Kim tự tháp và đền thờ của thế giới cổ đại đều được bố trí một cách chuẩn xác theo phương hướng mọc hoặc lặn của mặt trời, mặt trăng, một ngôi sao hay một hành tinh vào một ngày quan trọng trong năm.
Một số chúng được sắp thẳng hàng với bốn hướng (đông tây nam bắc) nhưng hầu hết được bố cục theo các phương hướng có ý nghĩa thiên văn khác.
Bất kể ở nơi đâu trên thế giới, ví như một hầm nghi lễ ngầm dưới đất của người Anasazi – một chủng người da đỏ tiền sử sinh sống ở vùng tây nam nước Mỹ, một đền thờ vào thời Tân Vương quốc Ai Cập hay một bục nền linh thiêng ở Mexico cổ đại, tất cả các đền thờ cổ đại này đều một ý nghĩa thiên văn quan trọng. Đó là, chúng liên kết với bầu trời và các vì sao.
“Từ ngành thiên văn chúng ta tìm ra các phương đông tây nam bắc, đưa ra lý thuyết về thiên thể, điểm phân, điểm chí và quỹ đạo của các ngôi sao”.
“Một người tự nhận mình là kiến trúc sư nên làm quen với lĩnh vực thiên văn và lý thuyết về các thiên thể (các vật thể có kích thước đáng kể trong vũ trụ, như thiên thạch, sao chổi, …)”, nhà kiến trúc người La Mã Marcus Vetruvius Pollio (khoảng 75-15 TCN) từng nói.
“Từ ngành thiên văn chúng ta tìm ra các phương đông tây nam bắc, đưa ra lý thuyết về thiên thể, điểm phân, điểm chí và quỹ đạo của các ngôi sao”.
Ngành thiên văn vẫn luôn đóng một vai trò văn hóa quan trọng trong bố cục vị trí của các đến thờ ở rất nhiều nền văn hóa cổ đại trên khắp thế giới.
Đền thờ Dendera, với phần trần tuyệt đẹp miêu tả hình tướng khổng lồ của nữ thần bầu trời Nut cùng chu kỳ mọc lặn của Mặt Trời, với những tia sáng rọi xuống nữ thần Hathor.
Bố cục thiên văn của người cổ đại nhấn mạnh vào vòng tròn luân hồi sinh tử; Các đền đài, điện thờ, và kiến trúc ziggurat (một dạng kim tự tháp, thường có 7 tầng) đều nhắc lại trật tự vũ trụ dựa trên quan điểm cá nhân của người xây về vũ trụ.
Tuy nhiên, không phải tất cả đền thờ Ai Cập đều có bố cục thiên văn dựa trên ý nghĩa và mục đích sử dụng của nó.
Lấy ví dụ, phần tường và phần trần của Đền thờ Hathor tại Dendera được bao phủ bằng hình vẽ thiên văn miêu tả các thiên thể trên bầu trời, nhưng bản thân bố cục đền thờ lại không như vậy. Trục chính của đền thờ được bố trí lệch hướng bắc khoảng 18,5 độ về phía đông, và theo một số học giả, trục đền thờ Hathor có thể chỉ về phía ngôi sao Dubhe trong Mảng Sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu Thất Tinh), còn gọi là Big Dipper (Cái Muỗng lớn) hoặc Eltanin i Draco (con Rồng).
Kim tự tháp ziggurat được bố cục để sao cho bốn góc của kiến trúc này chỉ về bốn phương đông tây nam bắc, do đó bốn cạnh của kim tự tháp chỉ về 4 hướng đông bắc, tây nam, tâu bắc và đông nam.
Đại kim tự tháp theo phong cách ziggurat mang tên Ur tại Iraq.
Minh họa Đại kim tự tháp ziggurat mang tên Ur tại Iraq trong quá khứ.
Mặt trời đổ bóng lên một hòn đá tại khu định cư của người Anasazi tại Mỹ, vào ngày hạ chí, tức thời điểm có ngày dài nhất trong năm. (Ảnh: J Krebhiel)
Đối với họ, đền thờ là một khung cửi để mặt trời dệt nên một mô thức tuần hoàn của thời gian, biến đổi cấu trúc của nó thành một không gian có tổ chức, quy luật. Theo tộc người Kogi ở Colombia, trật tự vũ trụ bắt nguồn từ mô thức chuyển động của mặt trời.
Nhờ ảnh chụp vệ tinh chính xác, bản đồ vị trí trong quá khứ của các ngôi sao cũng như kết quả khảo sát bề mặt, hiện chúng ta có khả năng tìm hiểu thêm về các đối tượng thiên văn khác nhau và vai trò của thiên văn tại Pompeii, một thành phố cổ đại thời La Mã bị hủy diệt trong một vụ phun trào núi lửa nổi tiếng.
Xem thêm:
Người Chacoa là các chuyên gia thiên văn, với vốn hiểu biết uyên thâm về mô thức tuần hoàn và theo mùa của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao.
Nhà khảo cổ Vance Tiede từ Cục nghiên cứu Khảo sát Thiên văn Chiêm tinh học ở Guilford, Connecticut (Mỹ) đã tiến hành phân tích các bức ảnh chụp vệ tinh sơ bộ của 11 đền thờ tại Pompeii.
Ông tìm thấy bằng chứng cho thấy ít nhất 9 đền thờ như vậy được bố cục thẳng hàng với sự mọc lên của các ngôi sao cụ thể hay với vị trí của mặt trời hoặc mặt trăng vào những ngày lễ văn hóa quan trọng.
Hầu hết các đền thờ đều có mối liên hệ với các thiên thể quan trọng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Tuy nhiên, hai đền thờ Hy Lạp ở Pompeii – thờ thần Apollo và thần Vệ Nữ – dường như sắp thẳng hàng với một ngôi sao khá xa xôi trong vũ trụ gọi là Phact, vốn không có ý nghĩa quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và La Mã (Pompeii từng là thuộc địa của Hy Lạp và La Mã, nên du nhập văn hóa từ hai nền văn minh cổ đại này). Tuy nhiên, ông Tiede cho biết nghiên cứu trước đó đã cho thấy sao Phact lại sắp thẳng hàng với ít nhất 12 đền thờ ở Thebes, Ai Cập, đối ứng với thần Amun trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại. Điều này khả thi bởi các thủy thủ Hy Lạp từng đến Ai Cập, thậm chí góp phần kiến lập thành phố Alexandria. Sự giao lưu văn hóa đã diễn ra từ rất sớm. Sao Phact nằm trong chòm sao Columba, cách Trái Đất 261 năm ánh sáng, và là ngôi sao sáng thứ 106 trên bầu trời.
Người Maya đã quan sát và nghiên cứu sao Vệ Nữ trong đài quan sát thiên văn của họ. Sao Vệ Nữ (đối ứng với thần Vệ Nữ) là điểm tham chiếu thiên văn quan trọng trong ngành thiên văn học của người Maya. Có hai bệ thờ thần Vệ Nữ tại di chỉ Chichen Itza.
Đài quan sát thiên văn của người Maya tại Chichen Itza, Mexico. Trông khá giống một đài quan sát thiên văn hiện đại.
Tuy rằng ngày nay chúng ta thiết kế vũ trụ theo cách khác (khác biệt về khái niệm, định nghĩa, điểm tham chiếu v.v..) so với tổ tiên chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đều hướng tới một mục tiêu chung – tìm hiểu về vũ trụ và mức độ phức tạp của nó.
Quý Khải
Xem thêm: