Chúng ta vẫn thường thưởng thức những bản nhạc hay và sống động từ một ban nhạc giao hưởng hay một nhóm nhạc nào đó trên mặt đất với các loại nhạc cụ khác nhau từ truyền thống cho đến hiện đại. Nhưng ở dưới nước sẽ như thế nào? Nếu có thể, nó có điểm khác biệt gì so với trên cạn?

Chắc hẳn tuổi thơ nhiều người đều biết đến “The Little Mermaid” – một trong những phim hoạt hình cổ tích nổi tiếng của Walt Disney. Hình ảnh các nàng tiên cá chơi đàn dưới biển, nghe hết sức vui tai phải không nào?

Nhưng một vấn đề mà nhiều người sẽ thắc mắc là chúng ta liệu có thể chơi nhạc ở dưới nước hay không? Câu trả lời là có thể nhưng nó phức tạp hơn rất nhiều bởi những nhạc cụ trong âm nhạc của con người đều thiết kế phù hợp với tính chất trong môi trường cạn, còn ở dưới nước lại hoàn toàn khác. 

Môi trường nước không đơn giản như môi trường trên cạn mà nó còn phụ thuộc vào áp suất, lực đẩy của nước cũng như khả năng hô hấp trong nước của con người (nếu như không mang bình thở oxy). 

Vậy như câu trả lời có ở trên, chơi nhạc trong nước sẽ như thế nào?

Video ngắn về Aquasonic – ban nhạc dưới nước độc nhất vô nhị trên thế giới đến từ Đan Mạch sẽ chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Qua video, những khác biệt về việc chơi nhạc cụ trong môi trường nước có thể tóm tắt qua 4 ý như sau:

Thứ nhất là các nhạc cụ phải được thiết kế lại 

Việc này vô cùng phức tạp bởi các nhà nghiên cứu phải tính toán lại và thí nghiệm nhiều lần cũng như cần sự giúp đỡ của các thợ lặn để tìm ra thiết kế phù hợp. 

Nhiều nhạc cụ phải làm lại cho phù hợp vứi môi trường nước, trừ violon. (Ảnh: The Wee Review)

Chỉ có violon là giữ nguyên thiết kế cũ nhưng phải thay thế bằng chất liệu cacbon thì mới có thể sử dụng lâu dài trong nước mà không sợ bị hỏng. 

Thứ hai là vị trí chơi nhạc

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến âm thanh phát ra là khoảng cách so với đáy của khối chất lỏng. Thường thì mỗi nhạc cụ sẽ có một vị trí tối ưu cho ra âm thanh ưng ý nhất nên âm thanh phát ra cũng sẽ có sự khác biệt rõ ràng.

Mỗi độ sâu trong lòng chất lỏng sẽ cho các âm thanh khác nhau. (Ảnh: The List)

Và có một điểm đặc biệt là dù làm cách nào, các âm thanh phát ra dưới nước cũng mang đến cho chúng ta cảm giác hơi ghê rợn và ma mị. 

Thứ ba là vấn đề nan giản với bong bóng khí

Đây là vấn đề rất khó giải quyết. Những bong bóng khí với số lượng lớn chắc chắn sẽ trở thành những vật cản âm không mong muốn.  Vì vậy, trước khi chơi nhạc, người chơi cũng phải loại bỏ hết các bong bóng này và trong quá trình chơi cũng phải di chuyển tay theo kĩ thuật nhất định để tránh việc tạo ra thêm tác nhân không mời mà đến này.

Bong bóng khí là 1 vấn đề lớn khi chơi nhạc trong nước. (Ảnh: Kênh 14)

Và cuối cùng là nhạc cụ nào chỉ chơi trong môi trường đấy

Giống như nhạc cụ trên cạn chỉ chơi được ở trên cạn, nhạc cụ ở dưới nước cũng chỉ chơi được dưới nước do thiết kế đặc thù riêng biệt không giống nhau. Hơn thế, chúng còn phát ra những âm thanh chói tai rất khó chịu hoặc những tiếng động kì quặc thay vì một điệu nhạc du dương.

Bởi thế mà để có được những bản nhạc sâu lắng và dễ nghe, nhóm Aquasonic phải mất tới 10 năm để hoàn thành các công đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, tập rượt,… đến khi có thể trình diễn một cách hoàn chỉnh nhất.

Một số hình ảnh khác về ban nhạc Aquasonic:

(Ảnh: Carriageworks)
(Ảnh: La Prensa)
(Ảnh: channel24.co.za)

Như vậy, việc chơi nhạc dưới nước như nàng tiên cá là có thể, có điều chúng ta cần điều chỉnh lại các nhạc cụ và cân nhắc đến một vài yếu tố cho phù hợp mới có thể thành công.

Sơn Tùng