Nhiều thư tịch cổ của Ki-tô giáo đã đề cập đến những lời dạy bí mật của Chúa Giê-su về sự tồn tại của luân hồi, trái với quan điểm phổ biến của Ki-tô giáo hiện nay.
Phải chăng những tín đồ Kitô giáo thời kỳ đầu tin vào sự tồn tại của hiện tượng luân hồi? Mặc dù một số người có thể cảm thấy quan điểm này thật khó tin, bởi đối với Ki-tô giáo (hay Công giáo), người ta tin rằng sau khi chết người ta sẽ lên thiên đường hoặc xuống địa ngục theo sự phán xét của Chúa, tùy theo những việc thiện/ác đã làm trong đời, chứ không luân hồi như trong các tín ngưỡng khác (ví dụ: Phật giáo), nhưng một số thư tịch trong Ki-tô giáo (bao gồm Kinh thánh) lại cho rằng, từ rất nhiều thế kỷ trước, một người không chỉ đến Trái đất một lần, mà là rất nhiều lần.
Năm 1945, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số văn tự thời kỳ đầu của Do Thái giáo – Kito giáo. Hai năm sau đó, thế giới hay tin về Các cuộn sách Biển Chết (tập hợp 981 cổ thư khác nhau được phát hiện vào các năm 1946/47, 1956 và 2017 tại 12 hang động phía Đông hoang mạc Judaea, Bờ Tây, khu vực Trung Đông ngày nay), và phát hiện đáng kinh ngạc này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của lịch sử Kinh Thánh. Các Kitô hữu và những người Do Thái đầu tiên đã thực hiện theo những lời dạy của Chúa Giêsu – bao gồm niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu. Có khá nhiều ví dụ về điều này, được tìm thấy trong các tài liệu cổ.
Các văn bản cổ đưa ra hai khái niệm về sự phục sinh, bao gồm: sự phục sinh về linh hồn và sự phục sinh về thể xác. Sự phục sinh của linh hồn của Chúa Thánh Thần cũng được gọi là sự tái sinh. Còn sự phục sinh của thể xác cũng còn được gọi là sự luân hồi. Theo Đức Cha vĩ đại đầu tiên của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương sơ kỳ (nhánh Ki tô giáo lớn thứ hai sau Giáo hội Công giáo Roma) Origen (185 – 254 sau Công nguyên), linh hồn đã tồn tại và hiện hữu trước khi người ta chào đời. Ông cho rằng trạng thái tồn tại trước khi sinh ra này (trạng thái linh hồn – pre-existence) đã được đề cập đến trong Kinh Thánh Hebrew và những lời dạy Chúa Giêsu để lại cho hậu thế.
Hơn nữa, các tác phẩm của Clement xứ Alexandria (Giáo phụ Clement) – một môn đệ của thánh tông đồ Peter, cho rằng thầy của ông đã nhận được một vài lời giáo huấn bí mật từ Chúa Giêsu. Một trong số đó có liên quan đến khái niệm về sự tái sinh vật chất và sự tái sinh tinh thần. Các lời dạy bí mật của Chúa Giêsu đã xác nhận một số nội dung trong Kinh Thánh. Trong đó có một đoạn hàm ý rằng Chúa Giêsu biết về sự tồn tại luân hồi và các kiếp sống trước.
Một người nào đó trong đám đông đã không ngần ngại hỏi Ông: “Vậy ông có thể cho chúng tôi xem một dấu hiệu nào đó, để chúng tôi có thể nhìn thấy, và tin ông chăng? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn lộc thánh trên sa mạc. Như những gì đã được ghi chép lại, Ngài cho họ ăn thứ bánh từ trời. Sau đó, Chúa Giêsu đã đáp lời họ: Quả thật vậy, quả thật vậy, tôi bảo các ông này, không phải ông Moses đã cho các ông ăn bánh từ trời đâu; mà chính Cha tôi (Thiên Chúa) mới đích thực là người cho các ông ăn bánh từ trời đấy” – John 6: 30-3.
Khi đáp lời, Chúa Giê-su không nói là ”Tổ tiên các ông”, mà lại nói là “các ông này”, ẩn ý rằng câu chuyện này liên quan đến tất cả mọi người có mặt hôm đó. Nói cách khác, những người có mặt ở đó (“các ông này”) rất có thể là sự tái sinh hay luân hồi của những bậc tiền bối trước đây (“Tổ tiên chúng tôi”), và đây có thể chính là hàm ý thâm sâu trong lời nói của Chúa Giê-su, một sự xác nhận gián tiếp của Chúa về sự tồn tại của hiện tượng luân hồi.
Trong Phục truyền luật lệ ký 18:15, Moses tiên đoán: “Hỡi Thiên Chúa, Chúa trời của ông sẽ lớn lên với hình dáng một Nhà tiên tri như tôi từ giữa các ông, từ anh em của các ông. Các ông sẽ nghe tiếng Ngài.”
Một lần nữa, Moses không nói “những đứa con của các ông”, mà là “các ông”, biểu lộ rằng những người có mặt ở đó cũng chính sẽ là những người hậu duệ mà ông nói rằng sẽ trực tiếp nhìn thấy và nghe thấy Đấng cứu thế trong tương lai. Theo nhiều chuyên gia trong Kinh Thánh, có rất nhiều ví dụ ủng hộ niềm tin cho rằng các Kitô hữu tiên khởi biết đến và hoàn toàn chấp nhận sự luân hồi.
Những thay đổi lớn thời trung cổ
Vào đầu thời kỳ Trung cổ, các học thuyết về tiền kiếp và tái sinh chỉ tồn tại như những giáo thuyết bí mật của Chúa Giêsu. Năm 553 sau Công nguyên, tại Cộng đồng Constantinople II (do Hoàng đế Justinianus I triệu tập dưới triều Giáo hoàng Vigilius), thông tin này đã được Hội đồng tuyên bố là dị giáo. Hơn thế nữa, Giáo hội La Mã đã quyết định tiêu hủy tất cả các giáo huấn có liên quan đến vấn đề này. Học thuyết Công giáo và nguồn tài sản dồi dào của các linh mục có thể gặp nguy hiểm nếu mọi người tin rằng họ sẽ phải sống nhiều kiếp sống. Kho tàng tri thức cũ sẽ phải đối mặt với số phận tương tự như nhiều cuốn sách cổ của các tác giả thời tiền Kitô giáo. Các giám mục nơm nớp lo sợ sự tồn tại của những hiểu biết này có thể chứng minh rằng Giáo hội không phải là lựa chọn duy nhất để mang lại “cuộc sống vĩnh cửu” cho người dân.
Trong thời Trung cổ, Kitô giáo đang truyền bá rộng khắp phải đối mặt với những vấn đề không ngờ mới. Sự gia tăng số lượng các linh mục, giám mục, giáo xứ và nhà thờ đồng nghĩa với việc cần nhiều chi phí hơn để trang trải và phát triển cơ cấu tôn giáo mới. Do những nhu cầu này, họ đã phát minh ra ý tưởng về việc sống độc thân (với mục đích cho phép nhà thờ sở hữu mọi thứ vốn trước thuộc quyền sở hữu của các linh mục).
Hơn nữa, họ quyết định đơm đặt những hậu quả khủng khiếp hơn mà các tín đồ Kitô giáo sẽ phải đối mặt nếu họ không làm theo những gì mà các giám mục mong đợi. Trên thực tế, theo các tài liệu cổ xưa, không hề có việc yêu cầu linh mục cầu xin Thiên Chúa giải thoát các cá nhân khỏi tội lỗi của họ hay thậm chí giải thoát khỏi một nơi gọi là Địa ngục – nơi những người phá vỡ quy tắc của Thiên Chúa sẽ phải đến sau khi chết. Nghĩa là, khái niệm địa ngục vẫn tồn tại, nhưng không có việc cầu xin Thiên Chúa cho giải thoát khỏi địa ngục như “Ki tô giáo cải cách” về sau, mà phải phán xét dựa trên các hành vi thiện/ác đã làm trong đời.
Một khía cạnh khác khiến Giáo hội phản đối gay gắt việc cho phép niềm tin vào hiện tượng luân hồi là do có liên quan đến cuộc Thập tự chinh. Trong các cuộc Thập tự chinh, mọi người đã dâng hiến tất cả những gì họ có cho Giáo hội và chiến đấu nhân danh Chúa Giêsu. Các chiến binh tôn giáo có lẽ đã không hăng hái nguyện ý hy sinh tính mạng của mình cho tôn giáo nếu họ nghĩ rằng họ sẽ phải tái sinh lại trong tương lai.
Khi Toà án dị giáo bắt đầu giết người với các tội danh thực hiện dị giáo và tà thuật, cộng đồng tôn giáo vẫn im hơi lặng tiếng. Mặc dù họ đã mất đi hàng xóm, bạn bè và gia đình, nhưng các Kitô hữu tin rằng họ cần phải đứng về bên đúng đắn, tức là Giáo hội và Toà án Dị giáo, nếu họ muốn lên Thiên đàng. Niềm tin vào các quy luật luân hồi và nghiệp báo sẽ không cho phép những người đứng đầu Toà án Dị giáo làm tổn thương quá nhiều người như vậy.
Giáo hội từ bỏ quan điểm hiện hữu về sự luân hồi
Ngày nay, một số nhà thờ Kitô giáo cho rằng sự luân hồi có thể tồn tại. Một trong những tổ chức tự do nhất trong số các tổ chức này có thể là Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, niềm tin vào luân hồi vẫn phổ biến hơn đối với Phật giáo. Quan điểm về sự luân hồi chưa bao giờ được Giáo hội Công giáo thừa nhận hoàn toàn. Nếu họ cho phép luân hồi được công nhận như một niềm tin, nó sẽ phá hỏng tất cả các học thuyết mà họ đã phát minh ra trong nhiều năm. Trên thực tế, quan điểm luân hồi này có thể sẽ không hoàn toàn phá hủy Kitô giáo, tuy nhiên, nó sẽ đưa Kitô giáo trở lại thời kỳ nguyên sơ ban đầu, trước khi Giáo hội thực hiện những cải tổ về sau. Chừng nào mọi người tin rằng chỉ có Chúa mới có thể trừng phạt cái ác, Giáo hội có thể cho rằng không cần phải áp dụng luật Nhân-Quả, vừa công bằng vừa vô tình, cũng như những bài học khác mà sự luân hồi có thể mang lại.
Tác giả: Natalia Klimczak, Ancient Origins
Đọc bản gốc ở đây.
Phương Lâm biên dịch
Video:
1. Ký ức luân hồi – Cậu bé chính là ông của mình
2. 3 câu chuyện luân hồi của những người nổi tiếng: Napoleon từng là cựu hoàng đế La Mã?