Hãy tưởng tượng một cái hồ đóng băng, cứ đến mỗi mùa băng tan trong năm, lộ ra cảnh tượng đáng sợ của hơn 300 hài cốt. Đây là một cái hồ nhỏ có tên Roopkund nằm ở độ cao 4.900m trên dãy Himalaya (phần thuộc Ấn Độ).

Bị vùi trong băng và vây quanh bởi những dòng sông băng đá, hồ Roopkund như một kỳ quan thiên nhiên thường thấy, nhưng rất xinh đẹp. Tuy nhiên, có một tháng trong năm, khi băng tan chảy và có thể nhìn thấu tận đáy của hồ nước cạn này, thì bản chất thật sự của hồ nước mới lộ ra.

Dưới đáy hồ là hàng trăm bộ hài cốt bí ẩn. Người ta đã bỏ ra nhiều nỗ lực nhằm xác định những người này là ai, đến từ đâu và tử vong như thế nào. Nhưng nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về những di hài ở Roopkund – cái hồ giờ đây được gọi là Skeleton Lake (Hồ Hài Cốt).

Roopkund Lake likes in the harsh terrain of the Himalayas
Roopkund Lake nằm trong địa hình trắc trở của dãy Himalaya. (Atul Sunsunwal / flickr)

Hồ Roopkund nằm ở đáy của một thung lũng nhỏ của Himalaya, thuộc quận Chamoli, Uttaranchal, Ấn Độ. Hồ khá nông, với độ sâu lớn nhất chỉ khoảng 2m. Khu vực này là điểm đến nổi tiếng của nhiều khách du lịch mạo hiểm bởi chặng đường ngoạn mục để đi đến đó. Có vài con đường để đi đến Roopkund, thu hút du khách bởi cảnh quan hùng vĩ, và để thoả mãn sự tò mò và háo hức của khách bộ hành đối với những bộ hài cốt.

Trekkers making their way to Roopkun in the Himalayas
Khách bộ hành đang trên đường đến Roopkund trên dãy Himalaya (Wikimedia Commons)

Những báo cáo đầu tiên về những hài cốt này có từ thế kỷ 19, nhưng chúng đã được ông H K Madhwal tái phát hiện vào năm 1942. Ông là bảo vệ của khu bảo tồn thiên nhiên (khu vực cấm săn bắn) Nanda Devi. Ông phát hiện ra một vài bộ xương ở đáy hồ khi nó còn đóng băng. Khi mùa hè đến, hồ băng tan chảy, nhiều di hài hơn nữa lộ ra ở trong hồ và quanh bờ hồ. Người ta tin rằng có khoảng 300 bộ hài cốt ở đây.

Khi mùa hè đến, hồ băng tan chảy, nhiều di hài hơn nữa lộ ra ở trong hồ và quanh bờ hồ. Người ta tin rằng có khoảng 300 bộ hài cốt ở đây.

Khi ông Madhwal khám phá ra khu hồ, không ai biết những hài cốt này thuộc về ai, đã ở đây bao lâu, hay chuyện gì đã xảy ra với họ. Vì thời điểm tái phát hiện những bộ hài cốt này là năm 1942 trong Thế chiến II, ban đầu người ta phỏng đoán rằng đây là hài cốt của những người lính, có lẽ là lính Nhật, đã chết vì chịu đựng hoàn cảnh khắc nghiệt khi băng qua Ấn Độ.

Chính vì khả năng này mà việc xác định nguồn gốc của những di hài trở thành ưu tiên hàng đầu. Và một nhóm các nhà nghiên cứu đã được cử đến Roopkund, họ nhanh chóng xác định rằng tuổi của những bộ hài cốt là quá lâu đời, không để đến từ cuộc chiến đang diễn ra. Khi mối lo trước mắt về cuộc chiến giảm đi, người ta không còn thấy cấp bách phải xác định những hài cốt này và những nỗ lực để phân tích sâu hơn đã bị gạt sang bên lề.

Roopkund lake in August 2014
Hồ Roopkund vào tháng 8 năm 2014 (Wikimedia Commons)

Theo nghiên cứu sau này, rõ ràng rằng những di hài không chỉ gồm có xương. Nhiệt độ thấp và không khí khô lạnh đã làm cho một ít thịt, móng, và tóc cũng được bảo quản. Ngoài ra, những mảnh hiện vật bằng gỗ, mũi giáo sắt, dép da, và trang sức cũng được tìm thấy.

Trung tâm gia tốc phóng xạ carbon của Trường Đại Học Oxford đã thực hiện xác định tuổi của những hài cốt này và kết luận rằng chúng có niên đại khoảng năm 850 SCN.

Những hài cốt này có niên đại khoảng năm 850 SCN.

Do không có bằng chứng nào về nơi sinh sống của con người gần đó, nên người ta tin rằng những người này đến từ nơi khác và đã chết trên hành trình của mình. Nhưng điều gì dẫn đến cái chết của họ? Phải chăng là một vụ lở đất lớn? Hay dịch bệnh nào đó bất ngờ tấn công? Một nghi thức tự tử? Có phải họ chết đói? Hay là bị giết trong một cuộc giao tranh? Một giả thuyết còn cho rằng những người này đã không chết ngay tại khu hồ, mà do sông băng dịch chuyển đã đẩy xác của họ đến đó.

Human skeleton found at Roopkund Lake
Hài cốt được tìm thấy ở Hồ Roopkund (Saibat Adak / flickr)

Có một truyền thuyết của dân bản địa có thể giải thích nguồn gốc của những hài cốt. Theo truyền thuyết, Raja Jasdhaval, vị Vua của Kanauj, đã đi du ngoạn cùng với người vợ đang mang thai của mình, là Rani Balampa. Họ đi cùng với những người hầu, một đoàn múa và những người khác hành hương đến đền thờ Nanda Devi, để tham dự Nanda Devi Raj Jat – một lễ hội diễn ra mỗi 12 năm một lần. Trên đường đi, họ bị đánh gục bởi một cơn bão mưa đá dữ dội và bất ngờ, với những hạt mưa đá cực kỳ lớn. Cơn bão quá dữ dội, mà lại không có nơi nào để trú ẩn, cả đoàn người đã bỏ mạng gần Roopkund.

Qua một thời gian lâu câu chuyện này trở thành một truyền thuyết và không có bằng chứng nào để chứng minh. Tuy nhiên những phát hiện gần đây có thể đem lại một chút manh mối cho truyền thuyết này.

Năm 2013, những nhà nghiên cứu kết luận rằng những người này có thể bị chết trong một trần bão mưa đá. Những vết thương trên những hài cốt cho thấy, mỗi người đã bị giết bởi một hoặc vài nhát vào đầu, cổ, và vai. Không phát hiện những vết thương khác trên bất kỳ những bộ phận khác trên thân thể họ, điều này loại bỏ những khả năng chết do lỡ đất, lở tuyết hoặc do vũ khí.

Tính đến hôm nay, kết luận rằng nhóm những người này đã chết vì một trận bão mưa đá dữ dội vẫn là sự giải thích hợp lý nhất.

Tính đến hôm nay, kết luận rằng nhóm những người này đã chết vì một trận bão mưa đá dữ dội vẫn là sự giải thích hợp lý nhất. Tuy nhiên, không có xác nhận nào về việc đây là nhóm người đi hành hương cùng với vị Vua của Kanauj như truyền thuyết đã nói.

Roopkund Lake
Hồ Roopkund (Utsav Verma / Flickr)

Ngày nay, có khá nhiều quan ngại về việc bảo tồn khu hồ Roopkund. Rất nhiều khách bộ hành du lịch đến đó để xem những hài cốt. Nhiều người cưỡi la đến đó và mang theo xương hoặc hài cốt khi họ rời đi. Một lượng lớn du khách và la đi lại trong khu vực này khiến người ta lo lắng những hài cốt ở đó sẽ bị hư hại. Tất nhiên, mối lo lớn hơn là những di hài bị lấy đi.

Đã có một số thông tin đã được xác nhận về những di hài này, nhưng còn nhiều điểu phải tìm hiểu. Tuy nhiên khả năng này đang giảm đi, khi mà ngày càng nhiều hài cốt bị phá huỷ và lấy mất.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo vệ khu vực này như một điểm du lịch sinh thái, như vậy mọi người có thể đến xem những kỳ quan của Roopkund mà không sợ họ phá huỷ hoặc di dời các hài cốt. Cần duy trì khả năng nghiêu cứu xa thêm thì mới có hy vọng tìm hiểu về nhóm người bí ẩn đã bị chết hơn một thiên niên kỷ trước ở dãy Himalaya.

Tác giả M R Reese, Ancient Origins
Ms. Link biên dịch

Xem thêm: