Những con cự đà bất ngờ rơi từ trên cây xuống sân vườn, bể bơi, kính ô tô… khi nền nhiệt xuống thấp ở Mỹ.
Khi nhiệt độ giảm xuống những năm 30 và 40 thế kỷ trước, những người từ bờ biển West Palm đến Miami đã quen với hình ảnh nhiều loài bò sát nằm bất động nhưng không phải chết mà chỉ bị choáng váng do cảm lạnh. Chúng có thể hoạt động trở lại khi thời tiết ấm lên.
Theo NewYork Times, một người đàn ông tên Frank Cerabino tại Boca Raton hồi tuần trước bước ra sân khi trời sáng và nhìn thấy một con vật tươi sáng màu xanh lá cây bên hồ bơi của mình vào lúc tảng sáng.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Đó là một trong những vấn đề đạo đức: bạn sẽ làm gì? bắt chúng hay đưa chúng đến nơi an toàn?”
Những con cự đà có thể dài gần 1.5m, không có nguồn gốc ở Nam Florida. Chúng đã sinh sôi và gia tăng số lượng dưới cái nóng nhiệt đới gây đau đầu cho các nhà quản lý động vật hoang dã nơi đây. Tuy nhiên, mùa đông kéo dài đã giảm đáng kể số lượng của chúng trong năm 2010.
Ron Magill, giám đốc truyền thông của Sở thú Miami cho biết, “Cự đà leo lên cây cối vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, chúng rơi vào trạng thái mê man, và không còn có thể bám trên cây cối. Đó là lý do tại sao bạn nhận được hiện tượng này ở Nam Florida – mưa cự đà”.
“Cú rơi có thể khiến chúng mất mạng nhưng thường những con cự đà lớn hơn sẽ có khả năng sống sót nhiều hơn” – ông Magill nói thêm.
Chúng thậm chí cũng không tỉnh lại sau cú rơi đó, trong trạng thái như đã chết, chúng có màu xám và cứng lại. Nhưng ngay khi trời bắt đầu nóng lên và bị những tia nắng mặt trời chiếu vào mặt, chúng bắt đầu hồi sinh.
Những con sống sót qua đợt lạnh lẽo về cơ bản sẽ hình thành đặc tính ở trong gen, ông Ron nghi ngờ rằng, chỉ trong vòng vài thập kỷ, những con cự đà sẽ leo lên phía bắc bởi vì chúng sẽ có thể chịu được thời tiết lạnh hơn.
Hi vọng những người dân Nam Florida sẽ cẩn trọng hơn khi ra đường và có thể hành xử đúng với những con cự đà “bất động”!
Hoài Anh