Tuần trước, “The Economist” nhận định nền kinh tế Trung Quốc năm đang trong tình trạng hỗn loạn. Quốc gia này không chỉ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan của thị trường bất động sản mà các công ty trong nước liên tiếp tuyên bố vỡ nợ. Chỉ số chứng khoán giảm xuống dưới mức thấp nhất. Các công ty nước ngoài phải liên tục đối phó với hàng loạt các quy định và hạn chế của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như phải trực tiếp hay gián tiếp đón nhận các lệnh cấm vận từ Phương Tây dành cho quốc gia này.
“The Economist” đã chỉ ra rằng, năm 2023 là năm Trung Quốc chứng kiến sự suy thoái. Và chính những lý do trên đang thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài và những người giàu có Trung Quốc từng tràn đầy nhiệt huyết đối với quốc gia này bỗng nhanh chóng rút vốn. Làn sóng thoái vốn khỏi Trung Quốc không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà ngay cả với các công ty có nguồn vốn trong nước cũng đang muốn chuyển nguồn vốn ra nước ngoài.
Theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), một tổ chức tư vấn, cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc, họ đã chứng kiến dòng vốn nước này chảy ra nước ngoài trong suốt 5 quý liên tiếp. Hiện tượng thất thoát nguồn vốn này của thị trường Trung Quốc đã lập kỷ lục về thời gian dài nhất trong lịch sử.
Và đến quý 3 năm 2023, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc lần đầu tiên đã chuyển sang mức âm. Điều này có nghĩa là khoảng đầu tư từ Trung Quốc sang nước ngoài đã vượt quá các khoản đầu tư từ nước ngoài vào Trung Quốc.
The Economist nhận định rằng, điều này phần nào phản ánh thực tế là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang tháo chạy ra nước ngoài, vì điều này giúp họ giảm chi phí lao động và tránh các ấp đặt thuế quan của Mỹ.
Trong khi quy mô tổng thể của dòng tiền chảy ra khỏi đất nước vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, thì một số chuyên gia tin rằng Trung Quốc đang cố gắng che đậy dòng tiền chảy ra lên tới 500 tỷ USD.
Các thông tin cho thấy, dù việc chuyển nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp hay bất hợp pháp, các nhà đầu tư đều đang tìm kiếm một nơi đầu tư mới, nhưng không phải quốc gia nào cũng hoan nghênh khoảng đầu tư từ Trung Quốc.
Tại Hoa Kỳ, hàng chục bang đã thông qua dự luật cấm một số công dân nước ngoài mua đất và bất động sản. Canada cũng đã thông qua “Đạo luật cấm người không phải Canada mua tài sản của dân cư trong vòng hai năm tới.
Hình thức Thị thực vàng, cung cấp quyền cư trú để đổi lấy đầu tư, hiện đang không còn được ưa chuộng ở châu Âu, khi Ireland, Hà Lan và Bồ Đào Nha đang xem xét thắt chặt hoặc bãi bỏ chúng. Ở Đông Nam Á, các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đều cảnh giác trong việc tiếp nhận những công dân ưu tú của Trung Quốc, vì những người có thể có những tác động chính trị.