Bằng việc đi tìm lại những manh mối của các ký ức tiền kiếp vẫn thường xuất hiện trong đầu của ông.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Ruprecht Schultz từng có một thói quen kỳ lạ khi còn là một đứa trẻ. Mỗi khi cậu không vui, cậu sẽ xếp các ngón tay của cậu lại thành hình một khẩu súng, rồi chỉ vào đầu và nói “Ta tự bắn mình”. Mẹ cậu trở nên lo lắng và nghiêm khắc yêu cầu cậu bỏ ngay thói quen đó đi. Khi Schultz lớn lên, nguyên nhân của thói quen này dần trở nên rõ ràng hơn.
Schultz đã thu âm đồng thời ghi chép lại câu chuyện của mình. Câu chuyện sau đó đã được nhà nghiên cứu về luân hồi nổi tiếng Tiến sĩ Ian Stevenson thuộc trường Đại học Virginia xem xét và Walter Semkiw thảo luận trong một bài báo dựa vào những ghi chép của Stevenson.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, tiệm giặt là của Schultz ở Berlin, Đức thất bại. Ông thường ngồi trong văn phòng của mình, xem lại các sổ sách và ngẫm nghĩ về những giai đoạn khó khăn. Khi ông đi dọc theo một hành lang mờ ảo dẫn đến nơi đặt chiếc két sắt của mình để lấy sổ sách, một ý nghĩ thường xuất hiện trong tâm trí ông: “Mình đã từng ở trong hoàn cảnh này một lần trước đây rồi”.
Đó là khi những ký ức trong kiếp trước bắt đầu xuất hiện, chi tiết đến nỗi ông có thể tìm kiếm được các tài liệu về một người đàn ông có cuộc đời trùng khớp chính xác với những gì ông “nhớ được”.
Tiến sĩ Stevenson nói rằng các hoàn cảnh tương tự trong kiếp sống hiện tại có thể đã kích hoạt sự hồi tưởng của ông. Schultz nhớ lại được việc có một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ và có thể cả trong lĩnh vực hàng hải. Thật tình cờ, khi còn là một đứa trẻ, Schultz cũng có một niềm đam mê rất lớn với tàu thuyền, mặc dù ông lớn lên ở thành phố Berlin, nằm sâu trong đất liền.
Schultz nhớ lại được rằng ông đã phải chịu những tổn thất to lớn về mặt tài chính. Ông có thể nhìn thấy chính mình đang đi lấy sổ sách trong một cái két sắt bên trong một hành lang, cũng rất giống như trong hoàn cảnh hiện tại, và cuối cùng ngồi lên đống sổ sách đó trong trạng thái chán chường, rồi tự bắn vào đầu mình. Việc này xảy ra trong một sự kiện đặc biệt, vào một dịp lễ hội.
Schultz cũng cảm thấy ông đã từng sống ở một thị trấn cảng ở Đức, có thể là Wilhelmshaven, nhưng ông cho rằng có thể nó là thành phố khác ở biển Bắc. Ông cũng cảm thấy việc này diễn ra vào những năm 1880.
Đó là khi những ký ức trong kiếp trước bắt đầu xuất hiện, chi tiết đến nỗi ông có thể tìm kiếm được các tài liệu về một người đàn ông có cuộc đời trùng khớp chính xác với những gì ông “nhớ được”.
Sau khi hỏi chính quyền thành phố Wilhelmshaven và 9 thị trấn ven biển khác về việc liệu họ có bất kỳ hồ sơ lưu trữ nào về một người đàn ông trùng khớp với miêu tả này hay không, thì kết quả là miêu tả trùng khớp duy nhất đến từ Wilhelmshaven.
Chính quyền nói rằng tên họ của người đàn ông bị chết này là Kohl, nhưng Schultz cảm thấy cái tên này có vẻ không chuẩn lắm. Sau đó họ đã đính chính lại, nói rằng tên họ của người này là Kohler. Người đàn ông dường như có mối liên hệ với cuộc đời trong miêu tả của Schultz có tên là Helmut Kohler.
Ông từng sở hữu một doanh nghiệp vận tải biển. Vì lo sợ rằng thuế đánh vào gỗ nhập khẩu sẽ gia tăng nên ông đã nhanh chóng thu mua rất nhiều gỗ từ hải ngoại. Nhưng thuế và giá gỗ lại giảm mạnh khiến tình hình tài chính của Kohler lâm vào khủng hoảng. Ông cảm thấy cuộc đời mình đã bị hủy hoại. Ông đã cố gắng yêu cầu kế toán của mình làm giả sổ sách, theo đó bồi thường một cách giấu giếm cho những tổn thất, thế nhưng người kế toán này đã hoảng sợ và chạy trốn với một lượng lớn tiền của công ty.
Kohler đã tự bắn vào đầu trong một ngày lễ hội, Ngày Ăn năn và Cầu nguyện vào năm 1887. Schultz đã tìm thấy con trai của Kohler, Ludwig Kohler, hiện vẫn đang còn sống. Ludwig đã bảo với Schultz rằng tình hình tài chính của cha cậu té ra không tệ như ông nghĩ vào thời điểm tự sát. Khi tài sản được thanh lý, các chủ nợ được trả tiền, và mặc dù gia tài của Kohler đã ít nhiều bị hao hụt, nhưng cậu đã có thể sống cuộc đời còn lại trong sung túc.
Schultz khá bảo thủ với chuyện tiền bạc, điều mà ông cho là do những trải nghiệm đầu cơ của mình trong kiếp trước. Schultz đã mất trắng gia tài của mình bởi những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của ông, khi Berlin bị tàn phá trong cuộc chiến, rồi đến việc thành phố này bị chia cắt thành phía Đông và phía Tây. Nhưng, câu chuyện của Schultz không có cùng kết cục như của Kohler. Schultz và vợ của anh đã an dưỡng tuổi già ở Frankfurt, nơi ông sống nốt phần đời còn lại và mất lúc 80 tuổi vào năm 1967.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch Anh-Việt, Phan A biên tập