Băng tại Greenland đang gia tăng nhanh hơn so với dự kiến, theo Vision Times.

Với diện tích trải dài 1.710.000 km2 và độ dày hơn 2.000 m, tảng băng trôi lớn thứ hai thế giới hiện đang bao phủ 80% bề mặt đảo Greenland. Dù hiện trạng băng tan tại Greenland đã được ghi nhận trong một khoảng thời gian, nhưng các nghiên cứu mới nhất đã chỉ rõ ra rằng băng đang tan nhanh hơn so với dự kiến.

‘Mỏ băng’ lớn thứ hai thế giới tại Greenland đang tan chảy rất nhanh
Greenland chính là mỏ băng lớn thứ hai trên thế giới. (Ảnh: Christine Zenino/Wikimedia CC BY 2.0)

Greenland đang tan chảy

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Luke Trusel – nhà nghiên cứu khí hậu của Đại học Rowan, chỉ ra rằng mức băng tan tại Greenland đã tăng 50% kể từ khi kỷ nguyên công nghiệp bắt đầu. Nếu những nghiên cứu này là chính xác, vậy Greenland đã và đang góp phần làm tăng mực nước biển theo cách chưa từng xảy ra trong vòng 350 năm qua. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng mực nước biển sẽ tăng 30 cm vào năm 2050, đủ để nhấn chìm rất nhiều thành phố ven biển.

Với các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học sử dụng các lõi băng được đào ra từ các dải băng lớn. Việc nghiên cứu các lõi băng này giúp họ tính toán được lịch sử băng tan theo từng năm. Cường độ băng tan được xác định bằng cách đo độ dày của các lớp băng trong các lõi băng theo mùa. Sau đó, các nhà nghiên cứu kết hợp dữ liệu với các chương trình mô hình khí hậu cũng như các phép đo vệ tinh để dự báo các biến đổi tiềm năng của dải băng trong bối cảnh nóng lên toàn cầu. 

‘Mỏ băng’ lớn thứ hai thế giới tại Greenland đang tan chảy rất nhanh
Các nhà nghiên cứu sử dụng các lõi băng được khoan ra từ các tảng băng lớn. (Ảnh: Youtube)

“Một khi các tảng băng vào guồng chuyển động, chúng sẽ tiếp tục như vậy. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho thấy Greenland đang thay đổi nhanh chóng như thế nào. Chúng tôi nghĩ rằng có một điểm bùng phát nhiệt độ nóng lên toàn cầu khoảng từ 1,5 độ C – 2 độ C, sẽ làm cho dải băng tan chảy trong nhiều thế kỷ hoặc thiên niên kỷ, dựa trên những ghi chép về cổ khí hậu”, Luke Trusel, đồng tác giả của nghiên cứu mới trao đổi với Inside Climate News. Một số nhà nghiên cứu dự đoán rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt đến mức đó vào thời điểm nào đó trong giai đoạn 2030 đến 2052.

Mưa cũng xuất hiện thường xuyên hơn ở Greenland, điều này làm leo thang tốc độ tan chảy của tảng băng. Vài thập kỷ trở lại đây, chỉ có một hai đợt mưa vào mùa đông. Nhưng đến năm 2012, Greenland bắt đầu có tới 12 đợt mưa. Từ năm 1979 đến 2012, hơn 300 cơn mưa đã khiến băng tan chảy nhanh hơn. 

“Điều này mở ra một cánh cửa tới một thế giới mà chúng ta rất cần khám phá. Tầm ảnh hưởng tiềm tàng của những thay đổi diễn ra trong mùa đông và mùa xuân đối với những gì xảy ra vào mùa hè cần phải được làm rõ”, ông Julian Marco Tedesco – giáo sư tại Đại học Columbia trao đổi với BBC.

Thời tiết bất thường

Một nghiên cứu do Nick Golledge từ Đại học Victoria của Wellington thực hiện cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc băng tan tại các khu vực khác như Greenland và Nam Cực. Ông cảm thấy băng tan sẽ mang lại thời tiết khắc nghiệt và bất thường hơn trên khắp thế giới, với những mùa gió nóng và lạnh ở một số vùng trở nên dài hơn trong khi các mùa mưa trở nên ngắn hơn rất nhiều.

‘Mỏ băng’ lớn thứ hai thế giới tại Greenland đang tan chảy rất nhanh
(Ảnh: pixabay/CCO 1.0)

“Theo mô hình của chúng tôi, việc băng tan sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể đối với dòng hải lưu và thay đổi mức độ ấm lên trên toàn cầu. Băng tan sẽ phá vỡ đáng kể khí hậu toàn cầu, khiến nhiệt độ ở một số khu vực thay đổi nhiều hơn từ năm này qua năm khác. Việc không thể dự đoán khí hậu này là một can nhiễu lớn đối với tất cả chúng ta, và sẽ khiến việc điều chỉnh để thích nghi và lên kế hoạch trở nên khó khăn hơn rất nhiều”, Nick trao đổi với USA Today.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Tamsin Edwards thuộc Đại học King’s London cho biết rằng, mặc dù mực nước biển có thể dâng cao do băng tan, nhưng sẽ bị giới hạn ở mức 12 – 15 cm. Tuy nhiên, nghiên cứu này dự đoán rằng vào năm 2100, mực nước biển sẽ tăng 38 cm, tương đương với 5% mực nước biển hiện tại.

Video: Băng tan nhanh ở 2 cực

videoinfo__video3.dkn.tv||c23124b06__