Những ngày này, cuộc không kích bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ xuống các địa điểm nghi ngờ sản xuất vũ khí hóa học của Syria gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Tại sao Mỹ có thể tự tin chỉ dùng tên lửa hành trình để đánh bại hệ thống phòng không dày đặc của Syria? Dưới đây là những phân tích về bất lợi của hệ thống phòng không Syria trước tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Bất lợi về địa hình

Syria là một đất nước chủ yếu là sa mạc và cao nguyên khô cằn, đây là địa hình cực kỳ bất lợi trong việc phòng thủ, bởi các đơn vị phòng thủ sẽ phải phơi mình trong một không gian trống trải, dễ bị bên đối phương nắm bắt vị trí.

Một địa điểm rất trống trải của Syria bị trúng tên lửa Tomahawk (Ảnh: cuocsongomy.com)

Khi cách mục tiêu không xa, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ giảm thấp độ cao xuống còn 15 mét so với mặt đất, gặp địa hình trống trải kiểu sa mạc sẽ giúp Tomahawk không bị cản bởi những điều kiện tự nhiên như đồi núi, cây cối,… hơn nữa có thể đẩy nhanh vẫn tốc đến mục tiêu, gây bất ngờ cho bên phòng thủ.

Vũ khí lạc hậu

Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, sở hữu những vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất. Nhưng hệ thống phòng không của Syria lại sở hữu những vũ khí tương đối lạc hậu, hầu hết là từ thời Liên Xô (cũ) và một số ít là mua những phiên bản cũ của Nga.

Tên lửa S-200

Tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất của Syria là S-200 (NATO gọi là SA-5), một di sản điển hình của Chiến tranh Lạnh. Tên lửa này có tầm bắn tới 250 km. 

S-125 Pechora (SA-3)

Ngoài S-200, Syria đang vận hành khoảng 148 bệ phóng tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3). Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn khoảng 35 km, tầm cao 18 km. Hệ thống này cũng là một sản phẩm của Chiến tranh Lạnh.

2K12E Kvadrat

2K12E Kvadrat (phiên bản xuất khẩu của 2K12 Klub có tầm bắn 24 km, tầm cao 8 km. Vũ khí này đã quất hiện trong cuộc chiến với Israel trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973, đến nay đã trải qua gần nửa thế kỷ.

Buk-M2

Hệ thống phòng không tầm trung hiện đại nhất của Syria là Buk-M2 (NATO định danh SA-11). Đây là phiên bản nâng cấp của 2K12 Klub. Nó được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay và các mục tiêu đường không khác. Tuy nhiên nước Nga, cha đẻ của loại vũ khí này đã loại nó khỏi biên chế của quân đội.

Tên lửa Tomahawk của Mỹ quá mạnh

Đây là một bất lợi hiển nhiên của hệ thống phòng không Syria, vũ khí mà Syria phải đối mặt chính là con Át chủ bài của quân Mỹ: Tomahawk.

Tên lửa Tomahawk của Mỹ được phóng từ tàu ngầm

Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi, trên thân tên lửa được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar.

Vì thế, việc phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. Mà thiếu sự hỗ trợ của radar, quân đội Syria chỉ còn cách quan sát bằng… mắt thường. Chúng ta hãy nhớ rằng các cuộc không kích của quân Mỹ chỉ diễn ra vào ban đêm.

Tên lửa Tomahawk của Mỹ có khả năng vô hình trong hệ thống Radar của đối phương

Ngoài khả năng tàng hình trước Radar đối phương, quỹ đạo bay của tên lửa Tomahawk cũng rất khó nắm bắt. Khi tên lửa tiếp cận không gian phòng ngự của đối phương, tên lửa sẽ hạ xuống độ cao rất thấp, từ 30 m đến 130 m, với khả năng tàng hình (công nghệ stealth), tên lửa có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại nhất. Khi khoảng cách đến mục tiêu còn khoảng 50 hải lý (80,5 km) tên lửa sẽ hạ độ cao xuống còn 15 m so với địa hình và tăng tốc độ lên đến 1,2 M để tấn công mục tiêu.

Chính vì Tomahawk được trang bị những công nghệ hiện đại nhất, có thể tàng hình trước radar đối phương, cùng với đường bay tầm thấp khó nắm bắt, trong khi đó hệ thống phòng không của Syria lại khá lạc hậu, nên việc bắn hạ tên lửa Tomahawk là cực kỳ khó khăn.

Độ chính xác của tên lửa Tomahawk là điều không ai có thể phủ nhận

Với hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến, từ khoảng cách hàng ngàn cây số, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu.

Với  những phân tích ở trên ta thấy tên lửa Tomahawk của Mỹ hoàn toàn áp đảo hệ thống phòng thủ đã quá cũ kỹ của Syria nên việc binh lính Syria vừa nghe nhạc vừa bắn hạ tên lửa hành trình của Mỹ có vẻ không được thực tế.

Nam Minh