Những thí nghiệm như “hồi sinh mực luộc hay khiến quái vật xuất hiện từ núi lửa tự chế”… sẽ khiến bạn phải há hốc mồm. Những công thức hóa học tưởng chừng “khó nuốt” và nhàm chán sẽ trở nên cực sống động nếu biết cách áp dụng khéo léo vào thực tế như vậy.

Lưu ý: Những thí nghiệm dưới đây có thể gây nguy hại nên bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.

  1. Con thuyền “bay bổng” giữa không trung

Hiệu ứng bay bổng trên không trung của con thuyền trong video là do ở trong bình có một khối Khí sulfur hexafluoride (SF6) lớn. Đây là một loại khí không màu trong suốt, nhưng có mật độ khá dày.

  1. Mực luộc sống lại nhờ … nước tương

Đổ nước tương vào chú mực luộc, đột nhiên thấy các xúc tua “dẫy dụa vùng lên”, như thể chú mực vừa sống lại. Nguyên nhân là trong nước tương có chứa muối Natri clorua (NaCl), có thể gây co thắt cơ bắp trong con mực.

  1. Cây cầu nước huyền diệu

Đặt 2 bình nước khử ion cạnh nhau để 2 miệng bình chạm nhau, rồi áp một điện tích dương lên một bình sẽ tạo nên một dòng nước giữa 2 bình. Dòng chảy này đủ để tạo thành một cây cầu nước nối 2 bình trong một khoảng cách nhất định như trong video dưới đây.

  1. Thí nghiệm tạo bong bóng khổng lồ

Đá khô chính là khí CO2 ở thể rắn. Loại khí CO2 thể rắn này có một khả năng đặc biệt: biến đổi trực tiếp từ thể rắn sang thể khí, bỏ qua thể lỏng. Tình chất này được gọi là “Sự thăng hoa”. Khi đổ nước vào đá khô, một hiện tượng rất thú vị sẽ xuất hiện.

Đá khô + nước = bong bóng khổng lồ

  1. Dị tượng khi thủy ngân ăn mòn nhôm

Khi nhôm tiếp xúc với thủy ngân, nó đã bị ăn mòn phân hủy với tốc độ chóng mặt, tạo nên cảnh tượng hãi hùng như trong video bên dưới.

  1. Cách giết người của nọc rắn

Khi bị rắn cắn, hãy cẩn thận. Nọc rắn có thể làm đông máu rất nhanh, như trong video dưới.

Trong video, ly đựng máu đã ngay lập tức biến thành một tảng thạch. Máu đông có thể gây suy thận và một số cơ quan khác, dẫn đến tử vong.

  1. Phản ứng tạo quái vật bò ra từ núi lửa

Thí nghiệm tạo ‘quái vật núi lửa’ cực thú vị (+Video) (3)

Khi đốt cháy Ammonium dichromat (NH4)2Cr2O7, sẽ tạo ra chất rắn Cr2O3 màu đen. Hiệu ứng thị giác tạo ra từ quá trình này trông giống như “núi lửa” đang hoạt động vậy. Và nếu đốt cùng thủy ngân (II) thiocyanate, bạn sẽ thấy một con “quái vật” bò ra từ trong lòng núi lửa.

Lưu ý: Khuyến cáo bạn không nên thực hiện tại nhà vì thủy ngân (II) thiocyanate khi phân hủy sẽ tạo ra khí cực độc.

  1. Cục thiếc trắng nở rộ, hóa thành cục thiếc xám

Thiếc (Sn) là một kim loại màu trắng bạc. Nhưng khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn 13 độ C, nó sẽ biến đổi thành một dạng thù hình khác, gọi là bột “thiếc xám”.

  1. Cục sắt bí ẩn có thể tan chảy ở nhiệt độ thường

Với khả năng hóa lỏng ngay ở  nhiệt độ phòng 29-30 độ C, Galium (Ga) là một nguyên tố không có trong tự nhiên. Đây là một kim loại yếu, màu trắng bạc và cực kỳ tinh khiết. Khi hóa lỏng, nó sẽ biến thành chất lỏng màu bạc.

Quý Khải