Trong cuộc chiến dai dẳng chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đã nảy ra 8 ý tưởng độc đáo, nhưng thoạt nghe có vẻ “điên rồ”.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề nhức nhối trước mắt các nhà khoa học nói riêng và công chúng nói chung. Hạn hán, dịch bệnh, bão lụt, … là những hậu quả tang thương trực tiếp từ vấn nạn này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng dường như chưa đạt hiệu quả kỳ vọng. Trước nan đề khó giải, một số nhà khoa học phát huy trí tưởng tượng sáng tạo ra những giải pháp “không ai ngờ tới”, thoạt nghe thì khá bất khả thi và phi hiện thực, thậm chí có phần hài hước. Dưới đây là 8 ý tưởng như vậy:
1. Bọc Greenland bằng chăn
Điều này khiến nhà băng hà học Jason Box đưa ra đề xuất bao phủ bề mặt Greenland bằng một lớp chăn màu trắng để tăng độ phản chiếu của nó.
Băng bao phủ vỏn vẹn 10% bề mặt Trái Đất nhưng lên đến 75% lượng nước ngọt trên địa cầu được cô đọng, bao chứa trong này. Biến đổi khí hậu, sự ấm lên toàn cầu là đồng nghĩa với sự gia tăng tốc độ băng tan, lượng nước biển gia tăng, diện tích đất liền suy giảm, lũ lụt,… và rất nhiều hậu quả nảy sinh khác.
Để giảm thiểu tình trạng này, TS Box từ ĐH Ohio State (Mỹ) đề xuất bao phủ sông băng bằng… các tấm chăn phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
Lý giải cho tính khả thi của ý tưởng này, TS Box nói: “Nghe có phần đắt đỏ nhưng nếu bạn thử xem xét chi phí cải tạo các đường bờ biển khi mực nước biển gia tăng – thì có thể nó sẽ khá rẻ đấy”.
2. Vỗ béo các sinh vật phù du
Năm 2006, một nhà kinh tế tên Philip Kithil để xuất dùng máy bơm đại dương thâu tóm lượng khí CO2 trong khí quyển rồi xả thải và lưu trữ nó trong lòng đại dương sâu, nhờ cơ chếvỗ béo các sinh vật phù du.
Theo đó, ông Kithil sẽ dùng một cái ống nhựa dài 1.000 m, rộng 1,5 m, một đầu đặt gần mặt nước biển, đầu kia cắm sâu xuống lòng đại dương, để bơm hút tầng nước giàu chất dinh dưỡng và lạnh ở dưới đại dương lên trên bề mặt. Bởi giàu chất dinh dưỡng, nguồn nước này sẽ hỗ trợ tảo biển sinh sôi mạnh mẽ, nở rộ trong khu vực, từ đó hấp thụ nhiều hơn khí CO2 trong bầu khí quyển vào bên trong. Đến lượt nó, lượng tảo biển – nhà tù giam hãm khí CO2 này trở thành nguồn thức ăn dồi dào phong phú cho các sinh vật phù du phát triển, cụ thể là một loài tên salp. Loài này có cái hay là sau khi hấp thụ tảo biển sẽ thải
3. Thả bom cây
Phủ xanh môi trường xung quanh bằng cây cỏ, đây vẫn là một trong những biện pháp chủ yếu mà nhiều nhà khoa học muốn tận dụng triệt để khi đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu. Nhưng để phủ xanh thật nhanh thì lại không phải chuyện đơn giản.
Đối mặt với thực trạng này, một số kỹ sư đã đề xuất một giải pháp độc nhất vô nhị, nhưng nghe có phần khó tin, kỳ quặc – bom cây – một trái bom chứa đầy hạt giống. Nhưng đừng lo, nó sẽ không nổ như bom thật. Trên thực tế trái bom này là một quả bóng đất bọc hạt giống bên trong. Sau khi được thả xuống bề mặt, hạt giống trong “trái bom” sẽ nảy mầm, đâm xuyên qua lớp vỏ, bén rễ vào lớp đất bề mặt xung quanh.
Thoạt nghe khó tin nhưng ý tưởng độc đáo này đã được sử dụng từ ngàn đời xưa ở Ai Cập cổ đại. Thời nay, với máy bay, người ta có thể thả bom đất trên diện rộng, phủ xanh cả một vùng đất nhanh chóng.
Bom cây hoạt động như thế nào? Xem video:
Phủ xanh cả một vùng đất rộng lớn bằng bom cây? Xem video:
4. Trồng cây nhân tạo
Bạn hãy tưởng tượng những cái cậy nhân tạo – có khả năng hấp thụ khí thải giống như những cái cây thật, chúng được trồng thành hàng dài trên đường cao tốc và có khả năng hút hết khí thải của các phương tiện giao thông. Thậm chí tốt hơn, lượng CO2 những cái cây thu được có thể dùng để cung cấp cho các máy làm soda. Bạn tin hay không thì loại cây này đã được đề xuất đưa vào sử dụng bởi tổ chức nghiên cứu công nghệ toàn cầu.
Để đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần trồng nhiều cây, và đây luôn là giải pháp tối ưu. Nhưng ở những nơi đất đai khô cằn, nguồn nước hạn chế, … các điều kiện tự nhiên không ủng hộ việc trồng cây, thì khó có thể cưỡng cầu. Ngay cả như vậy, chúng ta vẫn có thể mô phỏng quá trình thực vật giúp chúng ta thanh tẩy bầu không khí, đầy lùi lượng CO2 bằng máy móc hiện đại, thông qua việc trồng những cái cây giả, hay cây nhân tạo. Hàng dài những cái cây giả này sẽ được “trồng” dọc theo tuyến đường cao tốc, hút sạch khí thải sặc sụa CO2 của các phương tiện lưu thông. Đây là ý tưởng của các nhà khoa học đến từ Đại học Columbia (Mỹ).
(Còn tiếp)
Quý Khải