợi ích cá nhân. Bạn thấy đấy, Trung Quốc có bốn đại hang động, có người nói là ba đại hang động, bốn đại hang động được tính là: Động Vân Cương, Động Long Môn, Động Mạc Cao và Động Mạch Tích Sơn.
Hang động Mạc Cao nằm trên Con đường tơ lụa. Theo ông Tập Cận Bình, Thiểm Tây quê hương ông chính là điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa. Hang động Mạc Cao đại diện cho thời kỳ thịnh vượng và văn minh, văn mạch gắn liền với quốc mạch, long mạch của quốc gia. Ý ông là việc thờ cúng tại Mạc Cao có ý nghĩa, liên quan đến long mạch của quốc gia, vì vậy trước Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2019, ông Tập Cận Bình, người đã ẩn mặt trong nhiều ngày trong thời kỳ cao trào của phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông, đã đến thăm Hang động Mạc Cao để cầu bình an.
Việc thờ cúng tại động Mạc Cao là để gắn kết bản thân với vận mệnh quốc gia. Đối với ông Tập Cận Bình, “long mạch” của ông gắn liền với quốc mạch và long mạch của ông chính là nằm ở dãy núi Tần Lĩnh. Năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, trước thềm cuộc họp Lưỡng Hội, ông Tập đã kiểm tra kho vũ khí hạt nhân ở Tần Lĩnh, dọn dẹp các khu biệt thự gây ô nhiễm long mạch của Tần Lĩnh, sau đó đã âm thầm thăm động Vân Cương.
Động Vân Cương nằm ở phía Bắc dãy Tần Lĩnh, chân núi Vũ Châu. Năm 2024, ông đã quay lại thăm động Mạc Cao. Động Mạc Cao nằm ở phía Đông Nam thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, cách Tần Lĩnh 45 km. Tất cả đều liên quan đến Tần Lĩnh. Trong bốn động lớn, động mà Tập Cận Bình chưa từng đến thăm, thậm chí đã nhiều lần khảo sát tại Hà Nam nhưng không vào, chính là động Long Môn. Tại sao ông lại không thăm động Long Môn?
Bởi vì động Long Môn nằm ở một nơi gọi là núi Y Khuyết. Y Khuyết là một đoạn hẻm núi tự nhiên do nhánh sông Y của Hoàng Hà cắt đứt phần mở rộng của Tần Lĩnh, tạo thành một hẻm núi ở phía Bắc núi Phục Ngưu. Nói cách khác, nơi này cắt đứt long mạch của Tần Lĩnh kéo dài về phía Trung Nguyên. Đối với ông Tập Cận Bình, người coi Tần Lĩnh là long mạch và nơi phát triển của rồng, động Long Môn không chỉ không thể thờ cúng, mà còn là có tội khi phạm long mạch quốc gia.
Về động Mạc Cao, Vân Cương và Mạch Tích, ông Tập Cận Bình có những chỉ thị riêng về bảo vệ di sản văn hóa. Riêng động Long Môn thì không. Mọi người có thể kiểm tra. Thật buồn cười, tỉnh Hà Nam, thành phố Lạc Dương, nơi có động Long Môn, lại nói rằng từ khi bắt đầu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13”, thành phố Lạc Dương đã sâu sát học tập và thực hiện các luận điểm quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về bảo vệ di sản văn hóa, đặc biệt là trong các chuyến thăm động Mạc Cao và động Vân Cương. Thực ra, ông Tập đã không có chỉ thị nào cho tỉnh Hà Nam nên họ phải vay mượn tinh thần học tập chỉ thị từ các tỉnh có đại sơn động khác.
Nhà bình luận Giang Phong bình luận rằng, ông Tập đã từng chiếm giữ tấm bia dành riêng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một ngôi chùa Đạo giáo. Ông còn yêu cầu mọi người giương cờ đỏ, thậm chí còn treo nó cùng với tượng Chúa Giê-su. Ông thờ cúng Phật, thật ra là để cầu sức khỏe tốt và cầu được tại vị mãi mãi. Thờ Phật vì muốn truy cầu lợi ích cho mình, đó không phải là lòng thành.