Khi Người nhện sử dụng đến tơ nhện của anh để dừng một toa tàu điện ngầm R160 ở thành phố New York trước khi nó lao ra khỏi đường ray, có thể ban đầu mọi người cho rằng chỉ có trên phim ảnh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của Anh, điều này là thực tiễn.

Trong bộ phim Người nhện 2, Peter Parker đã sử dụng tơ nhện của mình để dừng đoàn tàu. Các nhà nghiên cứu hiện nay tuyên bố đã phát hiện được một loài nhện thực sự có sợi tơ đủ bền chắc để thực hiện việc việc này.

Trong bộ phim Người nhện 2, Peter Parker đã sử dụng tơ nhện của mình để dừng đoàn tàu. Các nhà nghiên cứu hiện nay tuyên bố đã phát hiện được một loài nhện thực sự có sợi tơ đủ bền chắc để thực hiện việc này. (Ảnh chụp màn hình/Phim Người nhện 2)
Trong bộ phim Người nhện 2, Peter Parker đã sử dụng tơ nhện của mình để dừng đoàn tàu. Các nhà nghiên cứu hiện nay tuyên bố đã phát hiện được một loài nhện thực sự có sợi tơ đủ bền chắc để thực hiện việc việc trên. (Ảnh chụp màn hình/Phim Người nhện 2)

Đoạn phim Người Nhện dừng đoàn tàu:

Ba sinh viên cao học từ Đại học Leicester đã quyết định thử tính toán xem liệu cảnh quay trong phim “Người nhện 2” có thể thực sự xảy ra hay không. Nghĩa là, liệu mạng nhện của người siêu anh hùng này có thể xảy ra trong thực tế hay không?

“Người ta thường nói rằng tơ nhện có độ bền chắc hơn thép, nên chúng tôi nghĩ rằng sẽ khá thú vị khi xem xem điều này có đúng với phiên bản phóng to của Người nhện hay không”, đồng tác giả nghiên cứu Alex Stone nói trong một buổi thông cáo báo chí.

“Sau khi cân nhắc đến chủ đề này chúng tôi cảm thấy khá ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng lớp tơ nhện này đã được miêu tả khá chính xác”.

Các sinh viên xác định được rằng sợi tơ nhện này phải sử dụng đến một lực lên đến 300.000 N để ngăn chặn bốn toa tàu điện ngầm được gắn lại với nhau. Họ đã tính đến yếu tố xung lực của tàu khi chạy với vận tốc cực đại, động lực của cỗ máy, và thời gian để các sợi dây tơ có thể hoàn toàn dừng lại con tàu.

Dựa vào đó, họ đã tính toán được rằng một sợi tơ nhện với kích thước như vậy sẽ có thể đạt được mục đích nếu nó có độ bền chắc tương đương với sợi tơ của loài nhện vỏ cây Darwin, có danh pháp khoa học là Caerostris darwini, một chủng loài nhện thợ dệt quả cầu – sở hữu sợi tơ thuộc vào hàng bền chắc nhất từng được biến đến. Điều này có nghĩa là sợi tơ của người Nhện có độ cứng chắc tỷ lệ thuận với một mạng nhện có thật, và trên thực tế nó thật sự có khả năng ngừng lại một con tàu đang chạy.

The Darwin's bark spider, from Madagascar, creates orb-shaped webs tougher than any other known and more than 10 times stronger than Kevlar. Loài nhện vỏ cây Darwin, xuất xứ từ Madagascar, có thể tạo ra các mạng nhện hình quả cầu cứng hơn bất cứ chất liệu nào khác được biết đến và bền gấp 10 lần so với sợi tổng hợp Kevlar, một chất liệu thường được dùng làm áo chống đạn. (Ảnh: Wikipedia)
Loài nhện vỏ cây Darwin, xuất xứ từ Madagascar, có thể tạo ra các mạng nhện hình quả cầu cứng hơn bất cứ chất liệu nào khác được biết đến và bền gấp 10 lần so với sợi tổng hợp Kevlar, một chất liệu thường được dùng làm áo chống đạn. (Ảnh: Wikipedia)

“Tuy công trình của chúng tôi có vẻ không thật sự nghiêm túc, nhưng nó đã dạy chúng tôi cách áp dụng kiến thức vật lý vào các hoàn cảnh khác nhau cũng như trong quá trình bình duyệt, vốn là nền tảng cơ sở của các tạp chí khoa học”, đồng tác giả nghiên cứu James Forster nói trong bản thông cáo.

“Điều này đã tạo nên một trải nghiệm vô giá cho bất kỳ ai muốn bước vào lĩnh vực nghiên cứu sau này”.

Bài nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Chủ đề Vật lý Đặc biệt của Đại học Leicester, vốn chuyên đăng tải các bài nghiên cứu của các sinh viên năm cuối theo học khóa Thạc sĩ Vật lý kéo dài 4 năm.

Video về mạng nhện siêu bền của loài nhện vỏ cây Darwin:

Tác giả: Sally Appert, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: