Steve Jobs là người đã cứu Apple và xây dựng nền móng vững chắc cho công ty này phát triển. Nhưng để có được ngày hôm nay, không thể không kể đến những đóng góp của Tim Cook.
Tim Cook, tên đầy đủ là Timothy Donald Cook sinh ra tại Mobile, Alabama 1/11/1960. Ông lớn và học phổ thông tại Robertsdale.
Cha của ông, Donald Cook là một công nhân bến cảng, trong khi Geraldine Cook bà mẹ yêu dấu của ông làm tại một cơ sở phân phát thuốc chữa bệnh.
Năm 1982, Cook tốt nghiệp đại học Auburn tại Alabama với tấm bằng kỹ sư công nghiệp.
Năm 1982, Cook làm cho tổ PC mới của IBM ngay khi mới ra trường và nhanh chóng trở thành giám đốc khu vực Bắc Mỹ.
Năm 1996, Cook được chuẩn đoán mắc căn bệnh đa xơ cứng và nó đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của ông về thế giới. Từ đó ông đã đóng góp rất nhiều cho các quỹ từ thiện, và thậm chí còn thường xuyên tham gia các hoạt động đạp xe vì môi trường.
12 năm sau, ông rời IBM sang làm giám đốc điều hành cho công ty Intelligent Electronics. Năm 1997, sau bao nỗ lực cuối cùng ông cũng lên được vị trí phó chủ tịch của tập đoàn Compaq – một trong những nhà sản xuất máy tính tên tuổi nhất thời đó.
Đó cũng là thời điểm Steve Jobs lên đảm nhiệm cương vị CEO của Apple. Gánh nặng đè lên vai Jobs là vô cùng lớn, ông phải tìm ra phương án cải thiện thu nhập của công ty sau bao năm làm ăn thua lỗ. Đây cũng chính là lúc Jobs quay ra tìm một nhân sự dày dặn kinh nghiệm, hỗ trợ ông trong quá trình khôi phục Apple.
Jobs chủ động tiếp cận Cook, xác định đây chính là nhân tài mà Apple đang cần. Tim Cook đồng ý tham gia Apple với vai trò phó chủ tịch cấp cao, phụ trách các hoạt động quốc tế.
Tim Cook miêu tả lại cuộc gặp gỡ với Steve Jobs:
“Nếu chỉ xét về lợi ích trước mắt, đúng là tiếp tục làm việc tại Compaq là lựa chọn thực tế nhất và cũng rất nhiều người khuyên tôi ở lại. Vào ngày định mệnh đầu năm 1998 đó tôi đã lắng nghe trực giác mách bảo; chỉ qua cuộc phỏng vấn vỏn vẹn 5 phút với Steve Jobs mà tôi đã muốn vứt bỏ tất cả và cùng bắt tay xây dựng Apple. Trong thâm tâm, tôi đã nhận ra rất rõ đây là cơ hội có một không hai trong cuộc đời để có thể làm việc với một thiên tài của sự sáng tạo, đồng thời tôi sẽ là nhân tố trong đội ngũ tiên phong trong quá trình hồi sinh một công ty danh giá trên đất Mỹ”.
Steve Jobs phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn. Năm 1997, tình hình kinh tế của Apple tệ đến nỗi Michael Dell, CEO của Dell phải nói rằng: “Nếu là Jobs, tôi sẽ giải tán công ty và trả lại tiền cho cổ đông”.
Một trong những quyết định táo bạo nhất của Cook lúc đó là đóng cửa hàng loạt các nhà kho nhà xưởng của Apple, và chuyển sang mô hình đặt sản xuất theo hợp đồng.
Bắt đầu từ 2005, đóng góp của Tim Cook đã củng cố vững chắc cho sự phát triển của công ty, như thành lập hợp đồng lâu dài với các bên sản xuất linh kiện máy tính mà sau này tạo nên tên tuổi của iPhone – iPad.
Khó khăn lớn mà Tim Cook phải đối diện trước mắt đó là tìm ra hướng đi thích hợp, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác đang có thế mạnh cả về khâu sản xuất lẫn thị trường.
Nhờ chuyên môn quản lý của Cook mà Apple ngày một lớn mạnh. Ông cũng nhận được rất nhiều lời tán thưởng và sự kính trọng từ đồng nghiệp.
Cook được nội bộ Apple biết đến với đặc tính không khoan nhượng, liên tục đặt câu hỏi chất vấn và quyết tâm đến cùng tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề nhức nhối. Thậm chí có những lúc ông gửi mail cho nhân viên lúc nửa đêm và ngồi chờ câu trả lời từ họ.
Năm 2007, Apple ra mắt iPhone, thiết bị có khả năng làm thay đổi mọi thứ.
Cùng năm đó, Jobs tiếp tục trao thêm quyền lực cho Tim Cook bằng cách đặt ông vào vị trí giám đốc điều hành. Một số nhân viên tại Apple khi đó cho biết, công ty vốn đã do Cook điều hành từ lâu rồi, Steve Jobs chỉ có vai trò đưa ra quyết định cuối cùng về sản phẩm.
Với cương vị giám đốc điều hành, Cook thường xuyên xuất hiện trước công chúng, ông tham gia nhiều sự kiện và đích thân tiếp các nhà đầu tư, đối tác cũng như khách hàng.
Năm 2009, Tim Cook tạm thời giữ vị trí CEO do Steve Jobs phải vắng mặt trị bệnh.
Năm 2009, Cook đề nghị hiến một phần gan cho Jobs do cả 2 đều có chung nhóm máu hiếm. Tuy nhiên Jobs từ chối ngay lập tức: “Tôi sẽ không bao giờ cho phép anh làm thế, tôi cũng sẽ không bao giờ dám nhận ân huệ này”.
Năm 2011, Cook lại một lần nữa giữ vị trí CEO tạm thời do bệnh tình của Jobs ngày cầng xấu đi. Tháng 8/2011, Steve Jobs chính thức rời khỏi ghế lãnh đạo và trao lại toàn công ty cho Tim Cook.
Ngày Steve Jobs qua đời vào tháng 10/2011, Cook đã hạ 3 lá cờ trong khuôn viên Apple xuống để tưởng nhớ vị cố chủ tịch.
Làm việc dưới cái bóng lớn trong bao lâu, ông đã phải rất nỗ lực khẳng định năng lực lãnh đạo của mình. Ông được biết đến là một trong những CEO tuyệt vời nhất trong lịch sử. Tuy nhiên ông đã bị dư luận nghi ngờ khá lâu sau khi mới nhậm chức.
Tim Cook gìn giữ nhiều truyền thống đặc trưng của Apple, bao gồm sự xuất hiện của các ngôi sao nhạc rock như Foo Fighters tại các sự kiện lớn của công ty…
… và cả kiểu giới thiệu sản phẩm đặc trưng “One more thing”.
Nhưng cũng có một vài xáo trộn dưới sự lãnh đạo của Tim Cook. Ví dụ điển hình nhất là Scott Forstall, cựu phó chủ tịch của Apple chuyên mảng iOS đã từ chức năm 2012.
Tuy là một nhân vật nổi tiếng nhưng Tim Cook luôn giữ kín các thông tin về đời sống cá nhân. Chúng ta chỉ biết ông ấy là một người có sở thích đi bộ, đạp xe và sinh hoạt lạnh mạnh.
Năm 2014, Cook đã gây sốc trong chương trình tuần lễ doanh nhân do Bloomberg tổ chức với tuyên bố “Tôi là người đồng tính”.
Năm 2015, Apple ra mắt Apple Watch. Đây là sản phẩm mang một hướng đi mới kể từ sau thời kỳ Steve Jobs.
Ngày nay, giá trị của Apple đã cán mốc 1000 tỷ đô, là công ty đầu tiên và duy nhất tại Mỹ đạt được danh hiệu này. Để so sánh mức độ tăng trưởng, Apple từng đáng giá 330 tỷ USD tại thời điểm Steve Jobs qua đời.
T.Vũ