Trong vũ trụ bao la rộng lớn rốt cuộc có điều gì mà con người chưa biết đến, và ai là người đầu tiên ngưỡng vọng về bầu trời đầy sao, phát hiện ra những bí ẩn của vũ trụ? Là Aristoteles? Là Galileo? Hay là một người nào khác? Hãy để lịch sử thực sự tiết lộ câu trả lời cho chúng ta.

Một ngày vào tháng 6 năm 1608, ở thành phố Pisa của Ý, nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học Galileo (1564~1642) đã làm một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại 3× từ một đoạn ống rỗng, một đầu khảm một mặt kính lồi, một đầu khác khảm một mặt kính lõm, làm thành chiếc kính viễn vọng nhỏ đầu tiên trên thế giới. Nó có thể phóng đại vật thể ban đầu gấp ba lần. Đây là điều mọi người chúng ta thường được học từ sách giáo khoa – rằng kính viễn vọng đã được Galileo phát minh ra cách đây hơn 400 năm.

Chỉ 1 năm sau, vào năm 1609, Galileo đã tạo ra được một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại đạt đến 32×. Mỗi buổi tối, Galileo đều dùng chiếc kính viễn vọng của mình quan sát Mặt Trăng, phát hiện ra bề mặt của Mặt Trăng lồi lõm không bằng phẳng – điều mà khác xa những gì Aristoteles từng nói “tất cả thiên thể đều bằng phẳng trơn bóng”. Ông còn nhìn thấy những dãy núi cao, thung lũng sâu, và cả núi lửa trên Mặt Trăng.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Galileo đang quan sát vũ trụ thông qua chiếc kính viễn vọng tự chế tạo (Ảnh: twitter.com)

Sau đó Galileo bắt đầu quan sát bầu trời bao la và khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Ông phát hiện, dải Ngân Hà hợp thành từ hàng ngàn vạn ngôi sao và sao Mộc có bốn vệ tinh cùng bay quanh nó. Ông cũng phát hiện Mặt Trời cũng có điểm đen, hơn nữa vị trí của điểm đen này lại không ngừng biến hóa. Vì vậy ông kiên quyết nhận định rằng Mặt Trời cũng đang tự quay quanh chính nó. Năm 1610, Galileo xuất bản một quyển sách nổi tiếng “Sidereus Nuncius”. Từ đó con người cho rằng “Cristoforo Colombo phát hiện ra đại lục mới, còn Galileo Galilei phát hiện ra vũ trụ mới”.

Những hiện vật khảo cổ khó hiểu

Tuy nhiên, lịch sử chân thực đã phủ định mạnh mẽ những điều sách giáo khoa đề cập: Galileo Galilei không phải là người đầu tiên quan sát bầu trời sao. Từ ba vạn năm trước đã có người sớm dùng kính viễn vọng để quan sát bầu trời.

Trong viện bảo tàng của đại học quốc gia Peru có một khối đá được xác định niên đại vào khoảng 65 triệu năm. Trên khối đá có khắc các hình họa từ khoảng 30.000 năm trước. Điều kỳ lạ là người này mặc quần áo, đội mũ, mang giày, trong tay cầm một chiếc kính viễn vọng quan sát thiên thể.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Hòn đá khắc hình một người đang quan sát thiên thể bằng kính viễn vọng tại bảo tàng quốc gia Peru (Ảnh: theepochtimes.com)

Trong một tình huống khác, người ta có một phát hiện đáng kinh ngạc ở thư viện Anh vào năm 2004. Theo đó, một bức họa “Đôn Hoàng Tinh Đồ” đến từ Trung Quốc đã vẽ lại hình ảnh các chòm sao sớm nhất và chính xác nhất trên thế giới. Vì vậy đạt được kết luận “người Trung Quốc đã sớm khám phá bí ẩn của thiên thể so với các nhà thiên văn học Châu Âu, trong đó có Galileo “.

Tháng 5 năm 2004, trong khuôn khổ triển lãm “Con đường tơ lụa: Thương mại, du lịch, chiến tranh và tín ngưỡng”, sách cổ về Thiên văn học “Đôn Hoàng Tinh Đồ” cũng được trưng bày cho mọi người tham quan. Để xác thực rằng “người Trung Quốc cổ đại mới là những nhà thiên văn học đầu tiên”, thư viện đã đặt bên cạnh các bức họa cổ, ảnh chụp hiện đại của các chòm sao để làm đối chiếu.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng nổi tiếng với hàng ngàn bức tượng Phật, hình vẽ và các tài liệu quý giá có tuổi đời hàng ngàn năm (Ảnh: sobrechina.com)

“Đôn Hoàng Tinh Đồ” là bức họa sớm nhất trên thế giới về chòm sao. Ước đoán được tạo ra từ thời Đường Trung Tông. Cuộn giấy quý hiếm này dài 210 cm và rộng 25 cm, chia thành hai phần. Một phần vẽ 26 hình dạng đám mây khác nhau, cùng với văn bản chú giải có ý nghĩa bói toán. Một phần khác có 12 hình ảnh về tinh tượng, mỗi hình ảnh mô tả một cảnh trời đêm ở một góc 30 độ từ đông sang tây, cộng với một bức họa tinh tượng của bầu trời cực địa. Địa điểm quan sát bầu trời có lẽ là 34 độ vĩ độ Bắc. Có thể là đài quan sát của thành Trường An hoặc thành Lạc Dương.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đã chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 khối, và theo dõi quỹ đạo của sao Mộc. Theo ước tính, sao Mộc cứ cách 12 năm lại hoàn thành một vòng xoay quanh Mặt Trời. Đây cũng là cơ sở để tính toán một năm có 12 tháng của âm lịch Trung Quốc.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Một hình vẽ trong Đôn Hoàng Tinh Đồ (Ảnh: Ntd.tv)

“Đôn Hoàng Tinh Đồ” bắt đầu từ tháng 12, dựa vào vị trí của Mặt Trời trong mỗi tháng mà chia vành đai xích đạo thành 12 đoạn. Dùng những phương pháp của thế kỷ 15 mà người Châu u dùng để vẽ lại hình ảnh của bầu trời sao.

Trên mỗi một Tinh Đồ của “Đôn Hoàng Tinh Đồ” đều có văn tự chú giải đi kèm mang hàm nghĩa thâm sâu. Và lãnh thổ Trung Quốc được cho là bị ảnh hưởng bởi các thiên thể trên bầu trời này.

Một hình vẽ trong Đôn Hoàng Tinh Đồ (Ảnh: Ntd.tv)

Trong “Đôn Hoàng Tinh Đồ” có tổng cộng 1339 ngôi sao, được chia thành 257 nhóm sao khi vẽ. Trong đó chòm sao Bắc Đẩu (Big Dipper) và chòm sao Lạp Hộ (Orion)giống nhau, đều bao gồm rất nhiều ngôi sao có ánh sáng yếu không dễ nhìn bằng mắt thường và vài ngôi sao nằm ở Nam Bán Cầu.

Nhà thiên văn học Jean-Marc Bonnet-Bidaud làm việc tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp chỉ ra vị trí của các ngôi sao lấp lánh nhất trong bức tranh là khá chính xác, chỉ sai lệch vài độ so với vị trí thực tế. Bầu trời sao gần đường chân trời được vẽ dựa trên phép chiếu hình trụ, kinh tuyến được vẽ theo đường thẳng đứng, đường vĩ độ nằm ngang, gần vùng cực sử dụng phép chiếu phương vị, giữ nguyên phương hướng ban đầu vốn có của bầu trời sao, các phương pháp này vẫn sử dụng cho bản đồ địa lý ngày nay .

Nguồn gốc của “Đôn Hoàng Tinh Đồ”

Đôn Hoàng tọa lạc ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ngày xưa được gọi là Sa Châu. Là một thành phố nổi tiếng với văn hóa hai ngàn năm lịch sử, nối liền Trung Nguyên và Tây Vực, thậm chí là con đường duy nhất nối liền đến Châu u cũng được coi là yết hầu quan trọng của “con đường tơ lụa” ngày xưa. Vị trí trên lịch sử có vai trò tương đương với Hồng Kông, Thượng Hải ngày nay.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Bản đồ “Con đường tơ lụa” với hình tượng Đại Phật biểu đạt vị trí của hang Mạc Cao, Đôn Hoàng (Ảnh: cbw.ge)

Thiên Phật Động cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc 25 km về phía Đông Nam. Thiên Phật Động được khai tạc từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14, là một ngôi đền Phật mà những hành khách trên “con đường tơ lụa” khi đi ngang qua ghé vào cầu xin một đường thuận lợi.

Năm 1900, đạo sĩ Vương Viên Lục ở hang động thứ mười bảy trong hệ thống Thiên Phật Động bất ngờ phát hiện ra Tàng Kinh Các. Có hơn 40.000 văn kiện với các chủ đề khác nhau như: Tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật, văn học, số học, y học, kinh tế. Những tài liệu này được các nhà sư Phật giáo giấu kín trong các hang động ở thế kỷ 11.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Trong hang được trạm khắc các bức tượng, hình họa vô cùng tinh mỹ cùng nhiều tài liệu quý giá (Ảnh: ngocbao.org)

Trong đó “Đôn Hoàng Tinh Đồ” được xem là một trong những vật tinh thâm nhất. Ghi chép lại hình ảnh đầy đủ của các ngôi sao có thể nhìn thấy từ Trung Quốc, được miêu tả bằng mực đỏ và đen trên cuộn giấy dài. Năm 1907, nhà khảo cổ học Marc Aurel Stein của Hungary đã lấy đi Tinh Tượng Đồ và hơn 7000 bản thảo đưa đến Thư Viện Anh ở Luân Đôn.

Chủ nhiệm các tài liệu Đôn Hoàng của Thư Viện Anh, ông Susan Whitfield nói rằng đây là Tinh Đồ xuất hiện sớm nhất thế giới, được tạo ra từ năm 649 đến năm 684.

Trước Galileo 1.000 năm, người Trung Hoa xưa đã tạo ra bản đồ sao sớm nhất thế giới
Người Trung Hoa tin rằng, mọi biến đổi của các tinh hệ đều có ảnh hướng đối ứng đến xã hội. Con người cần nhìn vào sự biến đổi đó để hành xử (Ảnh: ClassTools.net)

Tiến sĩ Francoise Praderie cũng nói rằng: “Đôn Hoàng Tinh Đồ” được chế tạo như thế nào và được dùng trong phương diện nào vẫn còn là một điều bí ẩn. Dựa vào những văn tự chú thích trên Tinh Đồ suy đoán rằng bảng Tinh Đồ này có lẽ dùng để bói toán. Người Trung Quốc có truyền thống lâu đời về việc tìm kiếm các dấu hiệu và chỉ thị của Thần Linh trên bầu trời. Chính vì như vậy cho nên mới dẫn đến sự ra đời của bản Tinh Đồ tinh thâm, chưa từng có này.”

Lịch sử một lần nữa bị thay đổi, “Đôn Hoàng Tinh Đồ” chứng minh, người Trung Quốc cổ mới là những nhà thiên văn học đầu tiên trên thế giới và những gì được phát minh sau đó chỉ là học lại những điều đã có mà thôi.

Hoài Anh