Một nghiên cứu đối với người dùng tin nhắn trên Android cho thấy cả hai giới đều sử dụng các cụm từ không xác thực và minh bạch khi họ nói dối. Điểm khác biệt giữa họ là các tin nhắn nói dối của phụ nữ thường có xu hướng dài hơn.
Nếu việc nhận ra người đối thoại với mình đang nói dối đã khó thì việc phát hiện nói dối qua tin nhắn văn bản có thể còn phức tạp hơn rất nhiều. Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có những mẫu văn bản trong một tin nhắn có thể cho thấy người nhắn tin có nói đúng sự thật hay không.
Nghiên cứu mới này được thực hiện trên hàng trăm cuộc hội thoại cho thấy phụ nữ thường có khuynh hướng sử dụng nhiều từ hơn khi họ nói dối, trong khi nam giới thì có vẻ khó nhận ra hơn khi những tin nhắn này thiếu rất nhiều những gợi ý về ngôn ngữ, có thể là do trong thực tế nam giới sử dụng ít từ hơn trong các tin nhắn.
Dữ liệu cho thấy các tin nhắn nói dối thường có xu hướng dài hơn. Nếu tin nhắn chứa thông tin không đúng có 8 từ thì tin nhắn chính xác chỉ chứa 7 từ. Không chỉ thế, giới tính cũng tạo ra sự khác biệt trong các tin nhắn này. Nếu phụ nữ sử dụng trung bình 8 từ trong một tin nhắn thì khi nói dối họ thường sử dụng 9 từ tuy nhiên ở nam giới thì sử dụng 7 từ trong cả hai loại.
Đây là kết quả được các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell công bố trên arXiv. Với việc sử dụng ứng dụng tin nhắn trên nền Android, trong suốt 7 ngày, nhóm đã thu thập được 1.703 mẫu tin nhắn từ một số lượng lớn người tham gia. Sau khi loại bỏ những tin nhắn không chứa bất kì thông tin nói dối nào, lượng tin nhắn còn lại chứa lời nói dối là 351 tin. Nhóm nghiên cứu thực hiện tính trung bình tổng số từ đếm được đối với mỗi loại tin nhắn, đối với từng giới tính cũng như trình độ học vấn.
Tỷ lệ số từ chỉ bản thân (tôi; tôi là), những từ khác (bạn) và những cụm từ thể hiện sự không cam kết hay hứa hẹn (có lẽ, có thể, chắc chắn, …) cũng được xem xét đến. Điều này được các tác giả giải thích trong bài báo rằng: “Các đại từ được quan tâm một cách đặc biệt trong khi nói dối là do người lựa chọn một cách chủ động đại từ nào họ muốn sử dụng khi giao tiếp. Các đại từ chỉ bản thân thể hiện được quyền sở hữu và trách nhiệm trong khi những đại từ định hướng bản thân khác có thể thể hiện sự thiếu trách nhiệm”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người nói dối hay sử dụng những từ định hướng bản thân hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về mặt giới tính họ cũng phát hiện ra có một số khác biệt như phụ nữ sử dụng các đại từ chỉ bản thân ít hơn so với những từ khác, ngược với giả thuyết ban đầu được đưa ra trong khi nam giới lại hay sử dụng “của tôi” hay đại từ “tôi” nhiều hơn.
Một điểm nữa là cả hai giới đều sử dụng các cụm từ không đảm bảo sự chắc chắn nhiều hơn khi họ nói dối. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh thêm rằng, kết quả từ khảo sát này mang tính chất tham khảo.
Sơn Tùng