Có rất nhiều lý do tại sao lịch sử cổ đại như chúng ta vẫn biết cần phải được viết lại.

Trong danh sách này chúng tôi xin đưa ra 5 điểm tương đồng đáng kinh ngạc rõ ràng cho thấy các nền văn minh tiền sử chia sẻ vốn kiến thức phổ quát trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

1. Tại sao các nền văn minh cổ đại đều xây kim tự tháp?

văn minh cổ đại

Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Message to Eagle)

Khi nhắc đến kim tự tháp, hầu hết mọi người sẽ liên tưởng đến Ai Cập. Tuy rằng các kim tự tháp Ai Cập là nổi tiếng nhất ngày nay, và tiếp tục thu hút nhiều khách du lịch hàng năm, nhưng thực ra kim tự tháp có mặt trên khắp thế giới, cả ở phương Đông lẫn phương Tây.

Bất chấp tuyên bố cho rằng kim tự tháp là một lăng mộ, một số nhà Ai Cập học cho rằng công dụng thực sự của kim tự tháp vẫn còn là một bí ẩn. Một số kim tự tháp (hoặc quần thể kim tự tháp) được xây theo bố cục thiên văn, trong khi số khác có các tính chất năng lượng kỳ lạ. Nhưng trên thực tế vẫn chưa rõ mục đích của việc xây các kim tự tháp.

Xem thêm:

2. Biểu tượng chữ 卍 hiện hữu trong hầu hết các nền văn minh cổ đại

văn minh cổ đại(Ảnh: Internet)

Tương tự kim tự tháp, khi nhắc đến biểu tượng chữ Vạn (卍), còn gọi là Swastika, người ta thường liên tưởng ngay đến Phật giáo, hoặc Hitler và quân Nazi. Hai sự liên tưởng này, một tốt một xấu, không thể giới hạn được phạm vi rộng lớn của biểu tượng này.

Trên thực tế, biểu tượng này có mặt trên khắp thế giới, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, không chỉ thấy xuất hiện trong tôn giáo, mà còn khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ở các nền văn hóa khác nhau có thể sẽ có các cách diễn giải khác nhau, nhưng ngoại trừ Hitler và quân Nazi ra, nhìn chung biểu tượng này có một ý nghĩa rất tích cực.

văn minh cổ đại(Ảnh: Internet)

Xem thêm:

3. Tượng nhân sư đóng vai trò quan trọng trong thế giới cổ đại

văn minh cổ đại(Ảnh: Message to Eagle)

Một bức tượng đầu người mình sư tử, thường được biết đến với danh từ “nhân sư”, là một trong những biểu tượng phổ biến thời cổ đại. Nhân sư là người canh gác đền thờ và bí ẩn của sự sống, một người bảo vệ tri thức, tượng trưng cho câu đố và sự mưu mô. Đây là một loài sinh vật đầy bí ẩn – một bí ẩn của Tự Nhiên.

Nó có mối liên hệ sâu xa với hai nền văn minh Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Tượng nhân sư cổ nhất được biết đến nằm ở đền thờ Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại lên đến 9.500 TCN. Người Ai Cập và Babylon cổ đại coi nhân sư là người canh gác, thường được đặt hai bên sườn lối vào đền thờ hay lăng mộ hoàng gia.

4. Mô típ xoắn ốc bí ẩn

văn minh cổ đại(Ảnh: Message to Eagle)

Các hình xoắn ốc có thể được tìm thấy ở mọi nền văn hóa cổ đại. Vẫn chưa rõ tại sao các nền văn minh cổ đại lại chạm khắc vào đá cùng một loại biểu tượng này, nhưng đây chắc hẳn là một bằng chứng tốt về vốn kiến thức phổ quát của cổ nhân. Đây là biểu tượng cổ nhất trong các trường phái tu dưỡng tinh thần, biểu thị cho sự tuần hoàn không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật.

Trong thế giới tự nhiên, hình dạng xoắn ốc có thể được tìm thấy trên cơ thể người, động thực vật, khoáng chất, các mô hình năng lượng, thời tiết, sự sinh trưởng và cái chết.

văn minh cổ đạiPhân tử DNA có hình dạng xoắn ốc. (Ảnh: Internet)

Bi-an-Ti-le-vang-mat-ma-tao-thanh-vu-tru_Tin180.com_013Hình xoắn ốc trên quả thông. (Ảnh: Internet)

vo oc xoan oc văn minh cổ đạiHình xoắn ốc trên vỏ ốc. (Ảnh: Internet)

he ngan ha xoan oc văn minh cổ đạiHệ Ngân Hà cũng có hình xoắn ốc. (Ảnh: Internet)

Một trong hình xoắn ốc nổi tiếng nhất là xoắn ốc Fibonacci, tuân theo tỷ lệ vàng (Ф).

Xem thêm:

Nếu xét trên phương diện tín ngưỡng, có người cho rằng, hình dạng xoắn ốc có thể được tạo nên bằng cách xoay tròn biểu tượng chữ Vạn (卍) bên trên với tốc độ cực nhanh. Giả thuyết này không quá xa vời, vì biểu tượng chữ Vạn cũng đã xuất hiện ở hầu khắp các nền văn hóa trên thế giới, cả ở phương Đông lẫn phương Tây.

Swastika ruong lua my văn minh cổ đạiChữ Vạn (卍) xoay tròn tạo hình xoắn ốc. Tác phẩm bí ẩn trên ruộng lúa mỳ. (Ảnh: Internet)

5. Biểu tượng trái thông: Hiện diện trên khắp các nền văn hóa trên thế giới

văn minh văn minh cổ đại(Ảnh: Internet)

Từ La Mã cổ đại tới Lưỡng Hà cổ đại, trái thông khẳng định là một trong những biểu tượng bí ẩn nhất trong nghệ thuật và kiến trúc cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, biểu tượng trái thông hướng tới mức độ cao nhất của khả năng giác ngộ tâm linh, một điều đã được công nhận bởi hầu hết các nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu. Nó xuất hiện trên các công trình và nghệ thuật của người Indonesia, Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, và Rô-ma.

Kỳ lạ thay, trái thông dường như có một ý nghĩa tương đồng trong tất cả các nền văn hóa:

Nó tượng trưng cho một cơ quan nội tạng bị thoái hóa, hay nói đúng hơn là một con mắt thoái hóa, được y học hiện đại gọi là “tuyến tùng” hay “thể tùng”, và được dân gian gọi là … “Con mắt thứ ba”.

Xem thêm:

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch