Có một số tuyên bố gây tranh cãi khi cho rằng châu Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi các nền văn hoá ngoại quốc trước chuyến đổ bộ nổi tiếng của Columbus vào “Thế giới mới”  năm 1492. Ví như, nhà vật lý và ngôn ngữ người Italy Lucio Russo đã đưa ra ý kiến cho rằng người Hy Lạp cổ đại đã đến châu Mỹ trước Columbus.

Một luồng ý kiến hấp dẫn khác cho rằng người Trung Quốc “đã phát hiện ra” châu Mỹ 70 năm trước Columbus.

Ý kiến về việc người Trung Quốc đã đến Mỹ trước Christopher Columbus là lập luận chính của nhà sử học nghiệp dư Gavin Menzies. Trên thực tế, có vẻ như Menzies đã thực hiện sự nghiệp của mình bằng cách đi ngược lại quan điểm chủ đạo về quá khứ.

Có ý kiến cho rằng người Trung quốc tới Mỹ trước (Ảnh: dkn,tv)

Ba cuốn sách gây tranh luận nhiều nhất của ông là năm 1421: Trung Quốc Khám phá Thế giới (1421), một cuốn sách tuyên bố một đội tàu Trung Quốc do Đô đốc Trịnh chỉ huy đã đến Mỹ vào năm 1421; cuốn sách tiếp theo là  năm 1434: Một  Đội tàu Trung Quốc hùng vĩ  đã tới Ý và đã thổi bùng lên sự Phục Hưng; và một cuốn mà các nhà tư tưởng truyền thống thường xuyên đề cập, Đế chế bị mất của Atlantis: Vén màn bí  ẩn lớn nhất của lịch sử. 

Một bản đồ Trung Quốc thực hiện năm 1418 dường như thể hiện một phần của Bắc và Nam Mỹ, theo Menzies.

Bản đồ năm 1418

Bạn có thể đặt câu hỏi về những tuyên bố của Menzies. Trong văn bản Ai đã khám phá ra châu Mỹ: Lịch sử chưa được biết đến của người dân Mỹ, Menzies lập luận rằng một bản đồ năm 1418 của Trung Quốc là bằng chứng cho lập luận của ông về việc người Trung Quốc đã khám phá châu Mỹ năm 1421.

Cụ thể, Menzies đề cập đến một bản đồ do Đô đốc Trịnh Hoà vẽ, dường như cho thấy các con sông và bờ biển Bắc Mỹ và vài phần của Nam Mỹ. Các nghiên cứu DNA cũng được sử dụng để chỉ ra rằng người Mỹ bản địa liên quan đến những làn sóng người định cư châu Á mà ông khẳng định họ đã đến châu Mỹ.

Menzies cho biết bản đồ này giúp giải thích những cái tên Trung Quốc ở một số địa danh ở Peru.

Một đánh giá của Nhà Đấu giá Christie đã xác nhận tính xác thực của tấm bản đồ này. Các nhà sử học cũng tuyên bố tấm bản đồ này được vẽ trong thời nhà Minh (1368-1644). Menzies cho biết tính hợp thức của bản đồ cũng có thể được sử dụng để giải thích những cái tên Trung Quốc tại nhiều thành phố và khu vực ở Peru.

Menzies đã nhiều lần bị chỉ trích và nhạo báng bởi cộng đồng học thuật chính thống.

Tranh khắc gỗ miêu tả đội tàu của Trịnh Hoà. (Domaine public)

Như Felipe Fernandez-Armesto, giáo sư lịch sử tại Đại học London, cho rằng các cuốn sách của Menzies là “tương đương về mặt lịch sử với những câu chuyện về Elvis Presley trong một siêu thị nơi gặp gỡ các con chuột hamster ngoài hành tinh”.

Dù Menzies có thể không đủ thuyết phục trong các khẳng định của ông, thật đáng tiếc khi một người có đủ dũng khí để đưa ra những tuyên bố như vậy lại bị chế giễu quá đáng, vì đã đưa ra một ý tưởng đi ngược lại với dòng lịch sử chính thống.

Theo Epoch Times France

(Xuân Hà biên dịch)