Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra tín hiệu quân sự mới nhất trong hai phiên họp. 

Vương Hỗ Ninh, người được mệnh danh là ‘người nguy hiểm nhất Trung Quốc’, được biết đến là cố vấn quốc gia của ĐCSTQ và chịu trách nhiệm về công việc của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan, bị nghi ngờ sử dụng 40 từ để chinh phục Đài Loan trong báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Tống Quốc Thành (宋国诚), nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc lập chính trị Đài Loan, đã đăng một bài báo hôm 7/3 để nhắc nhở rằng, trong hai kỳ họp của ĐCSTQ, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Vương Hỗ Ninh, đã trình bày “Báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ tại cuộc họp, sử dụng 40 từ và 4 từ khóa để chính phục Đài Loan. 40 từ này mang đại ý là: tăng cường hợp tác công nghiệp xuyên eo biển, xây dựng thị trường chung xuyên eo biển, xây dựng Diễn đàn quản trị cơ sở xuyên eo biển và thúc đẩy phát triển hội nhập xuyên eo biển. 

Theo ông Vương Hỗ Ninh, để thực hiện một sự phát triển hòa bình của Đài Loan mà không có mùi thuốc súng, hãy để người dân Đài Loan quên đi chủ quyền và quyền lợi, trước tiên là “sáp nhập” Đài Loan, và sau đó để người dân Đài Loan sẵn sàng trở thành “nô lệ bị chinh phục”, và sử dụng “quản trị cơ sở xuyên eo biển”. 

Chuyên gia Tống Quốc Thành nói: “Điều không nói rõ là ý đồ thực sự nằm ở đâu”. Trong 40 từ của Vương Hỗ Ninh, không có một từ nào đề cập đến “Đài Loan”, tất cả chúng đều chỉ nói “cả hai bên eo biển”.

Chuyên gia Tống nói rằng, đó là một cái bẫy ngữ nghĩa: không cần nhắc đến Đài Loan, không cần nói riêng Trung Quốc, thuật ngữ “xuyên eo biển” được dùng để mô tả Đài Loan và Trung Quốc là một “đại gia đình”.

Chuyên gia Tống Quốc Thành đã liệt kê 4 từ khóa trong 40 từ mà ông Vương Hỗ Ninh báo cáo, bao gồm “hợp tác thị trường chung, quản trị cơ sở xuyên eo biển, phát triển tổng hợp”, và “tiến hành diễn biến hòa bình của Đài Loan mà không có mùi thuốc súng”, để người dân Đài Loan quên đi chủ quyền và quyền lợi của mình. Cuối cùng, người Đài Loan sẽ tự nguyện trở thành “nô lệ bị chinh phục”. 

Chuyên gia Tống lấy ví dụ về luận điệu “quản trị cơ sở xuyên eo biển”. Ông nói chủ quyền của hai bên eo biển Đài Loan – Trung Quốc không phụ thuộc lẫn nhau và quyền lực quản lý không liên quan đến nhau, thì sao có thể “cùng nhau cai trị”? 

ĐCSTQ đã lôi kéo các tổ chức, cá nhân của Đài Loan dưới danh nghĩa trao đổi và kiểm tra, nhằm phá bỏ bức tường không phụ thuộc vào chủ quyền hai bờ eo biển và xóa bỏ chủ quyền của Đài Loan.

Về luận điệu “phát triển tổng hợp”, chuyên gia Tống Quốc Thành nói rằng, ý nghĩa thực sự của nó là làm chậm quá trình hội nhập của Đài Loan, từ từ xóa bỏ ý thức chống ĐCSTQ của Đài Loan, để Bắc Kinh dần dần đạt được sự sáp nhập chủ quyền trong quá trình phát triển.

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cấp cao Tống Quốc Thành gọi ông Vương Hỗ Ninh là “một trong những người nguy hiểm nhất thế giới”, chỉ sau Tổng thống Nga Putin. 

Nói rằng ông Vương Hỗ Ninh có thể lấy mạng người khác mà không đổ máu, và lấy thủ cấp người khác mà đầu không rơi xuống đất. Đặc biệt là về vấn đề Đài Loan, chuyên gia Tống nói, Vương Hỗ Ninh nham hiểm. Ông ta không phải là “chiến binh sói”, thay vào đó, ĐCSTQ dùng chính sách ăn thịt đồng loại là “luộc ếch bằng nước ấm” và “thả dây dài, câu cá lớn” để từ từ nuốt chửng Đài Loan. 

Chuyên gia Tống Quốc Thành nói, vụ lật thuyền ở Kim Môn gần đây là một ví dụ. ĐCSTQ đã hợp tác với Ngô Tam Quế (吴三桂) ở Đài Loan, một đảng thân ĐCSTQ trong Viện Lập pháp, để biến một vụ án đàn áp tư pháp thành một vụ án giết người, sau đó xúi giục đấu tranh ác liệt giữa các đảng phái chính trị trong Viện Lập pháp, khiến Đài Loan tự chia cắt.

Chuyên gia Tống Quốc Thành nhắc nhở rằng, chỉ khi biết rõ Vương Hỗ Ninh, chúng ta mới có thể hiểu được thủ đoạn “kim giấu trong bọc” trong chính sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan, và chúng ta mới có thể thâm nhập được “thủ đoạn đen tối” của ĐCSTQ nhằm thôn tính Đài Loan.

Việc Vương Hỗ Ninh sử dụng chiến thuật mềm mỏng đối với Đài Loan không có nghĩa là ĐCSTQ đã từ bỏ biện pháp quân sự. 

Bên cạnh việc tăng đáng kể chi tiêu quân sự, ông Tập Cận Bình đã tham dự cuộc họp của Phái đoàn cảnh sát vũ trang Trung Quốc vào ngày 7/3 và tuyên bố rằng, “cần phối hợp chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh quân sự trên biển, bảo vệ an ninh biển”, quyền và lợi ích hàng hải cũng như sự phát triển của nền kinh tế hàng hải và nâng cao khả năng quản lý đại dương”.

Mạng tin tức Udn cho biết, ông Tập Cận Bình chủ yếu đề cập đến sức mạnh hàng hải khi nói đến việc “chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự”, nêu bật trọng tâm mối quan tâm hiện tại của ĐCSTQ.

Trương Văn Mộc (张文木), chuyên gia về sức mạnh biển Trung Quốc, cho rằng, nhược điểm hiện nay của hải quân Trung Quốc nằm ở vùng biển xa, trong khi vùng biển ngoài khơi phía Tây quần đảo thứ nhất có lợi thế đáng kể. Chiến lược giải quyết xung đột trên biển của Quân đội Trung Quốc trong thời gian gần và trung hạn là đánh gần thì có thể chiến đấu lâu dài, nếu chiến tranh xa bờ thì phải nhanh gọn.

Theo chuyên gia Tống Quốc Thành, điều này có thể là lời cảnh tỉnh đối với eo biển Đài Loan và Biển Đông. Trong thời gian gần đây, các nhà quan sát đã đặt câu hỏi, khi nào cuộc chiến tranh toàn cầu tiếp theo sẽ xảy ra.

Hal Brands, giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, trước đó đã đăng một bài báo trên tạp chí Ngoại giao với tựa đề “The Next Global War”. 

Bài báo phân tích rằng, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bằng ba cuộc chiến tranh giành chủ quyền có mối liên hệ lỏng lẻo: Nhật Bản hung hãn ở châu Á – Thái Bình Dương, Ý tranh giành châu Phi và Địa Trung Hải, Đức tham chiến ở châu Âu. 

Ba cuộc khủng hoảng khu vực này sau đó dần dần hợp nhất, các phe khác nhau bắt đầu hình thành liên minh, thế giới trở nên phân cực và dần phát triển thành một cuộc chiến tranh toàn cầu.