Chỉ bằng những vật dụng đơn giản và quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như cục pin, vỏ lon nước ngọt, túi nilon, vỏ bọc kẹo cao su,…v.v.., chúng ta có thể tạo ra lửa một cách dễ dàng khi cần sử dụng lúc rắc rối. 

Lửa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nó được con người sử dụng để nấu ăn, tạo ra nhiệt, ánh sáng, tín hiệu, và lực đẩy. Ngoài ra nó cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh thái trên toàn cầu. Tác động tích cực của lửa bao gồm kích thích sinh trưởng và duy trì các hệ sinh thái khác nhau. 

Với những công cụ tạo lửa sẵn có như bật lửa hay diêm, chúng ta dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Nhưng nếu rơi vào trường hợp bế tắc và không có những vật dụng sẵn có trên,  bạn cũng có thể tạo ra lửa bằng những thứ xung quanh sẵn có.

Dưới đây là 5 cách tạo ra lửa đơn giản từ những vật dụng quen thuộc có ngay trong ngôi nhà của bạn để đề phòng khi cần đến:

1. Túi nilon đựng nước

Chắc hẳn ai cũng biết kính lúp có thể hội tụ ánh sáng và có thể đốt cháy lá cây hay giấy tạo ra lửa. Nhưng không phải ai lúc nào cũng mang bên mình một chiếc kính lúp nhưng nếu bạn có một túi nilon và nước thì cũng có thể tạo ra một chiếc kính lúp tương tự như thật. 

Chỉ cần đổ nước vào túi nilon và đem ra phơi nắng. Cũng như nguyên lý hội tụ của kính lúp, nước sẽ giúp hội tụ ánh sáng tại một điểm, khi nhiệt độ đủ cao sẽ đốt cháy được những thứ dễ bắt lửa như giấy, lá khô,… Trong trường hợp khản cấp không có nước thường, bạn cũng có thể sử dụng nước tiểu của bản thân mình. 

(Ảnh: rv camping – Avalon RV)

Video:

2. TV màn hình phẳng loại cũ

Đây cách rất khó thực hiện khi bạn đang bị lạc trong rừng hoặc trên núi với tính chất chỉ là một thí nghiệm vật lý vui. Thí nghiệm này cần dùng đến ống kính Frensel trên TV, ống kính này sử dụng những vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng có độ mỏng giảm dần từ tâm. Chính điều này giúp mặt kính màn hình TV hoạt động giống như một kính lúp khổng lồ. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi thực hiện thí nghiệm này bởi màn hình này có độ hội tụ ánh sáng cực mạnh nên rất dễ làm cháy rất nhiều thứ gây nguy hiểm đối với người làm thí nghiệm.

Video:

3. Bật lửa hết gas và giấy

Phương pháp này khá đơn giản, chỉ cần lăn phần bánh xe đánh lửa lên trên mặt giấy và thường làm trên một bề mặt phẳng và không nhấp nhô. Lúc đó, bánh xe thép sẽ ma sát với đá lửa và tạo ra những vụn đá lửa; bạn hãy thu gom những vật liệu dễ cháy đặt bên cạnh đó, dùng bật lửa hết ga quẹt lên những vụn đá lửa đó, Tuy bật lửa đã hết gas khi bạn quẹt những tia lửa nhỏ lên đó cũng khiến vụn đá bốc cháy. 

(Ảnh: Krasimir Tsonev)

Video:

4. Lon nước ngọt và sô cô la

Hoạt động tương tự dựa trên nguyên lý hội tụ ánh sáng và tích nhiệt như túi nilon chứa nước, bạn cũng có thể dùng sô cô la chà xát vào phần đáy của lon nước ngọt bằng nhôm cho sáng lên và hãy bỏ phần sô cô la này đi vì phản ứng hóa học có thể tạo ra chất độc, đặc biệt là nhôm.

Sau đó dùng vải mềm lau sạch phân đáy lon được chà xát đến khi nó có thể phản chiếu như một tấm gương đạt tiêu chuẩn. Hướng phần đáy lon này về phía Mặt Trời để tìm điểm hội tụ ánh sáng, gom những vật liệu dễ cháy như lá cây, giấy vào chỗ sao cho đáy lon có thể phản chiếu áng sáng vào đó, lúc này đáy lon như một tấm gương hội tụ và nhiệt tỏa ra có thể đốt cháy vật liệu.

(Ảnh: Healthplus.vn)

Video:

5. Miếng bọc kẹo cao su và pin

Bạn hãy chuẩn bị một cục pin tiểu 1,5 – 3V và một vài mẩu giấy bạc bọc kẹo cao su.

(Ảnh: tubefr.com)

Đầu tiên cắt chéo mảnh giấy bạc phần giữa của giấy mảnh và nhỏ khoảng 2mm. 

(Ảnh: Datos Curiosos)

Sau đó, đặt mỗi đầu giấy bạc vào 1 cực của pin để tạo ra một dòng điện nhỏ.

(Ảnh: Webtretho)

Miếng giấy bạc quá mỏng và yếu ớt không chịu năng lượng dòng điện sẽ bốc cháy. Vậy là bạn đã thành công!

(Ảnh: instructables.com)

Video:

Sơn Tùng