Hội thảo “Tiên đề thứ tự & Bí mật của sự sống” sẽ được tổ chức vào ngày 18/10 tại Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
Einstein từng nói:
“Có 2 cách để sống. Một là hãy coi như không tồn tại bất cứ điều kỳ diệu nào. Hai là hãy coi mọi thứ đều như là điều kỳ diệu của tạo hóa”.
Sự sống là gì, nếu không phải là một điều kỳ diệu. Không chỉ là cái kỳ diệu trong phút ngẫu hứng thăng hoa của các nhà thơ, hay nhạc sĩ, mà còn kỳ diệu ngay cả trong bản chất của nó, theo nghĩa đen, trên bình diện khoa học.
Thông tin diễn giả:
1/ GS Vũ Hữu Như
Tác giả Vũ Hữu Như (tên khai sinh Vũ Như Ngọc), sinh ngày 07/ 09/ 1943 tại Bình Giang, Hải Dương. Từ nhỏ đã sống tại TP Hải Phòng, là học sinh trường Ngô Quyền. Bút danh “Vũ Hữu Như” là tên ghép hai bên nội ngoại: Vũ Như và Vũ Hữu.
Tốt nghiệp Khoa Vật lý Đại học Tổng hợp Hà-nội năm 1967 (nay là Đại học Quốc gia). Từng tham gia giảng dạy vật lý tại một số đại học ở Việt Nam. Sau chuyển về Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, chuyên nghiên cứu về tác dụng của tia phóng xạ trên các hệ sinh học. Năm 1980 hoàn thành luận án Tiến sỹ tại Viện Khoa học Việt Nam. Sau đó đi tu nghiệp tại Trung tâm Nguyên tử Bombay, Ấn Độ (BHABHA Atomic Research Centre).
Từ 1975 dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Hoàng Phương đã nghiên cứu vấn đề “Tương tác của trường sinh học và các trường điện từ với các hệ sinh học”. Công trình nghiên cứu về TIÊN ĐỀ THỨ TỰ CỦA CÁC HỆ SINH HỌC cũng bắt đầu thu được kết quả vào thời gian này, dưới sự hướng dẫn của GS Toán học Nguyễn Văn Khuê.
2/ GS Phạm Việt Hưng
Giáo sư Phạm Việt Hưng từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện ông đang thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở Việt Nam. Ông đang có nhiều hoạt động báo chí với nhiều bài viết được đăng trên nhiều báo in và báo mạng, ví như Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trang mạng Vietsciences.
Xem thêm:
Thanh Bình