Ngày 12/5/2024, tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người (Thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam) tác giả, dịch giả, nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng đã có buổi tọa đàm khoa học về Định lý Bất toàn của Godel: Nền tảng của khoa học nhận thức hiện đại.

Video:

Định lý Godel, tức Định lý Bất toàn (Incompleteness Theorem) của Kurt Godel, được đánh giá là một trong những khám phá vĩ đại nhất của thế kỷ 20, sánh ngang với Thuyết tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất định của Heisenberg,…

+ Trong khi Gödel được xem như nhà phát minh thực sự của ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu, ông tổ của lý thuyết thông tin, nhưng sinh viên ngành công nghệ thông tin tại nhiều nước trên thế giới không biết Định lý Gödel!
Video:

+ Trong khi Thuyết tương đối và Nguyên lý Bất định đã trở thành kiến thức nền tảng của khoa học, được giảng dạy phổ cập tại tất cả các trường đại học, thì hầu như chưa có trường đại học nào chính thức giảng dạy Định lý Gödel!

Bài thuyết trình bao gồm những phần và hạng mục sau đây …

Phần I – NHỮNG CÂU HỎI LỚN

  • AI có thể thông minh như con người không?
  • Giải thưởng 10 triệu USD: Nguồn mã DNA là gì?
  • Có thể có TOE của vật lý không?
  • Tại sao không thể phá vỡ bí mật của ý thức?
  • Có thể có một chương trình computer hoàn hảo không có lỗi không?
  • Bài học từ Chiếc chén thánh toán học

Phần II – NỘI DUNG ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN

  • Phát biểu của chính Gödel
  • Phát biểu của Natalie Wolchover trên Quantamagazine
  • Phát biểu của Simon Singh trong Định lý cuối cùng của Ferrmat
  • Phát biểu của GS Phan Đình Diệu và GS Tạ Quang Bửu
  • Phát biểu trên tờ The Guardian

Phần III – Chứng minh Định lý Gödel

  • Tóm tắt Ý tưởng chứng minh
  • Bài báo của Natalie Wolchover
  • Các tài liệu chứa đựng chứng minh
  • Tác động của Định lý Gödel đối với khoa học công nghệ và nhận thức luận

Phần IV – Vai trò nền tảng của Định lý Gödel đối với khoa học nhận thức hiện đại

  • Định lý bất toàn tạo nên cuộc cách mạng về nhận thức luận
  • Mọi hệ logic đều cần đến một chỗ dựa bên ngoài nó
  • Khoa học không thể trả lời các câu hỏi về nguồn gốc
  • Nhận thức chỉ đạt tới chân lý cục bộ, không bao giờ đạt tới chân lý toàn phần
  • Nguyên lý bổ sung trong nhận thức luận
  • Định lý Gödel hủy hoại giấc mơ TOE trong toán học
  • Gödel là nhà phát minh thực sự của ngôn ngữ lập trình
  • Không có TOE trong khoa học computer
  • AI không bao giờ thông minh như con người
  • Con người thực ra là gì?
  • Trực giác – thứ duy nhất có giá trị
  • Ý thức – bí mật vĩnh cửu đối với khoa học
  • Khoa học bất lực đối với vấn đề nguồn gốc của thông tin
  • Gödel’s Theorem & The End of Physics
  • Câu chuyện Hạt Higgs đã kết thúc?
  • DARWIN WAS WRONG about the Tree of Life

Phần KẾT – Trích dẫn Gödel 

Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.


Tác giả: GS Phạm Việt Hưng

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-9.png

Giáo sư Phạm Việt Hưng từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện ông đang thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở Việt Nam. Ông đang có nhiều hoạt động báo chí với nhiều bài viết được đăng trên nhiều báo in và báo mạng, ví như Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trang mạng Vietsciences.

Xem thêm: