Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiều nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có khi còn hiện đại và văn minh hơn bây giờ. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn về lịch sử, nền văn hóa con người đã từng thất lạc trong quá khứ.
Viên pin hơn 2000 năm tuổi, điều này nghe có vẻ huyền hoặc? Tuy nhiên, những người Ba Tư thực sự đã biết sử dụng điện năng từ 2000 năm trước.
Một viên pin Baghdad (ảnh chụp màn hình Youtube)
Vào những năm 1930, nhà khảo cổ học người Áo Wilhelm König đã phát hiện trong tầng hầm của Bảo Tàng Quốc gia Iraq ở Baghdad một bình gốm cao 15cm và có đường kính khoảng 7.5cm, niên đại năm 224 trước công nguyên. Một số khác được phát hiện trong đống đổ nát tại Khujut Rabu, gần Baghdad và 10 cái khác nữa ở Ctésiphon. Bên trong bình gốm, người ta tìm thấy các viên pin điện cỡ lớn.
Mặc dù những người hoài nghi cố gắng giải thích rằng những cổ vật này là hiện tượng tự nhiên. Nhưng trong trường hợp các viên pin điện ở Baghdad, chúng ta không thể phủ nhận việc nó được tạo bởi bàn tay con người.
Tiến sĩ Paul Craddock- viện Bảo tàng Anh quốc trả lời BBC năm 2003: “Những viên pin này luôn làm dấy lên sự quan tâm và tò mò. Chúng là duy nhất. Các nghiên cứu cho đến nay, chưa ai tìm được điều gì như vậy. Hoàn toàn lạ thường. Quả là một câu đố của cuộc sống.”
Các viên pin này được chế tạo dựa trên nguyên lý điện phân. Trong bình gốm rỗng, người ta gắn một ống đồng chứa nhựa đường ở phần đáy. Thêm vào ống chất điện phân và cắm vào đó một thanh sắt. Hiệu điện thế tạo ra giữa hình trụ đồng và thanh sắt. Đồng thời thanh sắt được cắm chặt vào nút bình bằng nhựa đường và đóng kín thiết bị. Nhựa đường là một chất cách điện và không thấm nước.
Nếu gắn một thiết bị điện vào hai cực của viên pin – một cực (ống) đồng bên này và cực (thanh) sắt bên kia thì sẽ tạo ra dòng điện chạy qua thiết bị. Bản sao của thiết bị cho thấy loại pin này có hiệu điện thế khoảng hơn 1Volt. Chúng ta cũng có thể tạo ra được hiệu điện thế lớn hơn khi mắc nối tiếp nhiều pin với nhau.
Mặt cắt viên pin điện ở Bảo tàng Quốc Gia Irad tại Baghdad (Ảnh : Internet)
Tuy vậy, các nhà khảo cổ học, vẫn chưa thể khẳng định công dụng thực sự của cổ vật này. Dù có nhiều thí nghiệm đã chứng minh được nó có khả năng cung cấp dòng điện dù hiệu suất không cao, một số chi tiết của nó (thiếu dây dẫn điện/các điểm kết nối, nắp bịt kín bình, trình độ khoa học thời đó) dẫn đến những tranh luận về việc đó có phải là một pin điện hay không.
Smith College ở Massachusetts đã làm một bản sao của chiếc bình này và trong một bài viết đăng trên Web của trường họ viết rằng: “Không có bất cứ ghi chép nào về việc vận hành của chiếc bình. Tuy nhiên, với kiến thức hiện tại của chúng tôi, nó có lẽ là một loại pin.”
Một số nhà khoa học cho rằng thiết bị cổ này có thể được sử dụng để mạ vàng. (Ảnh: internet)
Một số nhà khoa học cho rằng loại pin này có thể được sử dụng để mạ vàng cho các vật kim loại. Đây từng là phương pháp quan trọng trong chế tác trang sức của người Ai Cập cách đây 2000 năm. Và ngày nay chúng ta vẫn có thể tìm thấy các ứng dụng của nó ở Iraq.
Ngự Yên (theo Epoch Times France)
Xem thêm: