Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Vào mùa xuân năm 2023, một chuyện kỳ dị đã xảy ra trong phòng thí nghiệm kỹ thuật sinh học tại Đại học Stanford, khiến người ta bất ngờ phát hiện một phương pháp mới để điều trị ung thư. Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Thí nghiệm trên chuột – Cao dược chữa khỏi ung thư thần kỳ

Trong phòng thực nghiệm có một số con chuột nhỏ làm thí nghiệm bị ung thư da, có khối u phát triển trên bụng. Nhân viên thí nghiệm đã bôi một ít cao dược thần kỳ lên da đầu của những con chuột này. Lưu ý rằng cao dược không được bôi lên khối u, mà là trên da đầu ở xa khối u. Điều mọi người không ngờ tới, là chỉ trong vài ngày tiếp theo, những khối u này đã thực sự thu nhỏ lại, bằng mắt thường có thể nhìn thấy, và cuối cùng hoàn toàn tiêu mất!

Mọi người trong phòng thí nghiệm đều kinh ngạc. Cần biết rằng Tây y về cơ bản điều trị ung thư theo ba cách: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật cắt bỏ. Rất nhiều bệnh nhân đã bị ba nhát rìu này tra tấn đến sống không bằng chết. Chỉ bôi một ít cao dược đơn giản, làm sao có thể trị khỏi ung thư?! Mà lại không cần bôi trực tiếp lên vết thương, “gãi ngứa ngoài ủng” như vậy mà được ư? Thành phần của cao dược thần kỳ này rốt cuộc là gì?

Vào ngày 13 tháng 4, tạp chí “Science” (Khoa học), một tạp chí có uy tín trong giới khoa học, đã xuất bản luận văn của nhóm thực nghiệm. Bài báo lập tức dẫn khởi chấn động. Bởi vì bài báo nói rằng, thành phần chính của loại cao dược này thực chất là vi khuẩn, dĩ độc trị độc, đã chữa khỏi ung thư.

Tiến sĩ Michael Fischbach, người đứng đầu thực nghiệm cho biết: “Nó gần giống như phép thuật vậy.”

Chủng vi khuẩn chống ung thư này được gọi là cầu khuẩn bồ đào biểu bì  Staphylococcus epidermidis. Chủng vi khuẩn này có thể kích phát chuột tạo ra một loại tế bào T là CD8 nhắm vào bệnh ung thư da. Ung thư da có một loại kháng thể đặc định. Khi tế bào CD8 gặp kháng thể này, chúng sẽ nhân lên nhanh chóng và giết chết các tế bào khối u cho đến khi hoàn toàn tiêu diệt.

Chứng kiến ​​khối u từng bước tiêu tan, những nhân viên thực nghiệm đều không dám tin. Fischbach nói: “Chúng tôi phải mất một thời gian dài mới tin được điều này là sự thật.”

Dù thí nghiệm thành công trên chuột, nhưng con người và chuột vẫn có sự khác biệt. Nhóm thực nghiệm cho biết, các thực nghiệm trên người dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong vòng vài năm tới. Có lẽ trong tương lai không xa, ung thư sẽ không còn là căn bệnh mà người người phải lo sợ.

Liệu pháp vi khuẩn của Coley

Tuy nhiên, phương pháp điều trị thần kỳ này không phải là được phát minh trong phòng thí nghiệm này. Kỳ thực, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nó từ hàng ngàn năm trước. Phương pháp của họ rất đơn giản thô sơ, chỉ cắt một vết trên khối u, sau đó khối u bắt đầu bị nhiễm trùng và mưng mủ, rồi điều kỳ diệu xảy ra, khối u từ từ tiêu mất.

Đến giữa thế kỷ 19, hai bác sĩ người Đức cũng phát hiện, những bệnh nhân có khối u sau khi bị nhiễm bệnh viêm quầng, khối u liền tiêu thoái rất nhanh. Viêm quầng là một bệnh về da liễu tương tự như bệnh chàm.

Sau đó, một bác sĩ trong đó tên là Wilhelm Busch nảy ra ý tưởng lây nhiễm bệnh quầng cho bệnh nhân khối u của mình, kết quả, khối u của bệnh nhân đã thực sự biến mất. Một bác sĩ khác, Friedrich Fehleisen, đã nghiên cứu sâu hơn về phát hiện của ông, kết quả lại phát hiện, bệnh viêm quầng là do nhiễm vi khuẩn mà ra. Nói cách khác, nhiễm vi khuẩn có thể khiến khối u tiêu thoái!

Thật là một phát hiện chấn động. Tuy nhiên, phản ứng từ giới y học đương thời đối với việc này lại tỏ ra rất thờ ơ. Bởi vì nhiều bác sĩ căn bản không tin. Bệnh ngoài da có thể chữa khỏi ung thư ư? Nó đơn giản chỉ là tưởng tượng.

Phải đến khi một bác sĩ người Mỹ khác xuất hiện thì sự tình mới xoay chuyển. Ông ấy là William Coley.

Năm 1891, khi Coley vẫn còn là một bác sĩ mới vào nghề, để nâng cao trình độ y tế của mình, khi có thời gian, ông đã xem lại các ca bệnh cũ. Ngày hôm đó, ông phát hiện bệnh ung thư của một bệnh nhân thực sự đã khỏi sau một cơn sốt cao dữ dội mà không cần điều trị!

Tên bệnh nhân là Fred Stein, có một khối u ở cổ, đây là một loại ung thư gọi là sarcoma. Stein trong mội thời gian phải đến bệnh viện để cắt bỏ khối u. Loại khối u này giống như cỏ dại, sau khi cắt bỏ sẽ mọc lại.

Một ngày vào bảy năm trước, Stein lại đến bệnh viện để cắt bỏ khối u, không ngờ họa bất đơn hành, vào thời gian nằm viện, anh này lại bị sốt cao dữ dội. Cũng may Stein còn trẻ, mới 31 tuổi, nghiến răng chịu đựng, cuối cùng thuận lợi xuất viện.

Vốn dĩ đây chỉ là một bệnh án bình thường, nhưng một dòng chữ nhỏ trên hồ sơ bệnh án của Stein đã khiến Coley chú ý. Bởi vì trên đó nói, cơn sốt cao này là do bệnh quầng gây ra. Trong cơn sốt cao của Stern, khối u đã tiêu thoái đáng kể. Sau đó, hồ sơ bệnh án trống không vì Stein không còn đến bệnh viện để cắt bỏ khối u nữa. Lẽ nào khối u của anh này đã biến mất hoàn toàn?!

Coley lập tức hiếu kỳ, quyết định đến thăm xem là tình huống gì. Không ngờ Stein lại khỏe mạnh hoạt bát như không có bệnh.

Giống như hai bác sĩ người Đức, Coley cũng có một ý tưởng táo bạo: Lẽ nào có thể dùng vi khuẩn dĩ độc trị độc để chữa khỏi bệnh ung thư?

Năm sau, cơ hội đã đến. Một bệnh nhân tên Zola cũng có sarcoma ở cổ, nhưng không giống như Stein, khối u của Zola không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. Zola giống như bị kết án tử hình.

Coley kể cho anh ta nghe câu chuyện của Stein và hỏi: “Cậu có muốn thử vận ​​may này không?” Zola nghĩ nghĩ, phải trái đều chết, thôi thì còn nước còn tát, vậy cứ thử đi. Thế là hai bên tình nguyện tham gia liệu pháp vi khuẩn.

Coley đã làm theo kiểu của người Ai Cập, thực hiện một vài vết cắt trên khối u của Zola, sau đó phủ lên nó một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng quầng có tên là Streptococcus pyogenes. Quả nhiên, Zola bị nhiễm trùng quầng, đồng thời khối u cũng bắt đầu co lại, mọi chuyện đều đang đi đúng hướng, tuy nhiên, không lâu sau, khối u đã ngừng co lại.

Sự vui mừng của Coley lập tức chuyển thành nỗi buồn. Nếu khối u không được cắt bỏ hoàn toàn, nó sẽ phát triển trở lại sau hai ngày. Sự khác biệt giữa trị được và không trị được là gì? Sự khác biệt giữa hai bệnh án này là gì?

Coley suy nghĩ mãi cũng không tìm ra được nguyên nhân. May mắn thay, ông Trời không phụ người có tâm, một ngày nọ linh cảm đột nhiên đến, Coley nghĩ ra, sự khác biệt là “sốt cao”. Năm đó Stein chẳng phải bị sốt cao sao? Nhưng trong trường hợp của Zola, vì là lần đầu tiên, Coley thận trọng đã không bôi nhiều vi khuẩn lên đó, nên Zola chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và không sốt cao.

Nghĩ đến đây, Coley chợt nhận ra, cần tăng liều lượng và bôi thêm vi khuẩn vào khối u của Zola. Lần này, nó thực sự khác biệt. Một giờ sau, Zola bắt đầu sốt cao, lên tới 41 độ, kéo dài suốt 10 ngày. Tuy nhiên, hiệu quả đã xuất hiện! Chỉ trong vòng hai tuần, tất cả các khối u trên cổ Zola toàn bộ đều biến mất. Tám năm tiếp theo, Coley vẫn theo dõi bệnh án, Zola cũng rất tự tin, cuối cùng khối u đã không tái phát.

Độc tố của Coley

Thực nghiệm thành công khiến Coley rất vui mừng. Trong 2 năm tiếp theo, ông đã điều trị cho 10 bệnh nhân bằng phương pháp tương tự, nhưng đáng tiếc là kết quả của thực nghiệm lần này không lý tưởng.

Chỉ một số ít bệnh nhân có dấu hiệu tiêu thoái khối u. Một số bệnh nhân phát sốt cao, nhưng khối u vẫn không thuyên giảm. Một số bệnh nhân không bị sốt dù dùng liều cao đến đâu. Bốn bệnh nhân không thể chịu được cơn sốt cao vì cơ thể yếu ớt, cuối cùng đã tử vong.

Nhưng Coley vẫn tin rằng vi khuẩn có thể chữa khỏi bệnh ung thư, mấu chốt nằm ở cách kiểm soát liều lượng. Cần biết rằng vi khuẩn một khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh trưởng loạn xạ, hoàn toàn không nghe lời bạn, không dễ kiểm soát như các loại thuốc khác. Làm thế nào đây? Nếu dùng vi khuẩn sống không được, thì dùng vi khuẩn chết có được không? Cấu trúc của vi khuẩn chết vẫn còn nguyên vẹn, nên hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn có thể nhận biết và tiêu diệt chúng như những kẻ xâm lược từ bên ngoài, nên người bệnh vẫn sẽ sốt cao. Nhưng chẳng phải những vi khuẩn này đã chết rồi, đương nhiên chúng không thể sinh sôi loạn xạ, khiến bệnh nhân sốt cao và cuối cùng tử vong.

Với suy nghĩ này, Coley đã sử dụng vi khuẩn nhiệt diệt hoạt (heat inactivation). Nhiệt diệt hoạt là sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn. Phương pháp này quả nhiên linh nghiệm. Bởi vì liều lượng dễ dàng khống chế, Coley dần dần tích lũy được một ít kinh nghiệm, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân được ông chữa khỏi.

Coley dần nổi tiếng và được khen ngợi là ngôi sao đang lên trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư. Và loại thuốc vi khuẩn thần kỳ do ông sáng chế ra cũng có tên riêng là Collitoxin. Các nhà máy dược phẩm nhanh chóng tìm đến nhà ông và đề nghị hợp tác sản xuất hàng loạt Collitoxin. Một số bác sĩ còn bày tỏ sẵn sàng dùng thuốc của ông để chữa trị cho bệnh nhân.

Ngay khi tương lai đang có vẻ tươi sáng, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã lên tiếng kêu gọi dừng lại, nói rằng phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không cần phải nghiên cứu thêm. Các đồng nghiệp cũng nêu ra ba câu hỏi mũi nhọn:

Đầu tiên, bạn nói thuốc của bạn có thể chữa khỏi bệnh ung thư, điều đó dựa trên cơ sở lý thuyết nào? Bản thân Coley cũng đã suy nghĩ về vấn đề này. Ông cho rằng hoặc chất độc của vi khuẩn tự tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc sốt cao do vi khuẩn gây ra khiến cơ thể người phản ứng đào thải các khối u. Tuy nhiên, Coley chỉ biết thuốc của mình có tác dụng tốt, chứ xác thực chưa nghiên cứu thâm nhập về mặt lý luận, nên câu hỏi này không thể trả lời được.

Thứ hai, bạn không có một bộ phương pháp điều trị có hệ thống. Phương pháp trị liệu bằng vi khuẩn của Coley mới chỉ bắt đầu, nên cũng đang trong giai đoạn thăm dò, khi tiêm vi khuẩn vào bệnh nhân, liều lượng đều không giống nhau, vị trí tiêm cũng khác nhau, phản ứng của bệnh nhân cũng khác nhau, ông hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm bản thân. Trong mắt những bác sĩ này, phương pháp chữa trị của ông giống như lang băm, việc chữa khỏi bệnh hay không phụ thuộc một nửa vào may mắn.

Vấn đề thứ ba và cũng là cấp bách nhất là, trong liệu pháp này, người bệnh phải sốt cao, mà điều này quá nguy hiểm đối với bệnh nhân ung thư! Bạn thấy đấy, một số bệnh nhân của Coley cũng chết vì sốt cao.

Bị ba con dao này đâm vào, khiến bản thân Coley cũng bối rối, không biết trả lời thế nào, đành phải im lặng. Vào đầu thế kỷ 20, xạ trị xuất hiện, tác dụng của nó đối với các khối u nhỏ là rõ ràng và gần như lập tức, đã nhanh chóng được các bác sĩ ưa chuộng. Sau đó, hóa trị lại xuất hiện. Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật nhanh chóng trở thành bộ ba phương pháp điều trị ung thư. Liệu pháp vi khuẩn của Coley dần bị lãng quên.

Liệu pháp miễn dịch

Tuy nhiên, có một người vẫn chưa bao giờ quên, bà chính là Helen, con gái của Coley. Bà tin rằng cách chữa trị của cha mình có hiệu quả, không nên chôn vùi nó. Bởi vì bà đã từng chứng kiến ​​những bệnh nhân ung thư đến bày tỏ lòng biết ơn sau khi khỏi bệnh, và niềm vui sống sót sau kiếp nạn này của họ là điều bà không bao giờ quên.

Sau khi Coley qua đời vào năm 1936, Helen cẩn thận sắp xếp hồ sơ bệnh nhân của cha và viết báo cáo, người ta phát hiện Coley đã điều trị cho 896 bệnh nhân ung thư bằng liệu pháp vi khuẩn, trong đó hơn 500 người đã khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là trên 50%, tỷ lệ thành công có thể nói là khá cao.

Năm 1953, Helen thành lập Viện Nghiên cứu Ung thư (Cancer Research Institute, viết tắt là CRI) và mời nhiều chuyên gia tham gia cùng bà với hy vọng làm sáng tỏ cơ chế đằng sau liệu pháp vi khuẩn.

Bản thân bà cảm thấy liệu pháp vi khuẩn có thể điều động cơ chế miễn dịch của cơ thể, cho phép cơ thể tự loại bỏ các khối u. Nhưng bản thân bà lại không có nhiều trình độ học vấn về y học, mà vào niên đại 50, miễn dịch học chỉ là một khái niệm mơ hồ. Vì vậy ý ​​tưởng của Helen cùng lắm chỉ có thể nói là “phỏng đoán”. Để biến “phỏng đoán” thành “lý luận” là một chặng đường dài!

May mắn thay, vị cứu tinh đã đến. Sáu năm sau, bác sĩ trẻ Lloyd J. Old phát hiện trong thí nghiệm trên chuột, rằng vắc-xin lao BCG ban đầu được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lao cũng có thể điều trị các khối u. Đây chẳng phải là phương pháp điều trị vi khuẩn mà Coley đã sử dụng năm đó sao? Helen bây giờ đã có một đồng minh.

Mọi người đều đã từng tiêm vắc xin lao BCG khi còn nhỏ phải không? Mỗi người trong chúng ta đều có một vết sẹo nhỏ trên cánh tay, đó là kỷ vật do vắc xin BCG để lại.

Lloyd và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sâu hơn, phát hiện vắc xin BCG có tác dụng thần kỳ đối với bệnh ung thư bàng quang. Vắc-xin BCG hiện là một trong những phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư bàng quang. Sau khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, các bác sĩ sẽ tiêm cho họ một liều vắc xin BCG để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào ung thư còn sót lại, từ đó ngăn ngừa ung thư tái phát.

Sau đó, họ phát hiện loại virus có tên EBV (Epstein-Barr) cũng có hiệu quả trong điều trị ung thư vòm họng. Con đường càng đi càng rộng. Lloyd đã đào sâu hơn, phát hiện hệ thống miễn dịch của cơ thể thực sự có thể đối phó với bệnh ung thư, miễn là bạn biết cách kích hoạt các bộ phận tương ứng. Lloyd sau này trở thành nhà sáng lập ngành miễn dịch học ung thư. Và liệu pháp miễn dịch do ông tạo ra và quảng bá đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực y tế hiện nay. Bởi vì so với hóa trị và xạ trị, liệu pháp miễn dịch có ít tác dụng phụ hơn, và ít gây tổn hại đối với cơ thể người hơn.

Khi Helen với bản báo cáo của mình tìm đến Lloyd, hai người nhất phách tức hợp. Bởi vì Lloyd sau khi xem qua một vài bệnh án của Coley, đã phát hiện liệu pháp vi khuẩn của Coley có cơ chế tương tự như vắc xin BCG, đó là kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư. Vậy làm thế nào những vi khuẩn này phối hợp với hệ thống miễn dịch của con người để chống lại ung thư? Hãy cùng nghe phần phân tích vào lần tới nhé!

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch