Các nhà khoa học đã phát hiện được một con thằn lằn có niên đại lên đến 99 triệu năm tuổi được bảo quản nguyên vẹn trong mẫu đá hổ phách ở Đông Nam Á. Đây có thể là cá thể động vật bò sát cổ nhất thuộc loại này từng được phát hiện.
Lizard found preserved in amber is 99-million-years-old, scientists say https://t.co/WcwYnozLe2 pic.twitter.com/ZQSSkwst8K
— Huffington Post (@HuffingtonPost) March 6, 2016
Theo hãng tin Reuters, con thằn lằn này có niên đại sớm hơn phát hiện nắm giữ kỷ lục trước đó 75 triệu năm tuổi, theo các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida (Mỹ) – tác giả của phát hiện này.
“Thật vô cùng thú vị khi lần đầu tiên có thể tận mắt chứng kiến những loài động vật này”, Edward Stanley, thành viên trong nhóm nghiên cứu, trao đổi với Reuters. “Thực ra, tôi vừa thú vị vừa kinh ngạc khi nhận thấy chúng được bảo quản tốt đến vậy”.
Đôi mắt và lớp vảy của loài sinh vật giống tắc kè hoa này được bảo quản cực kỳ tốt, bên cạnh một con tắc kè và một con thằn lằn vùng cực bắc, theo ông Stanley. Nếu các loài sinh vật không bị mắc kẹt bên trong chất nhựa thông dính, vốn sẽ đông cứng lại thành đá hổ phách, thì nó sẽ bị phân hủy rất nhanh.
Để phân tích các loài sinh vật khi không muốn đập vỡ khối đá hổ phách, cũng như hóa thạch bên trong, ông Stanley đã sử dụng kỹ thuật X-quang kỹ thuật số, sẽ giúp nhóm của ông khám phá “hệ sinh thái thất lạc, thế giới thất lạc” loài sinh vật này từng sinh sống.
Tác giả: Jonathan Zhou, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: