Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ban hành Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền vào ngày 10 tháng 12, Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ tài chính Hoa Kỳ đã công bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 20 cá nhân từ 9 quốc gia vì vi phạm nhân quyền, trong đó có 2 quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tân Cương.
Các quan chức Trung Quốc bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ liệt vào danh sách vi phạm nhân quyền là Hồ Liên Hợp (胡联合), phó trưởng Văn phòng Nhóm Điều phối Công tác Tân Cương của Ủy ban Trung ương Đảng, cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách Tân Cương của Bắc Kinh, và ông Cao Kỳ (高琪), phó thống đốc khu vực Y lê (Yili) và từng là lãnh đạo cục an công an địa phương.
Về vấn đề này, nhà bình luận Lam Thuật (蓝述), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc phân tích rằng: Việc Hoa Kỳ trừng phạt hai quan chức vi phạm chính sách Tân Cương nhân dịp kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đã thể hiện rõ ràng hai khía cạnh.
“Một mặt, đó là lập trường không thể lay chuyển của chính phủ Hoa Kỳ trong việc kiềm chế ĐCSTQ và về vấn đề vi phạm nhân quyền; mặt khác, là khi phản đối ĐCSTQ, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ dưới bất kỳ hình thức nào về vấn đề nhân quyền vì lợi ích kinh tế.
Trên thực tế, hiện tại tất cả các nước phương Tây về cơ bản đều có quan điểm này, cho dù đó là Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa kết thúc được tổ chức tại San Francisco vào tháng 11; hay các cuộc đàm phán giữa tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người đồng cấp Tập Cận Bình; hay trong các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vừa kết thúc, chúng ta thấy rằng không có chính phủ nào ở các nước phương Tây có bất kỳ thỏa hiệp nào với ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền vì lợi ích kinh tế”.
Nhà bình luận Lam Thuật nói thêm: “Nguyên nhân chính là các nước phương Tây hiện nay thấy rất rõ ràng rằng, bằng cách giúp ĐCSTQ phát triển nền kinh tế Trung Quốc thì việc cải thiện nhân quyền cho người dân Trung Quốc về cơ bản là không thể. Nó không những không có cách nào giúp cải thiện nhân quyền cho người dân Trung Quốc mà còn khiến an ninh của toàn thế giới tự do ngày càng bị ĐCSTQ đe dọa”.
Nhà bình luận Lam Thuật cho biết thêm rằng, nói cách khác, việc giúp ĐCSTQ phát triển nền kinh tế Trung Quốc sẽ không những không cải thiện được nhân quyền của Trung Quốc mà còn có thể làm suy yếu thêm nhân quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chủ yếu là người dân tại thế giới tự do ở các nước phương Tây, cũng bị ĐCSTQ đe dọa. Vì vậy, hoàn toàn không có cách nào để đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào với ĐCSTQ về vấn đề nhân quyền.
Các biện pháp trừng phạt được công bố hôm 8/12 cũng nhắm vào 13 cá nhân đã thực hiện hoặc dung túng hành vi hiếp dâm và các hình thức bạo lực tình dục khác ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti và Nam Sudan.
Ngoài ra, hai quan chức Taliban đã bị coi là vi phạm nhân quyền có liên quan đến việc đàn áp quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Hai sĩ quan tình báo Iran đã bị xử phạt vì vai trò của họ trong việc trấn áp phe đối lập và các cuộc biểu tình ôn hòa của chính phủ.