Hang động Tayos có niên đại nghìn năm tuổi ở Ecuador có thể là dấu tích của một nền văn minh tiền sử, do được cấu tạo từ nhiều khối đá lớn vuông vắn, được cắt xẻ chính xác như dùng tia laze, đặc biệt có bề mặt nhẵn bóng như được tráng men.

Hang động Cueva de Los Tayos được nhiều tác giả và nhà thám hiểm nhìn nhận là một trong những bí ẩn lớn nhất Châu Mỹ. Nhiều người đồng ý rằng sự thật cất giấu sâu bên trong hang động sẽ khiến chúng ta phải hoàn toàn viết lại lịch sử nhân loại. Nhiều học giả tuyên bố Hang động Tayos ghi chép giai đoạn lịch sử cổ đại trên Trái Đất từ tận 250.000 năm trước đây.

Hang động Tayos. (Ảnh: Internet)

Thậm chí ngày nay, hang động Tayos (ở tỉnh Morona Santiago, miền đông nam Ecuador) vẫn là niềm đam mê của rất nhiều nhà thám hiểm, những người muốn tìm kiếm bên trong đó câu trả lời cho bí ẩn xoay quanh những khối đá khổng lồ cấu tạo nên phần tường và phần trần hang động.

Phi hành gia Neil Armstrong là một thành viên trong chuyến thám hiểm hang động vào năm 1976. Sự hứng thú với hang động này tiếp tục, với sự ra đời của 3 bộ phim tài liệu đi sâu xem xét những thông đạo bí ẩn trong hang động, góp phần làm sáng tỏ vô số bí ẩn xoay quanh hang.

Hang động Tayos. Phần trần và phần tường hang động được cấu tạo từ những khối đá lớn vuông vắn được cắt xẻ rất chính xác. (Ảnh: Internet)

Trở lại chủ đề chính.

Hang động nằm trong vùng rừng nguyên sinh, cách sông Santiago 2 km về phía nam và sông Coangos (Kuankus) 800 m về phía đông. Theo kết quả đo đạc mới nhất vào năm 2012 bằng dụng cụ đo độ cao GPS, hang động nằm 539 m trên mực nước biển.

Đi vào sâu bên trong hang động không phải việc dễ dàng. Để vào trong hang, bạn cần phải leo xuống vách núi 87 m thông qua tầng thứ nhất, sau đó tiếp xuống 25 m nữa cho tới khi đến lối vào hang động”.

Truyền thuyết về Tayos

Cha Crepsi và tấm kim loại chạm khắc ký tự tượng hình được lấy từ bên trong hang động Tayos. (Ảnh: Internet)

Truyền thuyết nằm ở những khối đá lớn cự thạch, được đánh bóng và cắt xẻ với mức độ chuẩn xác giống như dùng tia laze, cấu thành nên vài phòng trong hang động và vô số tấm kim loại bí ẩn được chạm khắc ký tự tượng hình mà nhà nghiên cứu Juan Moricz từng đề cập đến trong thập niên 60.

Bằng chứng tốt nhất về các tấm kim loại bí ẩn có thể được truy nguồn về cha xứ người Italy Salesian Carlos Crespi Croci, người đã khám phá khu vực trong thập niên 40 và thu thập từ thổ dân bản địa Shuar một số vật thể được họ lấy từ hang động.

Nhiều hiện vật đã được cộng đồng thổ dân Shuar trao cho Cha Crepsi và được lưu trữ trong Bảo tàng của cá nhân Cha Carlos Crespi Croci ở Cuenca (Ecuador). Trong số những hiện vật này, chỉ có một vài bức hình và thước phim còn sót lại, vì hầu hết trong số chúng đã được bán và số khác bị mất trộm sau một vụ hỏa hoạn vào năm 1962. Sau vụ hỏa hoạn, không gì còn sót lại trong bảo tàng, ngay cả các mảnh gốm dù rằng chúng chắc chắn có thể cầm cự qua vụ cháy.

Kể từ sau khi Cha Crepsi qua đời vào năm 1982, không ai còn hay biết gì về các tấm bảng kim loại, còn sót lại chỉ là lời chứng và một số bản thảo và ảnh chụp Cha Crepsi cùng với các hiện vật.

Năm 1973, Erich  Von Daniken đã viết về một công trình bí ẩn mà tại đó các cuốn sách được làm bằng kim loại, và rằng khu vực gần hang động – và bản thân hang động – là bằng chứng về một nền văn minh cực kỳ tiên tiến, nếu không phải có nguồn gốc ngoài hành tinh.

Tác giả Juan Moricz được cho là đã tìm thấy các dấu tích của một nền văn minh cổ đại cực kỳ phát triển bên trong hang động. Trong một biên  bản khai có ký tên đề ngày 8/7/1969, ông kể lại cuộc gặp gỡ của ông với tổng thống Ecuador khi đó, trong đó ông được cho phép toàn quyền phụ trách khám phá này – với điều kiện ông có thể cung cấp tư liệu bằng chứng bằng ảnh và một nhân chứng độc lập hỗ trợ việc khám phá mạng lưới hang động ngầm. Vài tờ báo đã đưa tin về chuyến thám hiểm của Moricz, theo tác giả Philip Coppens.

Hang động Tayos. (Ảnh: Internet)

Theo Moricz, thư viện kim loại trong hang động Tayos ghi chép giai đoạn lịch sử cổ đại trên Trái Đất từ tận 250.000 năm trước.

Năm 1972, Moricz gặp gỡ von Däniken và đưa ông đến một lối vào bí mật bên rìa dẫn đến một khoang phòng lớn bên trong mê cung hang động. Rõ ràng von Däniken chưa từng đến thư viện, mà chỉ ghé qua hệ thống hang động ngầm ở đó.

von Däniken có kể lại sự kiện này trong quyển sách Vàng của các vị Thần (The Gold of the Gods) :

“Các lối đi đều tạo thành các góc vuông hoàn hảo. Các lối đi có chỗ hẹp, có chỗ rộng. Các bức tường khá trơn mượt, và dường như được đánh bóng. Trần hang phẳng và có lúc trông như thể được tráng men … Một cách thần kỳ, tôi không còn hoài nghi về sự tồn tại của hệ thống đường hầm này nữa, và tôi cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Moricz cho biết các thông đạo chúng tôi đang dạo bước trải dài hàng trăm dặm bên dưới mặt đất của Ecuador và Peru”.

Dưới ảnh hưởng của các tuyên bố trong cuốn sách xuất bản của von Däniken. kỹ sư người Scotland tên Stan Hall đã tổ chức một cuộc điều tra hang động này vào năm 1976. Đây là một trong những cuộc điều tra hang động tốn kém nhất và lớn nhất từng được thực hiện, với sự tham gia của hơn một trăm người, bao gồm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, lực lượng quân đội của Anh và Ecuador, một đội làm phim, và đặc biệt là Neil Armstrong – phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Một câu hỏi đáng suy ngẫm là, tại sao Neil Armstrong – người vừa trở về từ Mặt Trăng không lâu trước đó – đi cùng đoàn thám hiểm đến một hang động xa xôi hẻo lánh trong vùng rừng Amazon ở Ecuador?

Neil Armstrong bên trong hang động vào năm 1976. (Ảnh: Internet)

Trong đoàn thám hiểm có sáu chuyên gia người Anh dày dặn kinh nghiệm về hang động. Họ đã khám phá hang động kỹ lưỡng và tiến hành một cuộc khảo sát để vẽ bản đồ chi tiết nơi đây. Chưa tìm thấy bằng chứng cho một số tuyên bố của Von Däniken, tuy rằng một số đặc điểm địa hình hang động ăn khớp với miêu tả của ông và cũng tìm thấy một số hiện vật có giá trị sinh thái và khảo cổ.

Hang động Tayos. Ảnh chụp từ chuyến thám hiểm của Moricz vào năm 1969. (Ảnh: Internet)

Tuy rằng đoàn thám hiểm không thể tìm thấy vết tích của một thư viện kim loại, nhưng hang động này vẫn làm dấy lên rất nhiều câu hỏi, đặc biệt ở cấu trúc phần trần và phần tường. Như nhà sử học và kiến trúc sư Melvin Hoyos, giám đốc Văn hóa và phát triển tại đô thị Guayaquil, đã nhận định:

“Tôi cho rằng hang Tayos không phải là một hang động, mà là một công trình có vết tích của bàn tay con người, bởi không thể tìm thấy thứ gì tương tự trong tự nhiên. Nó có phần trần hoàn toàn được cắt phẳng với góc tường vuông vắn 90 độ. Nó rất tương đồng với các đường hầm có đặc điểm và tuổi thọ tương tự khác trên thế giới, làm dấy lên giả thuyết trước giai đoạn băng giá Wisconsin (thời kỳ băng giá gần đây nhất ở Bắc Mỹ) từng có một mạng lưới đường hầm ngầm trên Trái Đất, nhưng để chấp nhận điều này chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại – vào trước giai đoạn băng giá nói trên – của một nền văn minh phát triển tiên tiến”.

hang độngCha Crepsi cùng bộ sưu tập hiện vật bí ẩn. (Ảnh: Internet)

Bộ sưu tập hiện vật bí ẩn của Cha Crepsi . (Ảnh: Internet)

Video:

Quý Khải

Xem thêm: