Năm 2009, nhiều vụ chứng kiến người cá được báo cáo tại thị trấn Kirvat Yam ở Israel khiến giới chức địa phương trao thưởng 1 triệu đô la cho ai bắt được loài sinh vật huyền thoại này.
Người cá có thật hay không? Liệu nó có phải chỉ là một sản vật của truyền thuyết và trí tưởng tượng? Chí ít trước khi Disney tung ra bộ phim Nàng tiên cá vào năm 1989, hay trước khi tác phẩm cùng tên của nhà văn người Đan Mạch Andersen mà bộ phim trên lấy cảm hứng ra đời vào năm 1837, thì truyền thuyết và thần thoại về người cá đã hiện hữu trong rất nhiều nền văn hóa trên thế giới, cả ở phương Tây lẫn phương Đông.
Từ những sản phẩm điện ảnh và văn học cận đại …
… cho đến những truyền thuyết và thần thoại cổ đại
Vậy những truyền thuyết và thần thoại kia phải chăng chỉ là trí tưởng tượng phong phú của người cổ đại? Có phần nào trong đó được dựa trên sự thực hay không? Đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bởi lẽ đại dương chiếm đến 70% diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng cho đến nay, khoảng 95% đại dương vẫn chưa được khám phá, và vẫn còn là ẩn số lớn đối với nhân loại. Chính vì lẽ đó, nên hẳn trong lòng đại dương bao la sâu thẳm kia, có rất nhiều loài sinh vật bí ẩn chúng ta chưa hề biết đến. Biết đâu được, trong số đó có thể tồn tại loài sinh vật nào đó giống với người cá trong truyền thuyết của chúng ta? Điều này hoàn toàn có thể.
Trong những năm gần đây, nhiều vụ chứng kiến loài sinh vật nửa người nửa cá đã được ghi nhận một cách độc lập ở nhiều nơi trên thế giới. Trong lịch sử, nhiều di thể của cái được cho là “người cá” cũng đã được thu thập ở nhiều nơi. Những trường hợp như vậy sẽ được liệt kê ở phần sau bài viết. Trong khuôn khổ của bài này xin trích dẫn một vụ chứng kiến trong thời điểm gần đây, được ghi hình một cách tình cờ tại bãi biển ngoài khơi thị trấn Kirvat Yam, Israel vào năm 2009.
Năm 2009, tại một khu vực ngoài khơi sát bờ ở Israel, hàng chục người đã nhìn thấy một loài sinh vật giống người cá, và báo cáo chúng lên giới chức địa phương. Trao đổi với kênh truyền thông Sky news khi đó, Natti Zilberman, người phát ngôn hội đồng thành phố Kirvat Yam cho biết:
“Rất nhiều người đang bảo chúng tôi rằng họ chắc chắn đã nhìn thấy một người cá, và họ bắt gặp chúng một cách độc lập”.
Nhiều vụ chứng kiến đã được ghi nhận vào lúc hoàng hôn, thu hút đông đảo khách du lịch và người dân địa phương kéo đến đây với hy vọng chụp được một bức ảnh về loài sinh vật huyền thoại này.
“Mọi người cho biết nó là một loài sinh vật nửa người, nửa cá, nhảy nhót như một con cá heo. Nó làm đủ mọi hoạt động, trước khi biến mất”, Zilberman cho hay.
Theo tờ IsraelNationalNews.com lúc đó đưa tin, nhân chứng Shlomo Cohen là một trong những người đầu tiên nhận diện được loài sinh vật bí ẩn này.
“Tôi đang ở cùng bạn bè thì đột nhiên nhìn thấy một người phụ nữ nằm trên bãi cát theo một tư thế rất kì lạ”, anh nói. “Lúc đầu, tôi nghĩ đó chỉ là một cô gái đang tắm nắng nào đó, nhưng khi chúng tôi đến gần, cô ấy nhảy ngay xuống nước và biến mất tăm. Chúng tôi đều rất sốc khi nhìn thấy cô ấy có một cái đuôi. Ít nhất 5 người chúng tôi đã nhìn thấy nó và tất cả chúng tôi đều không thể tin vào mắt mình”.
Tính đến nay, tại thị trấn Kirvat Yam, đã có ít nhất hàng chục người báo cáo bắt gặp người cá, và giới chức thị trấn đã quyết định trao thưởng 1 triệu đô la cho bất cứ ai có thể chụp ảnh hoặc bắt được người cá, chứng minh loài sinh vật này tồn tại, tờ Jerusalem Post đưa tin.
Hội đồng thành phố, cơ quan phụ trách trao giải, nhấn mạnh rằng sự cuồng nhiệt với người cá không phải là một chiêu trò marketing nhằm thu hút khách du lịch, mặc dù họ hy vọng sẽ có nhiều du khách đến đây thử vận may với giải thưởng 1 triệu USD này.
“Tôi tin rằng, nếu đây thực sự là một nàng tiên cá, thì sẽ có rất nhiều người và khách du lịch sẽ kéo đến Kiryat Yam, và thị trấn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn con số 1 triệu USD này”, Zilberman nói.
Video một du khách đã may mắn ghi hình được một sinh vật được cho là người cá trên một mỏm đá gần bờ biển:
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Và đây không chỉ là một trường hợp cá biệt. Ở Nhật Bản và Nam Tư, người ta thậm chí đã tìm thấy di thể của người cá.
- Phát hiện hai di thể người cá nguyên vẹn ở Nhật Bản, xác thực loài sinh vật trong truyền thuyết?
- Hóa thạch xác thực tồn tại người cá ở bờ biển Nam Tư, nhưng dung mạo khác nhiều chuyện cổ tích
Phải chăng người cá thật sự tồn tại?
Có rất nhiều sự thật, được cổ nhân lưu ghi trong sổ sách và điển tích, nhưng trải qua nhiều đời, đã dần dần bị lãng quên và mất đi tính chân thực thửa đầu, trở thành các truyền thuyết và thần thoại thuần túy, bị coi là sản vật của trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Liệu có ngẫu nhiên khi rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đều có các “truyền thuyết và thần thoại” về loài sinh vật này? Phải chăng có một sự thật ở đằng sau đó?
Người khổng lồ:
- Người khổng lồ huyền thoại là có thật, các nhà khoa học chết lặng, vì sao chính phủ giấu nhẹm?
- Ngón tay dài 33.8cm của người khổng lồ đã vén mở bí ẩn về Đại kim tự tháp. Lịch sử loài người phải viết lại?
Người lùn:
- Xác ướp người tí hon bí ẩn được phát hiện dưới chân núi khiến các nhà khoa học bối rối
- 17 tuổi cao 25 cm, xác ướp lạ tại “thành phố của người lùn” 5000 năm trước làm giới khoa học chấn động
- Bộ xương người tí hon tìm thấy trên sa mạc gây kinh ngạc với 10 cặp xương sườn thay vì 12 như chúng ta
Con tàu Nô-ê:
Trên thực tế, các phát hiện khảo cổ trong một thời gian dài đã hé mở tính chân thực của các loài sinh vật huyền thoại, ví như người khổng lồ và người lùn, hay thậm chí các điển tích trong tôn giáo, ví như sự tồn tại của một con tàu Nô-ê rất thực tại trong lịch sử. Tất cả đủ khiến chúng ta phải nhìn nhận lại các truyền thuyết và thần thoại trong lịch sử, không nên vội có thái độ bác bỏ phủ nhận tức thì. Bởi biết đâu đấy, cũng giống như người cá và những trường hợp tương tự kể trên, các truyền thuyết và thần thoại kia có thể đã từng là một điều rất hiện thực đối với con người cổ đại. Và chúng cũng sẽ là những điều hiện thực đối với chúng ta khi những bằng chứng và chứng tích lần lượt xuất hiện trước mắt chúng ta.
Quý Khải